Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Giao trinh giao duc hoc nghe nghiep (Trang 180 - 184)

4.2.4.1. Quản lý việc thực hiện lịch giảng dạy, chơng trình dạy học, giáo án và các biểu mẫu trong dạy nghề

Sau khi xây dựng lịch giảng dạy trên cơ sở chơng trình môn học, mô đun và kế hoạch dạy học đợc khoa duyệt, hồ sơ này phải đợc giáo viên, khoa, phòng đào tạo lu giữ. Sau mỗi giáo án đợc thực hiện, giáo viên cần ghi rõ nhận xét về nội dung chơng trình, phơng pháp giảng dạy, thời lợng thực hiện và những vấn đề liên quan khác để các giáo viên tham gia giảng dạy môn học, mô đun này có tài liệu để rút kinh nghiệm.

Khoa, phòng đào tạo, bộ phận thanh tra đào tạo căn cứ chơng trình và lịch giảng dạy tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về nội dung, tiến độ để có đề xuất kịp thời cho hiệu trởng có các giải pháp quản lý đảm bảo chất lợng dạy học.

Giáo án đợc soạn theo thời lợng quy định trong thời khoá biểu (đã đợc trao đổi kỹ giữa giáo viên và cán bộ đào tạo) và theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xó hội ban hành. Giáo án phải cụ thể cho từng đối tợng dạy học, cho mỗi quá trình dạy học một môn học nhất định..

Giáo án phải đợc thông qua trong tổ bộ môn trớc khi lên lớp để thống nhất nội dung trên cơ sở thống nhất mục tiêu bài dạy.

Quản lý việc thiết kế và thực hiện đòi hỏi ngời quản lý phải am hiểu nội dung và phơng pháp giảng dạy đặc trng của môn học và phải có quan điểm là luôn động viên giáo viên trong việc tích cực nghiên cứu đổi mới phơng pháp và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học; quản lý việc thực hiện giáo án lên lớp, hớng dẫn, không chỉ là kiểm tra việc biên soạn mà còn phải thông qua dự giờ, phát phiếu hỏi đối với học sinh, kiểm tra chất lợng học tập của học sinh...đồng thời phải có cơ chế thởng phạt nghiêm minh, nếu không ngời giáo viên dễ quay trở về với phơng pháp truyền thống.

4.2.4.2. Quản lý giờ lên lớp lý thuyết

- Phải đảm bảo thực hiện chơng trình và kế hoạch đào tạo một cách nhịp nhàng, không dạy dồn, cắt xén bằng cách phổ biến cho giáo viên nắm vững chơng trình môn học, ch-

ơng trình đào tạo và yêu cầu giáo viên phải thực hiện, cần kiểm tra sổ báo bài giảng (sổ đầu bài), kiểm tra giờ lên lớp, kiểm tra học sinh ghi bài.

- Xây dựng môi trờng học tập thuận lợi đối với ngời học, thiết lập và duy trì quan hệ dân chủ gia ngời ngời học với ngời học và ngời học với ngời dạy. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vớng mắc để quá trình dạy học không bị gián

đoạn.

- Giáo dục tinh thần, thái độ và ý thức học tập, rèn luyện của học sinh - sinh viên, tạo động lực cho việc học đạt kết quả tốt. Những chủ trơng về vấn đề này phải đợc thể hiện trong nội quy, quy chế nhà trờng và trong từng lĩnh vực của

hoạt động dạy học và giáo viên phải thống nhất theo quan

®iÓm chung.

- Xây dựng nề nếp học tập, rèn luyện của học sinh trong mọi nơi: lớp học, ở trờng, ở nhà; mọi khâu: chuẩn bị bài, tổ chức học tập, hớng dẫn sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học chung và riêng...;tổ chức hợp lý các hoạt động ngoài giê.

- áp dụng các hình thức động viên tinh thần học tập của học sinh bằng các phong trào thi đua.

- Tổ chức và giám sát thờng xuyên các hoạt động của học sinh, sinh viên trong giờ lên lớp. Kết hợp giám sát của giáo viên với tự giám sát của ngời học nhằm nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm.

