3.1. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của VSV
3.1.3. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của
Việc cung cấp phân bón đầy đủ, đúng liều lượng cho cây sẽ đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, cho nhiều búp, giúp cây chè phục hồi nhanh sau mỗi đợt thu hái, giúp bộ khung tán chè phát triển tốt, tạo ra sự đồng đều, dễ chăm sóc cho các lô chè.
Do sản phẩm thu hoạch chính của cây chè là búp và lá non nên khi sử dụng phân vô cơ sẽ cho thấy tác động năng suất tăng nhanh. Tuy nhiên sử dụng phân đạm vô cơ trong nhiều năm liên tiếp mà không bổ sung phân hữu cơ sẽ làm cho đất trở nên chai cứng, hiệu lực phân bón giảm. Vì vậy, thay thế một phần phân vô cơ bằng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh để cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng hiệu lực phân bón đang được áp dụng cho nhiều loại cây trồng.Trong phần này, để đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của sinh vật hại chè, một phần phân bón vô cơ đã được thay thế bằng một lượng phân bón hữu cơ vi sinh.
3.1.3.1. Điều tra thành phần sâu hại chính và thiên địch trên chè tại Phú Hộ
Thành phần loài sâu hại chính trên chè tại Phú Hộ
Thực hiện điều tra, đánh giá tình hình sâu hại trên chè trước khi tiến hành các nghiên cứu kỹ thuật bón phân nhằm phân tích, xác định những đối tượng gây hại chủ yếu. Kết quả điều tra cho thấy, có 29 loài sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ, thuộc 9 bộ côn trùng và nhện hại, bao gồm:
- Bộ Acarina: Có 5 loài thuộc 4 họ, trong đó gây hại chủ yếu là Oligonyclus coffeae Nietner.
- Bộ Coleoptera: Có 2 loài thuộc 2 họ khác nhau là Curculinidae và Scarabacidae, đáng chú ý trong số này là loài bọ hung hại rễ chè.
- Bộ Diptera: Có 1 loài thuộc họ Chloropidae
- Bộ Hemiptera: Có 5 loài thuộc 4 họ, trong đó đáng chú ý nhất là loài bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse có gây hại nghiêm trọng đến chè
- Bộ Homoptera: Có 4 loài thuộc 4 họ, trong đó có loài Empoasca flavescens Fabr. thuộc họ Ciadellidae chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến rệp sáp
- Bộ Isoptera: Có 1 loài mối Odontotermes formosanus Shiraki thuộc họ Termitidae, ăn gỗ tươi
- Bộ lepidoptera: Có 8 loài thuộc 7 họ
- Bộ Orthoptera: Có 2 loài thuộc 2 họ, những loài thuộc bộ này không gây hại đáng kể nào
- Bộ Thysanoptera: Có 1 loài Physothrips setiventris Bagnall thuộc họ Thripidae.
Bảng 3.6: Thành phần sâu hại chè tại Phú Thọ
TT Tên
Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ phận
gây hại
Mức độ phổ biến Bộ Acarina
1. Nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner Tetranychidae Lá non +++
2. Nhện đỏ tươi Brevipalpus phoenicis Green Tenuipalpidae Lá + 3. Nhện sọc (hồng) Calacarus carinatus Green Eriophyidae Lá non ++
4. Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Bank. Tarsonemidae Lá non + 5. Nhện vàng Hemitarsonemus latus Bank Tarsonemidae Lá non + Bộ Coleoptera
6. Bọ hung Anomala expansa Bates Scarabaeidae Rễ +
7. Câu cấu xanh Hypomeces squamosus Fabr. Curculionidae Lá + Bộ Diptera
8. Ruồi đục quả Oscinis theae Bigot. Chloropidae Lá + Bộ Hemiptera
9. Bọ xít dài Leptocorisa varicornis Fabr. Coreidae Búp, lá + 10. Bọ xít hoa Poecilocoris latus Dallas Scutellaridae Lá + 11. Bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse Miridae Búp, lá non ++
