Ảnh hưởng của cây che bóng đến một số sâu hại chính trên chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ (Luận án tiến sĩ) (Trang 115 - 122)

3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng đến sự biến động của sinh vật hại chè và sự phát triển của cây chè

3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến một số sâu hại chính trên chè

Các loại cây trồng xen trong vườn chè có tác dụng che bóng cho cây chè, giữ ẩm, giữ nhiệt cho đất, chống xói mòn đất, quản lí cỏ dại,... Một số loài cây trồng xen còn có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng gây hại cho cây chè. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc trồng cây che bóng trên các nương chè có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của một số loại sâu hại chính trên chè. Mức độ bị hại của cây chè khi có cây che bóng cũng phụ thuộc vào giống chè. Nghiên cứu này sử dụng cây muồng lá nhọnlàm cây che bóng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của loại cây che bóng này đến một số sâu hại chính trên giống chè LDP1. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các bảng 3.27, 3.28, 3.29 và 3.30.

3.4.1.1. Diễn biến phát sinh rầy xanh hại trên các thí nghiệm

Sự phát sinh của rầy xanh qua các tháng trên những nương chè trồng cây che bóng hoặc không trống cây che bóng được theo dõi và kết quả được trình bày ở bảng 3.27a.

Bảng 3.27a: Diễn biến phát sinh rầy xanh hại chè (con/khay) Thí

nghiệm

Tháng

3 4 5 6 7 8 9 10 11

CT1 5,27a 6,60a 8,07a 8,20a 10,40a 20,80a 18,30a 8,00a 4,50a CT2 5,50a 6,28a 6,63b 6,61b 11,08a 14,40b 9,85b 6,55b 4,25a CT3 5,33a 6,47a 7,36ab 7,21b 10,65a 16,38b 13,62b 7,29a 4,56a

Ghi chú:Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức với độ tin cậy P < 0,05 ở tháng tương ứng. CT1: Không có cây che bóng trên vườn chè; CT2: Có sử dụng cây che bóng là muồng lá nhọn, mật độ 250 cây/ha. CT3: Cây che bóng là muồng lá nhọn với mật độ 150 cây/ha kết hợp cây che bóng tầng cao trồng dọc đường biên.

Kết quả điều tra diễn biến sự phát sinh gây hại của rầy xanh cho thấy, mật độ rầy xanh hại ở các công thức thí nghiệm là tương đối giống nhau ở hầu hết các tháng theo dõi. Rầy xanh hại nặng thời kỳ chè sinh trưởng từ tháng 3 đến tháng 10, cao điểm của đợt xuất hiện rầy xanh là tháng 7, 8 và tháng 9. Tuy nhiên, rầy xanh xuất

hiện ở CT2 và CT3 ít hơn so với CT1, đặc biệt là hai tháng 8, 9. Cụ thể, mật độ rầy xanh đạt 20,8 con/khay vào tháng 8 và 18,3 con/khay vào tháng 9 ở CT1, trong khi mật độ rầy xanh lần lượt là 14,4 con/khay vào tháng 8 và 9,85 con/khay vào tháng 9 ở CT2, 16,38 con/khay vào tháng 8 và 13,62 con/khay vào tháng 9 ở CT3. Sự khác nhau về mật độ rầy xanh ở hai tháng này giữa hai công thức thí nghiệm có trồng cây che bóng và công thức đối chứng (không trồng cây che bóng) là có ý nghĩa thống kê.

Mặc dù mật độ rầy xanh ở hai nghiệm thức có trồng cây che bóng ở hầu hết các tháng (trừ tháng 10) không khác biệt có ý nghĩa nhưng mật độ rầy xanh ở CT2 (nghiệm thức có sử dụng cây muồng với mật độ dầy hơn - 250 cây/ha) thấp hơn so với mật độ rầy xanh ở CT3 (mật độ muồng là 150 cây/ha).

Bảng 3.27b: Sự khác nhau về mật độ rầy xanh hại trên các thí nghiệm (con/khay)

Năm CT1 CT2 CT3

2014 10,02aA 9,42aA 9,67aA

2015 10,27aA 6,63bB 6,92bB

Ghi chú:Các chữ cái hoa chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức trong cùng một năm.

Các chữ cái thường chỉ ra sự khác nhau giữa hai năm 2014 và 2015 trong cùng một công với độ tin cậy P < 0,05.

