Giải pháp về tăng cường năng lực và nâng cao phẩm chất đạo đức chủ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự (Trang 120 - 129)

CHƯƠNG III CHƯƠNG III NHŨNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC

3.2. Giải pháp về tăng cường năng lực và nâng cao phẩm chất đạo đức chủ thể

Trước hết, cần phải chấp hành nghiêm túc các tiêu chuẩn đối với các chức danh: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhung quy đinh chưa phù hợp. Chuẩn hóa các chức danh Đ iều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán theo hướng:

- Phải có trình độ cử nhân luật;

- Phải được đào tạo nghề tại các trường chuyên n g à n h .

* Dối với Co' quan điểu tra:

- Cơ quan điểu tra cần tập trung n â n g cao chất lượnti, công tác bất, tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự nhằm hạn chế đến mưc thấp nhất việc bắt, s;iữ,

giam oan sai; bắt, giam giũ' không đúng tiình tự, thủ tục m à luật quy định. Để làm được điều này, trước hết Cơ quan điều tra phải kiện toàn đội ngũ Điều tra viên, khắc phục tinh trạng hiện nay là trong cơ quan vẫn còn nhiều cán bộ công an không phải là Điều tra vicn, trình độ còn thấp như trung cấp cảnh sát. Thường xuyên mỏ' các lớp huấn luyện nhằm nâng cao ý tbức pháp luật, trình độ nghiệp vụ cho Điều tra viên.

Bởi vì, Điều tra viên là người tiến hành tố tụng trực tiếp điều tra lập hồ sơ vụ án; đề xuất Thủ trưởng Cơ qưan điều tra ra lệnh bắt, tạm gjữ. tạm giam. Để có mạng lưới công an cơ sở giúp cho việc bắt người trong trường họp phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã cần có tài liệu tổ chức tập huấn học tập cho đội ngũ công an viên cấp xã để họ có sự phân biệt giữa hành vi vi phạm và tội phạm để tổ chức bắt giũ' người phạm tội quả tang hoậc người đang bị truy nã.

Trước khi bắt, tạm giữ hoặc tạm giam , Cơ quan điều tra cần cân nhắc sự cần thiết của việc áp (lụng các biện pháp này. Quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo xuyên Siiôì của Đảng: Những trường họp bắt cũng dược, khống bắt cũng dược thì không bắt, giữ. K hông được áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam để thay điều tra. Khi tính chất khẩn cấp hoặc quả tang không còn nữa, nếu thấỵ cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn thì Cơ quan điều tra củng cố hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn bát tạm giam theo luật định, tránh việc lạm c 'ìng bắt khẩn cấp. Đối với Cơ quan điều tra thì trường hợp bắt quả tang ít thực hiện, chủ yếu là nhận người và quyết định biện pháp tạm giữ, việc này chỉ cần xác định nếu có dấu hiệu tội phạm thì ra lệnh tạ m ‘giữ theo tố tụng hình sự, nếu chỉ là vi phạm thì chuyển để xử lý theo pháp luật tương ứng. Trường họp bắt tạm giam thì trước khi thực hiện lệnh đã được Viện kiểm sát phê chuẩn cho nên sự sai sót hạn chế xảy ra. R iêng việc bắt khẩn cấp thì trong thời gian vừa qua, số liệu thống kê đã cho thấy m ột thực trạng đáng báo động đó là hiện tượng lạm dụng bắt khẩn cấp, hiện tượng đó cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng chấn chỉnh. Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành

tố tụng, tham gia giai đoạn đầu của tố tụne; hình sự, các biện pháp bắt, tạm giữ tạm giam thường do Cơ quan điều tra nâng cao chất lượng của việc áp dụng biện phá bắt, tạm giữ, tạm giam là việc làm vô cùng bức thiết, trong đó điểm mấu chốt là trang b kiến thức về tố tụng hình sự cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụnơ, từ đó trang bị kiến thức về nghiệp vụ cho các Điều tra viên cũng như các cán bộ công an khác để đảm bảo cho việc bắt, tạm giũ', tạm giam được thực hiện đúng pháp luật.

- Q uá trình chỉ đạo, lãnh đạo Công an các đon vị, địa phương cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của công tác tạm giam, tạm giữ trong hoạt động tố tụng. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam không nên quan niệm đơn thuần là cách ly đối tượng ra khỏi cuộc sống đơn thuần, mà coi đây là hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều tra, xử lý tội phạm. Công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam vừa phải đáp ứng yêu cầu phòng chống trốn, tự sát, ihông cung và gây án mới trong trại tạm giam , nhà tạm giữ vừa phải đáp ứng yêu cẩu điều tra, mở rông vụ án của các đon vị nghiệp vụ. Do đó, đòi hỏi cán bộ chiến sỹ làm công tác tạm giữ, tạm giam phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, am hiểu về vị trí, vai trò của công tác quản lý giam giữ trong phòng ngừa v à đấu tranh chống tội phạm.