12. Bọ xít nâu hai
vai nhọn Cletus punctiger Dallas Coreidae Búp, lá + 13. Bọ xít xanh Nezara viridula Lineaus Pentatomidae Lá + Bộ Homoptera
14. Bọ phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius Aleyrodidae Búp, lá + 15. Rệp sáp trắng Ferrisia chinonaspis theae Coccidae Lá, cành, ++
TT Tên
Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ phận
gây hại
Mức độ phổ biến
Maskell thân
16. Rầy xanh Empoasca flavescens Fabr. Cicadellidae Búp, lá non +++
17. Rệp muội Toxoptera aurantii Boyer de
Fonscolombe Aphididae Búp, lá non ++
Bộ Isoptera
18. Mối Odontotermes formosanus
Shirraki Termitidae Lá +
Bộ Lepidoptera
19. Bọ nẹt xanh Parasa lepida Gramer Limacodiidae Lá + 20. Sâu cuốn búp Homona coffearia Niet Tortricidae Búp + 21. Sâu đo Biston suppressaria Guence Geometridae Lá + 22. Sâu cuốn lá non Gracillaria theivora
Walsingham Gracillariidae Lá non +
23. Sâu đục thân đỏ Zeuzera coffeae Nietner Cossidae Thân, cành + 24. Sâu kèn tổ lá Acanthopsyche suberalbata
Hmps. Psychidae Lá +
25. Sâu kèn mái chùa Pagodia hekmeyeri Heyl. Psychidae Lá + 26. Sâu xếp lá Agriophora rhombata Meyr. Tineidae Lá + Bộ Orthoptera
27. Dế dũi Grillotalpa orientalis Burm Gryllotalpidae Lá + 28. Dế mèn Gryllus occipitallis Serv. Grillidae Lá non, rễ + Bộ Thysanoptera
29 Bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall Thripidae Búp, lá non +++
Ghi chú:+ Ít phổ biến (<30%); ++ Tương đối phổ biến (30-60%); +++ Rất phổ biến (>60%)
Các kết quả điều tra ở trên cho thấy sự đa dạng về thành phần loài sâu, nhện hại trên chè tại Phú Thọ. Kết quả này cơ bản tương đồng với các nghiên cứu trước đó [18], [19], [20],[33], [35], [41]. Các đối tượng gây hại chủ yếu là rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ và bọ xít muỗi. Rầy xanh gây hại bằng cách tác động trực tiếp đến búp chè, khi gặp điều kiện khô nóng, đầu búp chè và mép lá non sẽ bị cháy, quăn và
khô, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè thu hoạch. Bọ trĩ có tác động làm cho búp chè bị "chùn" lại, thô cứng, lá non bị biến dạng và không phát triển được. Đối với nhện đỏ, thường xuất hiện thành dịch khi gặp điều kiện khô nóng kéo dài. Ngoài ra, rệp sáp trắng và rệp muội cũng xuất hiện khá phổ biến.
Thành phần thiên địch của sâu hại trên chè tại Phú Hộ
Các loài thiên địch có trong tự nhiên, xuất hiện trong hệ sinh thái là một thành phần quan trọng trong điều hòa quần thể sâu, nhện hại. Cây chè sống trong môi trường sinh thái tự nhiên giữ vai trò là điều kiện ngoại cảnh, điều kiện nơi cư ngụ và cũng là nguồn thức ăn chính của sâu, nhện hại, do vậy, bản thân cây chè cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thành phần sâu, nhện hại và cả thiên địch của chúng.
Thiên địch đóng vai trò chủ đạo trong việc điều khiển số lượng sâu, nhện hại một cách tự nhiên, do vậy chúng được coi là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp. Tùy vào điều kiện sinh thái, thời gian, địa hình khác nhau mà thành phần các loài thiên địch cũng khác nhau. Trong quá trình điều tra, đánh giá thành phần thiên địch đối với sâu, nhện hại chè tại Phú Hộ đầu năm 2013 đã thu được 19 loài côn trùng, nhện bắt mồi và ký sinh trùng, thuộc 8 bộ khác nhau.