Bảng 3.27b cho thấy mật độ rầy xanh không khác nhau trong hai năm 2014 và 2015 ở CT1 (nương chè không trồng cây che bóng) và CT3 (nương chè trồng cây muồng làm cây che bóng với mật độ 150 cây/ha kết hợp cây tầng cao trồng ở đường biên). Trái lại, việc áp dụng trồng xen cây muồng làm che bóng trong nương chè với mật độ 250 cây/ha (kết quả theo dõi năm 2015) đã làm giảm mật độ rầy xanh hại chè và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có thể do ảnh hưởng thời tiết khi mà năm 2014 có tổng số giờ nắng trong năm (1283 giờ) thấp hơn so với năm 2015 (1455 giờ). Vì vậy, khi mật độ trồng cây che bóng phù hợp như ở CT2 đã giúp hạn chế sự phát triển của rầy xanh. Ngoài ra, trong năm 2014, sự khác nhau về mật độ rầy xanh không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, trong khi ở năm 2015, mật độ rầy xanh ở nghiệm thức có trồng cây che bóng thấp hơn so với mật độ rầy xanh ở nghiệm thức đối chứng.

3.4.1.2. Diễn biến phát sinh bọ trĩ hại chè

Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ bọ trĩ trên nương chè cũng được nghiên cứu. Kết quả theo dõi sự phát sinh bọ trĩ hại chè qua các tháng trong năm được trình bày ở bảng 3.28.

Bảng 3.28a: Diễn biến phát sinh bọ trĩ hại chè qua các tháng (con/búp) Thí

nghiệm

Tháng

3 4 5 6 7 8 9 10 11

CT1 1,61a 3,92a 5,44a 2,87a 3,66a 3,55a 2,36a 1,97a 0,74a CT2 1,37a 3,31a 2,91b 2,26b 3,43a 2,85b 1,75a 1,18b 0,65a CT3 1,42a 3,67a 4,18c 2,65ab 3,49a 3,16ab 1,89a 1,53a 0,61a

Ghi chú:Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức với độ tin cậy P < 0,05 ở tháng tương ứng.

Diễn biến phát sinh gây hại của bọ trĩ được theo dõi từ tháng 3 đến tháng 11 trình bày ở bảng 3.28a cho thấy bọ trĩ xuất hiện trong thời gian chè sinh trưởng từ tháng 3 đến tháng 10, tương tự như rầy xanh. Trong năm bọ trĩ có hai lần xuất hiện thành cao điểm, lần thứ nhất vào tháng 4-5 và lần thứ hai vào tháng 7-8. Mức độ gây hại nặng nhất của bọ trĩ là thời điểm nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp (thời tiết khô), đây cũng là điều kiện làm cho cây chè dễ bị tổn thương nhất.

Mật độ bọ trĩ ở CT2 đạt cao nhất vào tháng 7 (3,43 con/búp), ở CT3 đạt cao nhất vào tháng 5 (4,18 con/búp) và đều thấp hơn so với cao điểm xuất hiện dịch ở CT1 vào tháng 5 (5,44 con/búp). Ở thời điểm tháng 5, mặc dù mật độ bọ trĩ ở hai nghiệm thức có trồng cây che bóng (CT2 và CT3) thấp hơn so với đối chứng, nhưng mật độ bọ trĩ xuất hiện ở CT3 (4,18 con/búp) nhiều hơn mật độ bọ trĩ ở CT2 (2,91 con/búp) và sự khác nhau này là có ý nghĩa. Các khoảng thời gian khác trong năm, mật độ bọ trĩ trên chè ở CT2 và CT3 cũng luôn thấp hơn so với CT1.Mật độ bọ trĩ thấp ở các nghiệm thức trồng cây che bóng có thể do tác động tích cực của cây che bóng mang lại, đó là làm giảm cường độ sáng và nhiệt độ trên nương chè, những yếu tố bất lợi cho sự phát triển của loại sâu hại này. Ở tháng cao điểm trong năm (tháng 5), mật độ bọ trĩ thấp nhất ở CT2 có thể do nghiệm thức này có mật độ trồng cây muồng lá nhọn thích hợp (250 cây/ha). Cùng thời điểm này, mật độ bọ trĩ ở CT3 thấp hơn so với đối chứng, nhưng vẫn cao hơn so với mật độ bọ trĩ ở CT2. Kết quả này có

thể do mật độ trồng cây muồng lá nhọn thưa hơn (150 cây/ha) và dù có thêm cây che bóng tầng cao trồng dọc đường biên nhưng chưa đủ tạo ra môi trường hoàn toàn bất lợi cho sự phát triển của bọ trĩ.

