Các bộ phận cấu thành của pháp luật về dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 25 - 35)

1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ thanh toán do ngân hàng thương mại thực hiện

1.2.3. Các bộ phận cấu thành của pháp luật về dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Thanh toán tiền mặt

Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa cụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán2

Trong đời sống kinh tế, xã hội của bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phát triển, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, tùy theo mức độ phát triển về công nghệ, thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính mà nhu cầu và mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán ở các nước có sự khác nhau.

Hiện tại, thanh toán tiền mặt được sử dụng khá phổ biến bởi nó không yêu cầu người chi trả phải có tài khoản trong ngân hàng. Tuy nhiên, trong thanh toán các khoản có giá trị lớn sẽ có những bất lợi và rủi ro sau:

+ Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán, như chi phí của chính

2 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP

phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền của hệ thống ngân hàng cũng như của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán (các tổ chức, cá nhân) sẽ rất tốn kém;

+ Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hoặc các chủ nợ khác.

+ Các rủi ro trong thanh toán và bảo quản, vận chuyển tiền mặt của các tổ chức, cá nhân luôn tiềm ẩn, thậm chí đã xảy ra không ít các vụ án kinh thế, hình sự rất nghiêm trọng, như bị trộm, cướp tài sản trong trường hợp bọn tội phạm biết đối tượng đang vận chuyển một khối lượng lớn tiền mặt.

Bởi vậy, việc hạn chế dùng tiền mặt sẽ cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá và tiền tệ. 3

1.2.3.2. Séc

Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng4.

Căn cứ tính chất sử dụng, séc được chia làm hai loại:

Séc chuyển khoản (séc trả tiền vào tài khoản): Là loại séc chỉ được dùng để thanh toán theo lối chuyển khoản bằng cách ghi có vào tài khoản liên quan loại séc này, để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ "trả vào tài khoản" ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ "Séc".

3 Nguyễn Thị Thúy (2012), “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

4 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc

Séc bảo chi: Người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc khi yêu cầu bảo chi séc thì người bị ký phát có nghĩa vụ bảo chi séc bằng cách ghi cụm từ ''bảo chi'' và ký tên trên séc. Người bị ký phát có nghĩa vụ giữ lại số tiền đủ để thanh toán cho séc đã bảo chi khi séc đó được xuất trình trong thời hạn xuất trình.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận hai loại séc có giá trị lưu hành là séc chuyển khoản và séc bảo chi. Ngoài ra, séc còn phân loại theo người thụ hưởng để sử dụng trong thanh toán.

Séc ký danh: Là séc ghi rõ tên của người thụ hưởng, tức là dành cho một người xác định. Séc này được chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, các nội dung chuyển nhượng séc được ghi vào mặt sau của séc.

Séc vô danh: Là loại séc không ghi tên của người thụ hưởng séc. Séc vô danh được trao cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ "trả cho người cầm giữ séc"

hoặc không ghi tên người thụ hưởng. Loại séc này được chuyển nhượng tự do tức là hình thức chuyển nhượng bằng chuyển giao.

Việc thanh toán séc theo quy định tại Khoản 4 Điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định: “Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán” thì chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày ký phát ghi trên séc. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 72 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 thì việc thanh toán séc đã được chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, người bị ký phát phải kiểm tra để bảo đảm tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.

Đình chỉ thanh toán séc: Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu

cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày kể từ ngày ký phát. Người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên séc sau khi séc bị người bị ký phát từ chối thanh toán theo thông báo đình chỉ thanh toán của mình5.

Từ chối thanh toán séc: Séc được coi là bị từ chối thanh toán nếu sau thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc, người thụ hưởng chưa nhận được đủ số tiền ghi trên séc. Khi từ chối thanh toán séc, người bị ký phát, Trung tâm thanh toán bù trừ séc phải lập giấy xác nhận từ chối thanh toán, ghi rõ số séc, số tiền từ chối, lý do từ chối, ngày tháng xuất trình, tên, địa chỉ của người ký phát séc, ký tên và giao cho người xuất trình séc6.

1.2.3.3. Lệnh chi hay Ủy nhiệm chi

Lệnh chi hay ủy nhiệm chi (UNC) là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền7.

Uỷ nhiệm chi ra đời đã khá lâu và được sử dụng phổ biến trong quan hệ thanh toán hàng hoá và phi hàng hoá do các ưu điểm đơn giản, an toàn, hiệu quả và thuận tiện nhờ việc ứng dụng những thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học.

Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là giao dịch thanh toán phụ thuộc vào quyết định của bên thanh toán (bên chi trả) cả về thời gian và số lượng nên UNC chỉ được sử dụng trong điều kiện người bán tín nhiệm khả năng thanh toán của người mua. Nếu bên thanh toán không đảm bảo về thời gian và số lượng thanh toán thì người thụ hưởng sẽ bị chiếm dụng vốn.

5 Điều 73 Đình chỉ thanh toán séc, Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005

6 Điều 74 Từ chối thanh toán séc Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005

7 Khoản 3 Điều 3 Giải thích từ ngữ, Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không

dùng tiền mặt

Để thực hiện được việc thanh toán qua UNC, bên chi trả thanh toán phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Trên tài khoản tiền gửi của bên chi trả phải đảm bảo số dư để thanh toán. Đồng thời giữa ngân hàng phục vụ người chi trả và ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải có mối liên kết về thanh toán. UNC có thể được dùng để thanh toán trong cùng 1 ngân hàng, thanh toán khác ngân hàng

Quy trình thanh toán bằng UNC:

Sơ đồ 1.1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

(1) - Người trả tiền lập UNC gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán cho người thụ hưởng

(2) - Ngân hàng trích tài khoản của người trả tiền chuyển đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

(3)- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có cho người thụ hưởng

Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở cùng một ngân hàng, ngân hàng kiểm tra đủ điều kiện thì trích Nợ tài khoản người trả tiền và ghi Có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi có ưu điểm là thanh toán nhanh chóng, ít phụ thuộc vào máy móc, thiết bị do đó cũng hạn chế được những rủi ro hỏng hóc, sự cố của máy móc, đồng thời do ít chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán nên hình thức này đơn giản hơn, giúp giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển tiền bằng tiền mặt. Tuy nhiên, đối với thanh toán bằng ủy nhiệm chi thì khả năng kiểm soát của ngân hàng là không cao, quyền lợi của người bán bị ảnh hưởng do việc chi trả phụ thuộc hoàn toàn vào bên mua và do không qui định thời gian thanh toán cụ thể nên ngân hàng

Người trả tiền

Ngân hàng phục vụ người trả tiền

Người thụ hưởng (1)

(2)

(3)

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng

không có căn cứ để đôn đốc người mua thanh toán theo đúng thời hạn hoặc xử phạt khi người mua chậm trả.

1.2.3.4. Ủy nhiệm thu (UNT)

Uỷ nhiệm thu (UNT) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng8.

UNT là một thể thức thanh toán trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập đề nghị ngân hàng thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng phù hợp với những điều kiện đã ghi trong hợp đồng kinh tế.

Đặc điểm của hình thức UNT: Bên mua và bên bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng hình thức thanh toán UNT với điều kiện thanh toán cụ thể để Ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán.

UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một Sở giao dịch 1 ngân hàng, cùng hoặc khác hệ thống, địa bàn.

UNT có phạm vi thanh toán rộng, giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ công cộng đỡ tốn thời gian và công sức đi đến từng nơi để thu tiền. Do đó tiết kiệm đáng kể thời gian, nhân lực và chi phí đi lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, UNT thường được sử dụng trong các giao dịch thanh toán nhỏ do trong nhiều trường hợp tài khoản thanh toán của người mua không đủ số dư, UNT vì thế không được thanh toán. Ngoài ra, thủ tục thanh toán bằng UNT phức tạp, khâu chuyển chứng từ giữa các ngân hàng mất nhiều thời gian. Điều đó làm chậm tốc độ luân chuyển vốn của bên bán, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, việc thanh toán phải dựa trên hợp đồng kinh tế giữa bên mua và bên bán. Khách hàng phải

8 Khoản 4 Điều 3 Giải thích từ ngữ, Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không

dùng tiền mặt

thống nhất thoả thuận những điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng kinh tế và thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ mình biết. Do vậy tạo nên nhiều thủ tục gò bó và phức tạp so với các hình thức thanh toán khác.

Quy trình thanh toán bằng UNT:

Sơ đồ 1.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 1- Người bán giao hàng hoá hoặc dịch vụ cho người mua hàng

2- Người bán hàng lập UNT kèm theo hoá đơn, chứng từ giao hàng nộp trực tiếp vào ngân hàng phục vụ đề nghị thu hộ tiền.