- Thường xuyên chăm lo, kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý giam giữ ở các trại tạm giam , nhà tạm giữ; bố trí đủ biên chế, xâu dựng đội ngũ c< n bộ chiến sỹ làm công tác quản lý giam giữ chuyên trách thật trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời, có chính sách hợp lý để khuyến khích cán bộ chiến sỹ toàn tâm, toàn ý với công việc.

- Thường xuyên quan tâm đầu tư kinh phí để cải thiện cơ bản điều kiện giam giữ và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác quản chế giam giữ v à thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe, khám chũa bệnh cho can phạm nhân.

* Đối với Viện kiểm sát:

- Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát hoạt động tố tụng nói chung trong đó có việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc như bắt tạm giam, tạ.m giữ,

cho nôn vai trò của Viện kiểm sal cỏ ý nghĩa râi quan trọng, quyết định đến việc bết giam , siữ. Điẻu dó được Bộ Chính trị xác định: Việc bắt giữ oan sai xảy ra ỏ' địa phưong nào thi địa phương đó phải chịu trách nhiệm; Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ việc phê chuẩn. Nếu các biện pháp bắt, giữ, giam dùng lệnh mà Viện kiểm sát không phê chuẩn thì không có hiệu lực thi hành. Điều đó cho thấy sự quyết định của V iện kiểm sát đối với hoạt động bắt, tam giũ', tạm giam. M uốn thực hiện được hoạt động kiểm sát này, V iện kiểm sát trước hết phải kiện toàn đội ngũ kiểm sát có đủ năng lực. Khâu tổ chức cán bộ của Viện kiểm sát đổi mới rất chậm so với thực tế.

V iện kiểm sát muốn giám sát được hoạt động của người khác thì ngoài các căn cứ pháp luật quy định còn phải ít nhất là bằng hoạc hon về khả năng thực lực về chuyên m ôn nghiệp vụ so với các chức danh tư pháp khác. Do vậy cẩn thiết phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên. Nhà nước nên nghiên cứu chế độ thi tuyển Kiểm sát viên để có thể chọn được đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên có năng lực kiển sát hoạt độn 3 tư pháp.

- Tăng cường kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với từng trường hợp cụ thể. Trước khi phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam Viện trưởng Viện kiểm sát phải g iạo cho Kiểm sát viên nghièn cứu hồ sơ. xem xét nghiên cứu và đề xuất quan điểm.

C ăn cứ vào hồ sơ đề xuất đối chiếu với pháp luật, V iện trưởng Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với công tác phê chuẩn lệnh bắt, giam, giữ: V iện kiểm sát kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, giữ, giam trong trường hợp không cần thiết, chống việc bắt, giữ, giam th ay điều tra dẫn đến oan sai.

- Hệ thống sổ sách theo dõi, lập hồ sơ kiểm sát phải được tiến hành nghiêm túc. Việc giao nhận hồ sơ, thời hạn phê chuẩn phải cụ thể để xác định trách nhiệm tronig việc bắt,giữ, giam . V iện kiểm sát các cấp phải có sự thống kê đầy đủ các trưèmg họp bắt, tạm giữ, tạm giam, tổng họp các vi phạm để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có hướng chỉ đạo và báo cáo Quốc hội về tình hình bắt, giữ, giam .

- Kiểm sát việc bắt, giam, gur phải được tiến hành hàng ngày ở Co' quan điều tra, nơi giam giữ để phát hiện các trường hợp oan sai, xử lý kịp thời theo luật định hạn ch ế hậu quả xấu xảy ra.

- Việc tập huấn nghiệp vụ của kiểm s á t viên ph i. được tiến hành thường XII)ên để thống nhất thực hiện pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phải có hệ thông pháp luật để tiện thực hiện, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phải có giải đáp hướng dẫn pháp luật để hiểu và thống nhất trong ngành. V iện kiểm sát nhân dân Tối cao phối hợp với các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn tlurc hiện các quy định để việc hiểu, vận dụng pháp luật được thống nhất.

- N gành kiểm sát phải được Nhà nước quan tâm ưu tiên về chế độ, Irang thiết bị để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ kiểm sát (Hiện nay ngành kiểm sát về trình độ, trang thiết bị tụt hậu so với mặt bằng chung của xã hội).

