CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP
2.1.3. Về hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư
2.1.3.1. Về hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong khu vực công
Trong khuôn khổ triển khai các Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công thuộc Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2006, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung triển khai các nội dung và đã đạt được những kết quả nhất định.
Trong việc thực hiện Đề án quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, Bộ Tài chính - Đơn vị chủ trì thực hiện Đề án phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản. Tương lai, Bộ Tài chính sẽ triển khai thu thuế qua hệ thống thanh toán điện tử. Đối với chi ngân sách Nhà nước, nhất là chi trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính có văn bản quy định cụ thể về thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở một số thành phố lớn. Ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các NHTM để thu thuế qua tài khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc.
Ngày 24/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/2007/CTTTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, để đưa chính sách trả lương qua tài khoản đối với nhóm cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trở thành hiện thực trong cuộc sống
kinh tế - xã hội Việt Nam kể từ ngày 01/01/2008. Tuy là một mệnh lệnh hành chính, nhưng Chỉ thị 20/2007/CT-TTg là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, được ban hành vào thời điểm thích hợp và được đưa vào triển khai thực hiện theo một lộ trình hợp lý khi điều kiện thực tế khả thi nên đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của nhóm đối tượng hưởng lương ngân sách Nhà nước cũng như dư luận xã hội nói chung và đã được đồng loạt triển khai thực hiện tại tất cả các Bộ ngành, cơ quan trung ương và tại Ủy ban Nhân dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, cho đến nay hầu hết các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện Chỉ thị 20 đạt gần 100% cán bộ công chức tại trụ sở chính và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cũng đã triển khai đạt gần
89% số cán bộ công chức làm việc tại trụ sở cơ quan đóng ở các thành phố và các thị xã.
Tính đến thời điểm tháng 12/2010, số đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trên toàn quốc là 81.690 đơn vị (tăng 3.617 đơn vị so với cuối năm 2009. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20 cho đến nay trên toàn quốc ước đạt trên 54% tổng số các đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã có thể được ghi nhận là một kết quả cố gắng nỗ lực rất lớn trong thời gian qua của ngành ngân hàng và các đơn vị liên quan. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã tích cực nắm bắt cơ hội phát hành thẻ cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, nên đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng của công nghệ thẻ, nhờ đó số lượng ATM và POS trong 3 năm qua phát triển với tốc độ cao: cuối năm 2007 mới chỉ có 4.855 máy ATM và 18.471 máy POS, đến cuối năm 2010 đã lên tới 11.294 máy ATM và 49.639 máy POS (số ATM tăng hơn 2,3 lần, số POS tăng hơn 2,7 lần)19.
19 Dương Hồng Phương, Chỉ thị 20 về trả lương qua tài khoản đã thực sự đi vào cuộc sống, http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1523&catid=43&Itemid=90, [ngày truy cập 25/08/2018]
Như vậy, hoạt động thanh toán qua ngân hàng phục vụ cho việc thu, chi ngân sách Nhà nước đã được chú trọng triển khai và đồng thời thúc đẩy phát triển thanh toán trong khu vực công cũng nhằm từng bước tăng hiệu lực quản lý thu chi ngân sách ngày càng hiện đại phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của nước ta. 20
2.1.3.2. Về hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong doanh nghiệp và dân cư21
Đặc biệt, nhận thức thói quen của các tổ chức, doanh nghiệp và một bộ phận người dân trong xã hội về thanh toán qua ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực, các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức kinh tế đã được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đã từng bước được triển khai phục vụ nhu cầu thanh toán của xã hội.
Đáng chú ý là quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 12/2011 có một số biện pháp như: Ban hành chính sách ưu đãi bằng thuế đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua điểm chấp nhận thẻ; chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán; giảm mức phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng; quy định mức phí đối với một số giao dịch bằng tiền mặt; quy định về giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (ô tô, máy bay, tàu thuyền)… Việc triển khai các biện pháp trên nhằm đạt mục tiêu đến cuối 2015 giảm tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, đồng thời nâng tỉ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35-40%
20 Bùi Quang Tiên, M5/www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&idong khu vực công, http://luattaichinh.wordpress.com/2009/08/16/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-
d%E1%BB%8Bnhh%C6%B0%E1%BB%9Bng-v%E1%BB%81-thanh-ton-khng-dng-ti%E1%BB%81n- m%E1%BA%B7t-trongkhu-v%E1%BB%B1c-cng-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam/, [ngày truy cập 23/08/2018]
21 Thu Hằng, Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, http://http://www.baomoi.com/Day-manh-thanh- toankhong-dung-tien-mat/126/7884528.epi, [ngày truy cập 25/08/2018]
dân số.
Ngoài ra, trong những năm gần đây thương mại điện tử không ngừng phát triển, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. Thương mại điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn và mở rộng không gian kinh doanh. Thương mại điện tử càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu thương mại điện tử theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Internet của doanh nghiệp) nên hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trên internet đã từng bước phát triển và dần trở nên quen thuộc. Song song, thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền,...
Cùng với thương mại điện tử, thanh toán điện tử cũng góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có những bước phát triển. Hiện các hình thức thanh toán điện tử phổ biến gồm: Thanh toán thông qua thẻ (POS, ATM…), trên Internet thông qua tài khoản mở tại ngân hàng,…. Thông qua hệ thống thanh toán điện tử, có thể chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và mua hàng trực tuyến nhanh chóng. Ví dụ như thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.
Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có
tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet22. Và nhiều doanh nghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Theo kết quả điều tra của Bộ Công thương cuối năm 2009 cho thấy, gần như 100% doanh nghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau và phát triển trên hầu khắp các tỉnh thành của cả nước23.
Như vậy, hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong doanh nghiệp đã thúc đẩy thanh toán trong khu vực doanh nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất, phục vụ cho mục tiêu phát triển thương mại điện tử và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.