Các kết quả điều tra cụ thể như sau:
Bảng 3.7: Thành phần thiên địch sâu hại chè tại Phú Thọ
TT Tên
Việt Nam Tên khoa học Họ Vật mồi Mức độ
phổ biến Bộ Acarina
1. Nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp. Phytoseiidae Nhện nhỏ hại chè + Bộ Araneida
2. Nhện gập lá Clubiona japnicolla Boes. et Str. Clubionidae Rầy xanh + 3. Nhện hàm dài Tetragnatha maxilloxa Thorell Tetragnathidae Rầy xanh ++
4. Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae Rầy xanh, sâu
non cánh vẩy ++
5. Nhện lùn Atypena formosana sp. Linyphiidae Rầy xanh + 6. Nhện sói Pardosa pseudoannulata
Boes. et Str. Lycosidae Rầy xanh +
7. Nhện vân lưng
hình mác Argipe catenulata Doles chall Araneidae Rầy xanh, bọ trĩ +
TT Tên
Việt Nam Tên khoa học Họ Vật mồi Mức độ
phổ biến Bộ Coleoptera
8. Kiến ba khoang Paederus fuscipes Curtis Strophylinidae Rầy, sâu non
cánh vảy ++
9. Bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr. Coccinellidae Rệp muội, sâu
non cánh vảy ++
10. Bọ rùa nhỏ Stethorus sp. Coccinellidae Rệp muội,
rầy xanh + 11. Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
Fabr. Coccinellidae Rệp muội, rầy
xanh +
12. Bọ rùa chữ
nhân Coccinella transversalis Coccinellidae Rệp muội,
trứng +
Bộ Diptera
13. Ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris Fabr. Syrphidae Rệp muội + Bộ Hemiptera
14. Bọ xít ăn sâu Orius sauteri Popius Anthocoridae Bọ trĩ, trứng rầy + Bộ Hymenoptera
15. Ong kén trắng
nhỏ Apanteles sp. Braconidae Ký sinh sâu
non cuốn búp + 16. Ong ký sinh rệp Lysiphlebus sp. Aphidiidae Ký sinh rệp muội + 17. Ong vàng ký
sinh nhộng Xanthopimpla sp. Ichneumonidae Ký sinh nhộng bọ cánh vảy + Bộ Mantodea
18. Bọ ngựa Empusa unicornis Mantidae Rệp muội, bọ
xít muỗi + Bộ Odonata
19. Chuồn chuồn kim
Agriomis femina femina
Brauer Coenagridae Sâu non, bọ
cánh vảy ++
Ghi chú:+ Ít phổ biến (<30%); ++Tương đối phổ biến (30-60%); +++ Rất phổ biến (>60%)
Theo kết quả thu được ở bảng 3.7 có thể nhận thấy, loài thiên địch của rầy xanh chiếm tỷ lệ cao nhất, chủ yếu là các loài thuộc bộ nhện lớn. Điều này có thể được giải thích do sự xuất hiện của rầy xanh nhiều hơn so với các sâu hại khác. Rầy xanh có đặc điểm là rất khó bị tiêu diệt khi ở giai đoạn trưởng thành, mọi tác động bao gồm cả phun thuốc và các biện pháp kỹ thuật khác (hái chè, sửa tán) đều không ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài này.
Trong sản xuất cần có những biện pháp tác động làm tăng số lượng loài thiên địch để có thể điều tiết được thành phần và mức độ gây hại của sâu hại trên nương chè. Một trong những biện pháp làm thay đổi thành phần sâu hại cũng như thiên địch là sử dụng phân bón và chế độ bón phân hợp lý giúp cây chè sinh trưởng và phát triển khỏe.
3.1.3.2. Ả nh hư ở ng củ a việ c bón thay thế lư ợ ng phân khoáng bằ ng phân hữ u cơ vi sinh (tính bằ ng lư ợ ng bón) đ ế n sự biế n đ ộ ng củ a các sinh vậ t hạ i chính trên chè LDP1
Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động mật độ của rầy xanh trên chè LDP1
Rầy xanh phá hoại quanh năm trên nương chè nhưng số lượng lại tăng giảm theo từng thời gian trong năm. Theo dõi sự biến động về mật độ của rầy xanh tại Phú Thọ trên các công thức thí nghiệm trong các năm 2013-2015 cho thấy: mật độ rầy xanh ở tháng 1 khá thấp, từ tháng 2 bắt đầu tăng và tăng nhanh trong tháng 3-4, đạt đỉnh cao vào tháng 5. Qua đỉnh phát triển vào tháng 5, mật độ rầy xanh giảm dần ở các tháng 6, 7, 8, sau đó lại tiếp tục tăng trở lại vào các tháng 9, 10 và giảm dần từ tháng 11-12 (Hình 3.3). Tháng 11-12 mật độ rầy giảm dần do chè vào giai đoạn nghỉ, hết vụ và chuẩn bị đốn. Rầy xanh xuất hiện vào tháng 12 chủ yếu là rầy trưởng thành, thời gian này không thu hái búp chè và cũng không áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nào.