Các kết quả so sánh mật độ bọ trĩ hại chè ở các công thức thí nghiệm trong hai năm theo dõi được thể hiện ở bảng 3.28b.

Bảng 3.28b: Sự khác nhau về mật độ bọ trĩ hại chè trên các thí nghiệm (con/búp)

Năm CT1 CT2 CT3

2014 2,65a 2,05b 2,32c

2015 2,84a 2,17b 2,46ab

Ghi chú:Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các công thức trong cùng một năm, với độ tin cậy P < 0,05.

Qua hai năm theo dõi nhận thấy mật độ bọ trĩ không có sự biến động lớn trên cùng một thí nghiệm, tuy nhiên, ở CT2 và CT3 luôn có mật độ bọ trĩ thấp hơn so với CT1 và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả này cho thấy trồng cây che bóng có tác động tích cực đến việc hạn chế sự phát sinh của bọ trĩ, cụ thể làm giảm mật độ bọ trĩ hại chè so với không trồng cây che bóng.

3.4.1.3. Diễn biến phát sinh bọ xít muỗi hại chè

Kết quả điều tra bọ xít muỗi hại chè tại các công thức thí nghiệm cho thấy tỷ lệ búp chè bị bọ xít muỗi hại ở CT2 có xu thế cao hơn so với CT1. Diến biến mức độ hại của bọ xít muỗi cho thấy tập trung hại từ tháng 4 đến cuối kỳ sinh trưởng chè, mức độ hại cao điểm vào tháng 7-11, đây là giai đoạn mùa mưa và có sương làm cho búp chè càng dễ bị ảnh hưởng nặng hơn. Tỉ lệ búp bị hại cao nhất vào tháng 11 ở cả ba công thức (với 26,54% ở CT2 và 24,87 ở CT3- các công thức có cây che bóng và 22,93% ở CT1 - không có cây che bóng. Các tháng 8, 9, 10 có tỉ lệ búp bị hại khá cao ở CT2 (hơn 15%) cao hơn so với CT1 (tỉ lệ búp bị hại từ 9-13%).

Bảng 3.29: Tỷ lệ búp chè bị hại (%) qua các tháng theo dõi Thí

nghiệm

Tháng

4 5 6 7 8 9 10 11

CT1 0,56a 0,56a 2,97a 6,16a 9,23a 10,37a 13,08a 22,93a

CT2 2,75b 2,31b 5,28b 11,89b 16,89b 19,09b 18,18b 26,54a CT3 2,15c 1,87b 4,56b 10,84b 14,62c 17,39b 16,6b 24,87a

Ghi chú:Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai công thức trong cùng một tháng, với độ tin cậy P < 0,05.

Kết quả ở bảng trên cũng cho thấy, ở hai nghiệm thức sử dụng cây che bóng, tỉ lệ búp chè bị hại ở CT3 thấp hơn so với tỉ lệ búp bị hại ở CT2. Dựa vào kết quả này có thể thấy rằng việc sử dụng cây che bóng cho chè ở CT2 và CT3 đã phần nào tác động tiêu cực đến mật độ bọ xít muỗi hại chè. Việc trồng xen cây che bóng trên nương chè có thể đã làm tăng độ che bóng và độ ẩm mặt đất, tạo môi trường mát ở phía dưới tán của cây chè, tạođiều kiện tốt cho sự phát triển của đối tượng gây hại này dẫn đến sự tập trung của bọ xít muỗi cao hơn, kết quả là tỉ lệ búp chè bị hại tăng so với nghiệm thức không trồng cây che bóng.Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn Thế Hinh [15] khi thấy rằng trồng xen cây mạch môn làm cây che bóng trong vườn chè dẫn đến làm tăng mật độ và tỉ lệ gây hại của bọ xít muỗi.

