Khái niệm về biện pháp ngăn chặn tạm giam

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự (Trang 38 - 58)

4- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến

1.1.4. Khái niệm về biện pháp ngăn chặn tạm giam

Tạm giam là một biện pháp tạm thời tước bỏ tự do có giới hạn đối với một con người. Đây chính là sự kiện pháp lý trung tâm, là hạt nhân c .ia chế định tạm giam và kéo theo nó i dây chuyền các mối quan hệ xã hội cần được điều chỉnh về mặt pháp luật. Xã hội càng văn minh thì con người được coi trọng và Hiến pháp đã ghi nhận các quyền cơ bản của con người. Do vậý, dây chuyền các mối quan hệ kéo theo sự kiên tạm giam c :'.ng dài, tức là pháp luật càng phải điều chỉnh các mối quan hệ này một cách thấu đáo hon để vừa đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng của con người, lại vừa bảo đảm ngăn chặn, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý cong minh, kịp thòi mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô

Đ iên 87 Bộ luật T ố tụ n g h ìn h s ự nãn i 2 0 0 3

tôi Tr ên CO' sỏ' n h ữ n g đơi hỏi có tính nguy ên tắc đó có thê tiến h à n h x em xét sự kiện pháp lý tru ne, tâm - tạm giam một con người - đụng chạm đến những chủ thể nào và có n h ữ n g mối qu a n hệ n ào nảy sinh, cần đ ược điều ch ỉ n h b ằ n g p h á p luật.

Ờ mức độ khái quát nhất, tạm 9,iam là một biện pháp ngăn chặn trong Tô tụng hìnli sư mà việc thực hiện nó có hai chủ thê lớn: đó là Nhà nước, vói đại diện là những cơ quan những người tiên hành tô tụng và người bị tạm giam, với tư cách là người chưa bị kết tội bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, ở đây có hai nguồn pháp lý:

Thứ nhất, phải có những quy định của pháp luật cho người tiến hành tổ tụng trong việc áp dụng biện pháp tạm giam;

Thứ hai, phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của ngưòi bị tạm giam, sao cho họ được đối xử đúng vói địa vị pháp lý của họ.

Cả hai nguồn pháp lý này đều phải thực hiện cả về mặt lập pháp cũng như mặt áp dụng pháp luật, theo tinh thần của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tức là những người tiến hành tố tụng chỉ được làm và buộc phải làm những gì mà pháp luật quy định.

Chế định tạm giam được quy định rải rác tại một sổ chương, điều của Bộ luật Tố tụng hình sụ' năm 2003, bao gồm các điều luật sau: Điều 6, 34, 36, 38, 79, 80, 88, 89,90,94,96,112,120,121,163,166,177,228,243,250,287,303,322 và 324.

ỉ. 1.4.1. Đ ối tưọng bị áp dụng biện phá p tạm giam

Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cao.

- Bị can là người đã bị khởi tố hình s ự 10;

- Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét x ử " .

!! Đ j É ẫ u 4 9 B ộ l u ậ t TỐ t ụ n g h ì n h s ự 2 0 0 3 Đ ( R í i 5 0 B ộ l u ậ t T ố t ụ n g h ì n h s ự 2 0 0 3

N ơưò'i chưa bị khởi tố vê hình sự hoặc người chưa bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử thì không thể tạm giam. Người đã bị tạm giữ, nếu không đủ tài liệu, chứng cứ để khởi tố họ với tư cách là bị can thì không được ra lệnh tạm giam đối với họ.

Bản chất biện pháp tạm giam chỉ là biện pháp ngăn chặn có tính chất tình thế, chứ không phải là hình phạt. Do đó, Luật đưa ra những điều kiện kèm theo để chọn loc đối tượng cần thiết mới áp dụng tạm giam nhằm thu hẹp đối tượng bị tạm giam.

1 1.4.2. Căn cứ áp dụng biện p h á p tạm giam

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định căn cứ tạm giam chủ yếu dựa vào sự phân loại tội phạm (lcể cả với trường họp bị can, bị cáo là người chưa thành niên).