Hình 3.3: Biến động mật độ rầy xanh qua các tháng trong các năm 2013-2015 (con/khay). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê được tính toán bằng kiểm tra Tukey HSD, phần mềm R. Dấu hoa thị chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa công thức thí nghiệm với đối chứng ở tháng tương ứng, với độ tin cậy P < 0,05. CT1 (đối chứng): 300N + 100P2O5 + 100K2O (Nền); CT2: 70% Nền + 30% N bằng phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh; CT3: Nền + 30% N bằng phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh; Liều lượng quy đổi 30% N bằng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh là 1.600 kg/ha/năm. Bón 2 lần/năm.
Hình 3.3 cho thấy các công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng đến mật độ rầy xanh, đặc biệt ở những tháng cao điểm. CT3 có mật độ rầy xanh thấp nhất, tiếp đến là CT2 và cao nhất là CT1 ở hầu hết các tháng trong năm. Ở tháng cao điểm trong năm, sự khác biệt về mật độ rầy xanh giữa CT3 và đối chứng (CT1) là có ý nghĩa, với 11,7 con/khay ở CT3 và 16,1 con/khay ở CT1. Cũng trong tháng 5, mặc dù mật độ rầy xanh ở CT2 thấp hơn so với đối chứng nhưng sự khác biệt này không thực sự có ý nghĩa. Kết quả này cho thấy sự phát sinh và gây hại của rầy xanh có mức độ hại nhẹ hơn ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh. Việc bón phân hữu cơ vi sinh có thể đã cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ tốt để cây chè phát triển khỏe, có khả năng chống chịu tốt với sự phát triển của sâu bệnh. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy các loại phân bón khác nhau cũng dẫn đến những thay đổi về khả năng chống chịu sinh vật hại ở cây trồng. Phân hoá học có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sự cân bằng các yếu tố dinh dưỡng trong cây, và việc sử dụng quá mức có khả năng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, do đó giảm sức đề kháng với côn trùng và sâu bệnh. Trái lại, sử dụng phân bón hữu cơ có thể giảm sự tấn công của côn trùng gây hại [128]. Sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng chất hữu cơ trong đất và hoạt động của vi sinh vật, giải phóng dần dần các chất dinh dưỡng, không làm tăng nồng độ nitơ trong mô thực vật, do đó cho phép thực vật có được dinh dưỡng cân bằng hơn, qua đó tăng sức đề kháng đối với sinh vật hại [54].
Ngoài ra, do điều kiện nắng hạn trong năm 2015 nên sự phát triển của rầy xanh cũng nhiều hơn so với các năm 2013, 2014 (năm 2015 tổng số giờ nắng cả năm cao hơn và tổng lượng mưa của cả năm thấp hơn so với các năm 2013 và 2014 - Phụ lục 1.4). Tuy nhiên, các CT2, CT3 vẫn duy trì được sự phát triển của cây chè với mật độ rầy xanh ở mức thấp hơn so với CT1. Theo số liệu ở trên, rầy xanh đã
gây thành dịch nghiêm trọng vào các tháng 4, 5, 6 và tháng 9 ở CT1. Với CT2, số lần xảy ra dịch rầy xanh là tháng 5, 6, trong khi đó ở CT3 dịch xảy ra cao điểm vào tháng 5. Việc xuất hiện dịch vào các tháng 4, 5 và kéo dài qua tháng 6 ảnh hưởng nhiều đến sản lượng chè trong năm do đây là thời gian cây chè bắt đầu hồi phục sau thời gian ngừng sinh trưởng qua đồng, sau đốn.
Từ tháng 11, 12 cho đến tháng 1 năm sau, mật độ rầy giảm do chè vào giai đoạn nghỉ, hết vụ và chuẩn bị đốn. Rầy xanh xuất hiện vào tháng 12 chủ yếu là rầy trưởng thành, thời gian này không thu hái búp chè và cũng không áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệp [42] cho biết vòng đời của rầy xanh hại chè trải qua 3 pha phát dục khác nhau (pha trứng, pha sâu non và pha trưởng thành). Thời gian từ trứng đến kết thúc sâu non là 13-23 ngày tùy theo mùa, pha sâu non của rầy xanh hại chè có 5 tuổi khác nhau và thời gian phát dục của mỗi tuổi dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường. Khi rầy xanh hóa vũ, chuyển sang giai đoạn trưởng thành, ở giai đoạn này rầy hoạt động nhanh nhẹn, có thể di chuyển bằng cánh (bay) hoặc chân (bò) nên dễ dàng lan truyền thành dịch hại trên vườn chè. Chính vì vậy, giai đoạn sâu non là giai đoạn cần thiết phải kiểm soát và tác động ngăn dịch đối với rầy xanh.