3.4.1.4. Diễn biến phát sinh nhện đỏ hại chè

Nhện đỏ là một trong những đối tượng gây thiệt hại nặng nhất đối với sản xuất chè, nhện đỏ thường xuất hiện khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như nắng nóng, khô hạn kéo dài. Kết quả theo dõi sự phát sinh của nhện đỏ các tháng trong năm ở các thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.30a.

Bảng 3.30a: Diễn biến mật độ nhện đỏ trên các thí nghiệm (con/lá)

Thí nghiệm

Tháng

3 4 5 6 7 8 9 10 11

CT1 1,21a 4,04a 7,89a 4,42a 5,01a 7,92a 8,16a 4,25a 8,15a CT2 0,76a 1,25b 4,32b 4,19a 4,27b 5,64b 5,54b 2,46b 5,35b CT3 1,04a 2,17c 4,54b 4,05a 4,48ab 6,72c 7,11c 3,67ab 5,42b

Ghi chú:Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các công thức trong cùng một tháng, với độ tin cậy P < 0,05.

Kết quả cho thấy nhện đỏ thường tập trung xuất hiện vào tháng 4-5 và tháng 7-9 cùng với các đợt nắng nóng. Qua theo dõi các kết quả thí nghiệm nhận thấy mật độ nhện đỏ cao nhất ở CT1 là 8,16 con/lá vào tháng 9, ở CT2 là 5,64 con/lá vào

tháng 8 và ở CT3 là 7,11 con/lá vào tháng 9. Diễn biến mật độ nhện đỏ hại chè trong CT2 không có sự biến động lớn, dao động từ 0,76-5,64 con/lá, thấp hơn so với mật độ nhện đỏ ở CT1 (từ 1,20-8,16 con/lá).Mật độ nhện đỏ ở CT3 cũng thấp hơn so với đối chứng nhưng vẫn cao hơn so với mật độ nhện ở CT2, đặc biệt là ở các tháng 8 và 9. Đến tháng 11, mật độ nhện đỏ tăng trở lại ở cả ba công thức. Điều này có thể do ở thời điểm này số lá già và lá bánh tẻ nhiều, kết hợp với độ ẩm không khí thấp, khô hạn nên mật độ nhện đỏ tập trung gây hại trên lá nhiều hơn. Kết quả này cho thấy trồng cây che bóng theo CT2 có tác động tích cực nhất trong việc hạn chế sự phát triển của loại sinh vật hại này.

Theo dõi mật độ nhện đỏ trong hai năm 2014 và 2015 cũng được thực hiện và kết quả được trình bày ở bảng 3.30b.

Bảng 3.30b: Mật độ của nhện đỏ trên các thí nghiệm (con/lá)

Năm CT1 CT2 CT3

2014 5,95a 4,19b 4,35b

2015 5,55a 3,48b 4,08b

Ghi chú:Các chữ cái chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các công thức trong cùng một năm, với độ tin cậy P < 0,05.

Như vậy, CT2 và CT3 có mật độ nhện đỏ thấp hơn so với CT1 ở cả hai năm theo dõi, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Việc sử dụng cây che bóng cho chè có thể đã góp phần hạn chế ánh nắng trực tiếp xuống nương chè, giảm nhiệt trên bề mặt tán chè, do vậy đã góp phần làm giảm mật độ của nhện đỏ hại chè.

Các kết quả theo dõi về sự biến động của rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi và nhện đỏ cho thấy việc trồng cây che bóng có cả tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát sinh của những loài sinh vật hại này. Ở những nương chè có trồng cây che bóng, mật độ rầy xanh, bọ trĩ và nhện đỏ giảm ở các tháng cao điểm khi so sánh với nương chè không trồng cây che bóng. Tuy nhiên, cây che bóng lại làm tăng tỉ lệ búp bị hại do bọ xít muỗi gây ra. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó [41]. Khi sử dụng cây che bóng trên nương chè, cây muồng lá nhọn, tác giả Nguyễn Văn Thiệp [41] thấy rằng tỉ lệ búp chè bị hại do rầy xanhvà bọ trĩ giảm.

Ngược lại, tỉ lệ búp chè bị hại do bọ xít muỗi lại cao hơn so với công thức không trồng cây che bóng.