3- Ngân hàng phục vụ người bán hàng chuyển UNT kèm theo hoá đơn, chứng từ giao hàng đến ngân hàng phục vụ người mua.

4- Ngân hàng phục vụ người mua kiểm tra đủ điều kiện thì ghi Nợ hoặc báo Nợ cho người mua hàng.

5- Đồng thời ngân hàng phục vụ người mua hàng chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ người bán hàng.

6- Ngân hàng phục vụ người bán hàng nhận tiền và ghi Có cho người bán hàng.9 1.2.3.5. Thẻ thanh toán

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (dưới đây gọi tắt là thẻ): Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận..

9 Nguyễn Thị Thúy (2012), “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

Người trả tiền

Ngân hàng phục vụ người trả tiền

Người thụ hưởng

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (1)

(2) (6) (4)

(3) (5)

Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học được ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ ngân hàng do ngân hàng phát hành và cung cấp cho khách hàng của mình (các doanh nghiệp, cá nhân…) để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, lĩnh tiền mặt…

Thẻ thanh toán gồm nhiều loại:

- Thẻ tín dụng (Credit card): Là loại thẻ phát hành cho chủ thẻ thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ qua phương thức như cà thẻ tại quầy của đơn vị, đặt hàng qua thư hoặc điện thoại, thanh toán trực tuyến qua Internet, và cũng có thể rút tiền mặt tại máy ATM mang thương hiệu của tổ chức thẻ. Mỗi khoản phát sinh khi chủ thẻ sử dụng là một lần nhận nợ với ngân hàng. Ngân hàng thoả thuận cấp một hạn mức tín dụng đối với chủ thẻ và chủ thẻ được phép sử dụng trong hạn mức đó, đến thời hạn thoả thuận phải trả khoản nợ đó cho ngân hàng. Đối với chủ thẻ, việc sử dụng thẻ tín dụng chính là vay tiền ngân hàng để thanh toán và phải có nghĩa vụ trả nợ tiền vay, tiền lãi trên số tiền vay. Thẻ tín dụng thường được ngân hàng phát hành cho những khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, có tình hình tài chính tốt, luôn đảm bảo khả năng thanh toán.

- Thẻ ghi nợ (Debit card): Là loại thẻ được phát hành trên cơ sở số dư tiền gửi của chủ thẻ, mỗi lần sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc trả các khoản khác thì ngân hàng phát hành tự động trừ số tiền tương ứng trên tài khoản thẻ chuyển vào tài khoản của người bán. Loại thẻ này có ưu điểm thanh toán tức thời, nhưng đòi hỏi chủ thẻ phải có tiền gửi trước.

Thẻ là phương tiện thanh toán phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, có nền tảng công nghệ tin học cao. Ở nước ta, các loại thẻ đang dần được sử dụng và phát triển rộng rãi.

Thẻ là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Ưu điểm của thẻ thanh toán có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện, quá trình thanh toán diễn ra dễ dàng. Khách hàng có thể sử dụng được rộng rãi tại

mọi nơi chấp nhận thanh toán thẻ hoặc có máy ATM mà không nhất thiết phải đến ngân hàng. Về phía ngân hàng, phương thức thanh toán này giúp ngân hàng giảm thiểu nhân lực phục vụ, giảm bớt rủi ro do khách hàng phải chịu trách nhiệm cao về tính bảo mật cho thẻ của mình. Tuy nhiên để hình thức thanh toán này phát huy được hiệu quả thì hệ thống ngân hàng phải có sự đầu tư lớn vào trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hiện tại, có 5 chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ, bao gồm:

- Tổ chức thẻ quốc tế: Là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt buộc các thành viên phải áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế đều phải là thành viên của một Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi Tổ chức thẻ quốc tế đều có tên trên sản phẩm của mình. Khác với ngân hàng thành viên, Tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay cơ sở chấp nhận thẻ, mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng.

- Ngân hàng phát hành: Là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Ngân hàng phát hành trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có quyền kí hợp đồng đại lý với bên thứ 3 là một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻ. Từng định kỳ, ngân hàng phát hành phải lập bảng sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với chử thẻ tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ ghi nợ

- Ngân hàng thanh toán: Là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc kí kết các hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Qua việc kí kết hợp đồng, các địa điểm cung cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)