4.2.4.3. Quản lý quá trình hớng dẫn thực hành nghề

- Đề cơng, giáo án phải đợc chuẩn bị chi tiết theo chơng trình, trong đó phải đặc biệt chú ý các bài tập ứng dụng phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy.- Quá trình hớng dẫn thực hành nghề phải thể hiện đợc tính mẫu mực, quy chuẩn trong thao tác động tác, phải bao quát lớp để có hớng dẫn cụ thể cho những học sinh yếu nhng không làm thay. Truyền

đạt kinh nghiệm nhng không nên bỏ qua quy trình cơ bản.

Không nhất thiết phải làm cho học sinh hiểu rõ nguyên lý mới thực hành.

- Giáo dục tinh thần tiết kiệm trong sử dụng vật t, nguyên nhiên liệu, tinh thần bảo vệ của công đặc biệt là những chi tiết, linh kiện quý hiếm. - Giáo dục ý thức và tác phong công nghiệp, chú ý việc bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

4.2.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả

học tập của học sinh

Một quá trình kiểm tra, đánh giá đợc thực hiện để nhằm chủ yếu đo mức độ đạt đợc các mục tiêu. Kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập của học sinh là so sánh, đối chiếu kiến thức, kĩ năng, thái độ thực tế đạt đợc ở ngời học sau một quá trình học tập với một kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học. Sản phẩm của dạy học, của lao động s phạm trên lớp học, trong phòng thí nghiệm, xởng trờng, bãi tập.v.v... là phức tạp và rất khó xác định, bởi vì sản phẩm ấy là những ngời học đã thay đổi ít hoặc nhiều trong phẩm chất và năng lực của họ sau một thời gian học tập nhất định.

Sản phẩm đó chính là kết quả học tập của học sinh, thành tố chủ yếu tạo nên chất lợng của hoạt động dạy học trong nhà trêng.

Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh có thể nhằm vào mục đích nh: thông báo kết quả học tập và rèn luyện, chỉ ra sự tiến bộ của học sinh trong việc học tập rèn luyện, thông báo kết quả cho gia đình, làm căn cứ để đánh giá cán bộ giảng dạy, đánh giá chơng trình để giúp cho các cấp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục và có quyết định phù hợp thực tiễn.

Nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập của học sinh, sinh viên bao gồm: Quản lý thiết kế và bảo mất đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra đánh giá, thông báo và lu trữ hồ sơ đánh giá.

Trong quá trình dạy học nghề, kiểm tra, kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập không chỉ là hoạt động chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó có ảnh hởng nhất định với việc ra quyết định của giáo viên. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng không những đối với giáo viên mà còn có ý nghĩa

hết sức thiết thực đối với cả ngời học và những ngời làm công tác quản lý hoạt động dạy học.

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh giúp cho nhà quản lý biết đợc hiện trạng kết quả học tập thực tế của học sinh đang nh thế nào, ở mức độ nào. Đó là những thông tin cần thiết để nhà quản lý so sánh, đối chiếu với các mục tiêu đã vạch ra khi xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục và đào tạo. Từ đó nhà quản lý đa ra những nhận định xem mục tiêu đã đặt ra có phù hợp không, việc tổ chức triển khai, việc sử dụng những phơng pháp, ph-

ơng tiện quản lý nh đã áp dụng liệu đã hợp lý hay cha, kết quả học tập có nh mong muốn hay không.v.v

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh cung cấp những bằng chứng cho nhà quản lý có cơ sở

đa ra những quyết định, quy định hoặc xây dựng kế hoạch cải tiến, hoàn thiện nội dung hay chỉ đạo đổi mới ph-

ơng pháp dạy học. Trong quá trình dạy học nghề, vấn đề sử dụng tài liệu nào, phơng pháp, phơng tiện dạy học nào là thích hợp, phải đợc thực thi và có những kết quả. Kết quả

này thông qua đánh giá để đi đến quyết định là nên tiếp tục hay thay đổi hoặc cải tiến.

Một phần của tài liệu Giao trinh giao duc hoc nghe nghiep (Trang 180 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w