Trong một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Nguyễn Thế Hinh [15] sử dụng cây mạch môn làm cây che bóng trong vườn chè lại cho kết quả về mật độ rầy xanh trái ngược với kết quả trong nghiên cứu này. Cụ thể, nhóm tác giả báo cáo rằng khi trồng xen cây mạch môn, mật độ rầy xanh cao hơn so với không trồng xen. Sự khác nhau này có thể do đối tượng dùng làm cây trồng xen hoàn toàn khác nhau giữa hai nghiên cứu.

Theo Nguyễn Văn Thiệp [42], cây che bóng làm thay đổi cường độ chiếu sáng tới cây chè, ánh sáng có ảnh hưởng mạnh đến đời sống thực vật vì vậy gián tiếp ảnh hưởng đến côn trùng ăn thực vật. Việc trồng cây che bóng dẫn đến hạn chế ánh sáng, do vậy giảm được tác hại của rầy xanh, bọ trĩ nhưng cường độ ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất của búp chè. Tuy nhiên, trồng xen cây muồng lá nhọn trong vườn chè đã làm tăng độ che bóng và độ ẩm mặt đất, tạo môi trường mát ở phía dưới tán của cây chè dẫn đến sự tập trung của bọ xít muỗi cao hơn.

3.4.1.5 Diễn biến phát sinh thiên địch sâu hại chè

Trong quá trình theo dõi sự phát sinh, diễn biến mật độ của các sâu hại chính trên chè trong các lô thí nghiệm, nhóm tác giả cũng đồng thời quan sát và thu thập số liệu về nhóm thiên địch. Đây là những dẫn liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định biện pháp phòng trừ có hiệu quả đối với từng đợt dịch sâu bệnh. Số liệu thu được tại bảng 3.31.

Bảng 3.31: Thành phần nhóm thiên địch đã xác định đƣợc trên chè TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Vật mồi Xuất hiện

Bộ Hemiptera

1 Bọ xít cổ ngỗng đỏ Syncanus falleni Sâu non cánh vẩy Tháng 8-11 2 Bọ xít cổ ngỗng đen Syncanus

croceovittatus

Sâu non cánh vẩy Tháng 10-11 Bộ coleopteran

3 Bọ rùa đỏ Micrapis discolor

Rệp muội, nhện nhỏ, sâu non cánh vẩy, Rầy xanh

Tháng 3-5 4 Bọ rùa 6 vằn Menochilus

sexmaculata

Rệp muội, nhện nhỏ, Rầy xanh

Tháng 3-6 Bộ Mantidae

5 Bọ ngựa Hierodula sp Rệp muội, sâu non cánh vẩy, Tháng 5-6

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Vật mồi Xuất hiện Bọ xít muỗi, Rầy xanh

Bộ Araneae 6 Nhện linh miêu Oxyopes

javanus

Rầy xanh, sâu non cánh vẩy Tháng 3-6, 10

7 Nhện linh miêu Oxyopes sp Rầy xanh, sâu non cánh vẩy Tháng 10-11, 3-5

8 Nhện sói Pardosa sp Rầy xanh Tháng 5-6

9 Nhện gập lá Clubiona sp Rầy xanh Tháng 4-6

10 Nhện nhỏ Agryrodes sp Rầy xanh, bọ trĩ Tháng 10-11, 3-6

11 Nhện hàm dài Tetragnatha sp Rầy xanh Tháng 3-5

Bộ Acaria - Nhện nhỏ

12 Nhện nhỏ ăn thịt Amblyseius sp Nhện nhỏ hại chè Tháng 4,10 Các kết quả theo dõi thu được có 5 bộ với 12 loài thiên địch chính thường xuất hiện trên nương chè, cả trong lô thí nghiệm có sử dụng cây che bóng và không sử dụng cây che bóng. Như vậy, không có sự khác biệt về thành phần loài thiên địch giữa nương chè trồng cây che bóng và nương chè không trồng cây che bóng. Các loài nhện là thiên địch của rầy xanh thường xuất hiện vào các tháng 3-6 và tháng 10-11. Đây cũng là khoảng thời gian rầy xanh tăng mạnh về số lượng. Sự xuất hiện của các loài thiên địch giúp hạn chế sự phát triển về số lượng của rầy xanh gây hại.

Tuy nhiên, mật độ và điều kiện trồng cây che bóng trong nghiên cứu này không có ảnh hưởng đến quần thể thiên địch trên nương chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ (Luận án tiến sĩ) (Trang 115 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)