Theo khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường họp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

Đây là trường họp bị can, bị cáo phạm tội m à theo quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự, mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đổi với tội ấy là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù (tội phạm rất nghiêm trọng) hoặc tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng). Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần hai điều kiện:

+ Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo;

+ BỊ can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, trong trường hợp thứ nhất này để xác định một người có thể bị tạm giam thì ngoài việc xác định họ là đối tượng của biện pháp tạm giam (bị can, bị cáo) như đã phân tích ỏ- trên thì cần phải xác định tội phạm do họ thực hiện thuộc trường hợp rât nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, ví dụ: bị can, bị cáo phạm tội

Bucn lâu (Điều 153 B ộ luật hình sự) mà vật phạm pháp có 0,1 á trị từ năm trăm triệu đồng cỉển dưới một tỷ đồrU thì có thể bị tạm giam, vì tội phạm rnà họ thực hiện thuòc loai lôi phạm rất nghiệm trọng, mức cao nhất của khung hỉnh phạt có thể bị áp dung, đến 15 năm tù. H oặc trường họp bị can, bị cáo phạm tội Hiêp dâm làm nạn nhân chết hoặc tự sát (điểm c, khoản 3, Đ iều 111 B ộ luật hình sự), cũng có thể bị tạm giam vì đây là trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp thứ hai: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọrg mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể phạm tội.

Để tạm giam trong trường họp này cần có các căn cứ sau:

-I- Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo;

+ Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm.

Đây là trường họp bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt tù đối với tội ấy là trên hai năm tù. Trong một điều luật có nhiều khoản thì phạm tội thuộc khoản có mức hình phạt trên hai năm tù có thể bị tạm giam, phạm tội thuộc khoản có mức hình phạt tù từ hai năm trỏ' xuống thì không thuộc trường hợp có thể tạm giam.

+ Có căn cứ để cho rằng ngườ' phạm tội có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thể hiện qua việc bỏ trốn, làm giả hoặc tiêu hủy chứng cứ, bàn bạc với nhau trôn tránh pháp luật, mua chuộc, khống chế người làm chứng...

Đối với bị can, bị cáo có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng biện pháp cách ly họ với xã hội hoặc hạn chế không để họ phạm tội 1 à cần thiết. Khi áp dụng căn cứ này cần phân biệt với căn cứ “đ ể kỉp thời ngăn chặn tội p h ạ m ' Cả hai

căn cứ này đều nhằm ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra. Điểm khác nhau là căn cứ “để kịp thời nơăn chặn tội phạm ” được áp dụng với những người chưa bị khởi tố, còn “để ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ tiếp tục ph ạ m tộ i” chỉ áp dụng đối với bị can bị cáo khi có căn cứ cho rằng họ sẽ tiếp tục phạm tội. Để xác định căn cứ này phải căn cứ vào nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc.

Khi phạm tội thuộc trong những trường hợp trên, bị can, bị cáo có thể sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam. Tuy vậy, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường họp sau đây:

+ Bị can, hị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

+ Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng lại tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

+ Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cú cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

* B ắt tạm giam sau khỉ tuyên án:

Theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng' hình sự năm 2003 quy định: Bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án S O ' thẩm. Việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án được thực hiện nhằm đ .m bảo cho công tác thi hành án phạt tù. H ội đồng xét xủ sơ thẩm có thể bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên ản khi có các căn cứ sau:

Thứ nhất, bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù.

Được coi là không bị tạm giam là trường họp trước khi xét xử họ đang tại ngoại do: chưa bị áp dụng biện pháp tạm giam lần nào; có bị tạm giữ, tạm giam (thời

han tam giữ thời hạn lạm giam có thể liên tục với nhau, có thể không liên tục với nhau) nhưng khi xét xử đang dược tại ngoại.

Điều luật quy định là “bị p h ạ t từ ” nên khône; cần phân biệt họ bị phạt tù về loai tôi nào (tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng). Đây là căn cứ tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án 1<hác hẳn với căn cứ tạm giam bị can, bị cáo trong các trường họp trên.

Thứ hai có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục gây án.

Theo khoản 3 Điều 243 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án Phúc thẩm như sau:

“Đ ổi với bị cáo đang bị tạm giam bị xử p h ạ t tù mà đến ngày kết thúc phiên toà thời hạn tạm giam đ ã hết thì H ội đồng xét x ử ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điểu 227 của Bộ luật này.