Trên nương chè luôn tồn tại song song các pha sinh trưởng của rầy xanh, do vậy cần xác định rõ mối quan hệ giữa rầy non và rầy trưởng thành để lựa chọn thời gian tốt nhất phòng dịch.
Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa rầy non và rầy trưởng thành và tỷ lệ búp chè bị hại trên chè LDP1 tại Phú Thọ (trung bình 3 năm, 2013-2015)
Tháng
CT3 CT2 CT1
RN
(con/khay)
RTT
(con/khay)
TLH
(%)
RN
(con/khay)
RTT
(con/khay)
TLH
(%)
RN
(con/khay)
RTT(con/
khay)
TLH
(%) 3 2,61 3,61 36,0b 2,33 4,15 39,6a 1,97 2,14 38,6a 4 3,34 3,22 41,1a 2,78 3,65 40,4a 3,42 3,26 42,1a 5 10,3 2,48 46,6c 11,4 3,06 49,1b 14,3 2,76 53,1a 6 3,48 2,33 40,1b 3,78 3,89 42,9ab 4,51 2,15 45,2a 7 2,72 1,41 32,1a 5,60 1,89 36,5a 4,58 2,18 35,7a 8 2,04 2,48 23,6a 2,20 2,1 24,4a 1,78 2,0 25,7a 9 2,18 3,14 25,5b 3,67 2.22 29,8a 2.86 2,41 28,7a
10 4,06 2,0 29,5b 4,65 1,18 30,0b 5,01 2,34 35,1a 11 4,45 1,31 34,9a 4,88 2,16 36,4a 5,25 1,16 37,6a 12 3,79 2,51 31,3a 4,06 3,00 32,1a 5,14 2,45 32,9a
Ghi chú: - RN: rầy non; - RTT: Rầy trưởng thành; - TLH: tỷ lệ hại; - Tháng 1,2: Không theo dõi. Số liệu là giá trị trung bình của ba năm. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê được tính toán bằng kiểm tra Tukey HSD, phần mềm R.Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) giữa các công thức ở tháng tương ứng.
Số liệu tại bảng 3.8 cho thấy mối quan hệ giữa số rầy non và rầy trưởng thành tại cùng một thời điểm với tỷ lệ búp chè bị hại. Mật độ rầy xanh (rầy non) và tỉ lệ búp bị hại cao nhất ở tháng 5 ở cả ba công thức thí nghiệm. Ở thời điểm này, mật độ rầy và tỉ lệ búp bị hại thấp nhất ở CT3 và cao nhất ở CT1. Cụ thể CT1 (đối chứng) 14,3 con/khay; CT2: 11,4 con/khay; CT3: 10,3 con/khay. Sau đó, mật độ rầy giảm dần từ tháng 6 và tăng trở lại từ tháng 10.
Mối quan hệ giữa mật độ rầy và tỉ lệ búp bị hại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, ảnh sáng, nguồn thức ăn. Mật độ rầy tăng mạnh vào các tháng 4, 5 là do nhiệt độ (20-25oC), độ ẩm (80%), ánh sáng (yếu) của môi trường ở thời điểm này thích hợp cho sự phát triển của rầy [42]. Nguồn thức ăn là búp chè cũng phát triển mạnh do đã qua thời gian ngủ nghỉ. Ở các tháng 6, 7, 8 mật độ rầy giảm dần có thể do nhiệt độ không khí tăng cao, không thích hợp cho sự phát triển của rầy. Ngoài ra, ở thời kì này, mật độ một số loài khác như nhện đỏ, bọ trĩ cũng tăng dẫn tới sự cạnh tranh về nguồn thức ăn. Đây có thể là những yếu tố dẫn đến mật độ rầy giảm và tỉ lệ búp bị hại do rầy theo đó cũng giảm theo. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy sự tăng, giảm mật độ rầy xanh trong năm ở cả ba công thức thí nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó [18], [41]. Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý, bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh cũng góp phần tăng khả năng chống chịu của cây, vì vậy có ảnh hưởng đến mật độ và diễn biến mật độ của rầy xanh hại chè.
Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động mật độ bọ trĩ trên chè LDP1