Đ ổi với bị cáo không bị tạm giam, nhưng bị x ử p h ạ t tù thì H ội đồng xét x ử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khỉ tuyên án, trừ các trường họp quy định tại Đ iều 261 của B ộ luật này.

Thời hạn tạm g iam là bổn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án

N hư vậy, điều kiện bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án Phúc thẩm cũng giông như điêu kiện bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án Sơ thẩm. Mục đích chủ yêu của việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án Phúc thẩm là để bảo đảm cho việc thi hành án. Do đó không được bắt tạm giam những người thuộc trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù quy định tại Điều 261 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên toà thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án, trừ trường họp quy định tại khoản 4 và 5 Điều 227 Bộ ỉuật Tố tụng hình sự tuyên trả tự do ngay cho bị cáo đang bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù nếu:

đ r ' hường án treo- hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hon thời gian bị cáo đã bị t 1 giam Còn các trường họp khác Hội đồng xét xử Phúc thẩm phải quyết định tạm giam để đảm bảo thi hành án.

tD

* Căn cứ tạm giam đối với bị can, bị cáo chưa thành niên

Theo Điều 303 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Điều kiện tạm giam bị can, bi cáo chưa thành niên phạm tội phụ thuộc vào độ tuổi của người chưa thành niên và loại tội phạm mà người đó thực hiện, cụ thể:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ quy đinh tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng chỉ trong trường họp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Việc Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như vậy vì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì "Người từ đủ 14 tuổi, trở lên, n hư ng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiêm hình s ự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ỷ hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọ n g ”.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ quy dinh tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng chỉ trong những trường họp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

N hư vậy, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên, tuy phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, nhưng chỉ có thể bị tạm giam trong trường họp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đây là chính sách hình sự nhân đạo của N hà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội.

1.1.4.3. Thẩm quyển ra lệnh tạm giam

Theo khoản 3 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: N hũng ỉgười có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Đ iều 80 của Bộ luật này có

>ểrỉ ra lệnh tạm ơiam. Lệnh tạm giam của ỉihữnĩỊ người được quy định íại điêrn d khoản ỉ Đ iều 80 của Bộ luật này p h a i được Viện kiểm SCII cùng cấp phê chitan trước khi thi hành Trong thời hạn bci nơày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phé chuẩn và hò sơ, tài liệu ỉicn quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định p h ê chuẩn hoặc quyết định không p h ê chuẩn. Viện kiểm sát ph ả i hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điểu tra ngay sau khi kết thúc việc xét p h ê chuẩn.

Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 bao gồm:

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Ilội đồng xét xử;

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

So với quy định về thẩm quyền ra lệnh tạm giam của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 thì quy định này trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã hoàn thiện một bước về biện pháp tạm giam, trong đó quy 'ĩih rõ và thu hẹp phạm vi người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam. Quy định mới này đã loại bỏ thẩm quyền ra lệnh tạm giam của Trưởng Công an, Phó trưởng Công an cấp huyện (vì đây là những chức danh hành chính chú không phải chức danh tố tụng), thay vào đó, đối với Cơ quan điêu tra chỉ có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp mới có thẩm quyền ra lệnh tạm giam; loại bỏ thẩm quyền ra lệnh tạm giam của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp Ọuân khu trở lên chủ toạ phiên toà,

%

đông thời bổ sung thẩm quyền ra lệnh tạm giam cho các Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tố cao.

1.1.4.4. Thời hạn tạm giam

Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năo 2003, tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn Tố tụng hình sự khác nhau. Tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xư.-Vì vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giaini được quy định ỏ' hầu hết các điều luật khác nhau Cua Bộ luật Tố tụng hi.ih sự. Thơi hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra và điều tra bổ sung được quy định tại Điềư 120, khoản 4 Điều 121 Bộ luật Tố tụng binh sự; thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố được quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự; thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử được quy định tại Điều 177, Điều 243, Điều 287 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Pháp luật Tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giam như trên, xuâit phát từ các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, thời hạn tạm giam căn cứ vào loại tội phạm

Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì: T hời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiên trọng, không quá ba tháng đổi với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong trường họp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có then gian dài hơn cho việc điều tra và khòng có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện phap tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Co’ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam- được quy định như sau:

a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam m )t lần không quá một tháng;

b. Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai ỉầin, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự (Trang 38 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)