* Đ ối với Toà án:

Cần phải tiến hành thường xuyên việc tập huấn nghiệp vụ cho các Thẩm phán và Hội thẩm về vấn đề áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Cần phái có văn bản hướng dẫn chi tiết về các trường hợp áp dụng, về thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam , việc bắt người vi phạm trật tự, nội quy phiên toà, về thẩm quyền áp dụng, thay đổi biện pháp ngán chặn của Chánh án, Phó chánh án, của Thẩm phán là Chánh toà, Phó chánh toà phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao và của Hội đòng xét xử, về thời hạn tạm giam trong từng giai đoạn của quá trình xét xử.

Tóm lại, trong số các giải pháp nâng cao chất lượng việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự thì việc cơ bản là phải nồng cao trình độ chuyên môn cho những ngời tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, giúp cho họ có nhận thức đúng các quy định về bắt, giữ, giam , từ đó làm cơ sỏ' cho việc thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo.

3.3. Giải p h á p về tă n g cường công tác chỉ đ ạo và kiểm sát, kiểm tr a việc áp dụng, thay đ ó i, hủy bỏ các biện p h á p ngăn ch ặn tro n g tỏ tụ n g h ìn h sụ

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, một vấn đề quan trọng đặt ra trước mắt cũng như về lâu dài là tăng cường biện pháp để nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Để nâng cao trách nhiệm của họ, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao trình độ pháp lý cho những người tiến hành tố tụng, mặt khác tăng cường công tác kiểm tra của Thủ trưởng các đơn vị, của cơ quan quản lý cấp trên đối với cán bộ thuộc quyền và với cán bộ cấp dưới. Một 1 nh vực giám sát quan trọng là cần tãng cường công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc bắt, tạm giữ và tạm giam. M ặc dù pháp luật có quy định V iện kiểm sát nhân dân có quyền thường kỳ hoặc bất thường trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam... nhưng các \ iện kiểm sát cần có k ế hoạch thường kỳ áp dụng quyền hạn này, hơn nữa cần tạo lập quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa V iện kiểm sát nhân dân với cơ quan có thẩm quyền bắt, tạm giữ, tạm giam để bảo đảm mỗi khi có việc bắt, tạm giữ, tạm giam thì đều có hoạt động kiểm sát. Đối với những trường hợp vi phạm , cần xác định rõ trách nhiệm của nhúng người có liên quan để xử lý nghiêm minh, nhằm nâng cao trách nhiệm của những người có liên quan. Cụ thể:

T h ứ nhất: Đề nghị V iện kiểm s á t nhân dân tối cao cùng với Bộ Công an phối hợp xây dựng Quy chế về quan hệ phối họp giữa cơ quan Công an và V iện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong đó qui định quan hệ phối hợp là trách nhiệm của hai bên. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, phải thông báo ngay cho V iện kiểm sát nhân dân biết và hai bên phải phối hợp để xem xét, phân loại đối tượng, làm cơ sở cho V iện kiểm sát quyết định có phê chuẩn hay không; phê chuẩn việc bắt khẩn cấp cũng như phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ. M ỗi V iện kiểm sát nhân dân cần bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách công tác kiểm sát việc bắt, giữ, giam , hàng ngày thường xuyên quan hệ với cơ quan Công an để nắm vững những.trường hợp bị bát, bị tạm giữ, tạm giam.

Mọi thông tin về bắt và tạm giữ, tạm giam cần được thông báo ì ip thời trong ngày

:h o lãnh đạo cơ quan Công an và Viện kiểm sát để xem xél và xử lý những vấp đề phát sinh.

T h ứ hai: H àng năm , các n g à n h Tòa án, Kiểm sát và Công an cần phối họp vói nhau tập huấn cho cán bộ của mình những quy định của pháp luật có liên quan ậến viêc bắt tam giữ, tam giam nhằm giúp cho cán bộ của các cơ quan này nắm vững những quy định của pháp luật, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và Vhà nước về công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, đồng thời, qua tập huấn để rút kinh nghiệm về những trường hợp sai phạm trong công tác bắt, giam , giữ, tìm ra trách nhiệm của mỗi bên để từ đó rút kinh nghiệm cho công tác về sau.

T h ứ ba, Tất cả các cơ quan, cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động bát, tạm giữ tạm giam đều phải chịu trách nhiệm tạp thể và trách nhiệm cá nhân tnsớc pháp luật.

T h ứ tư: Nhà nước cần xem xél để đầu tư nhằm xây dựng cơ S Ư vật chất đ ầ/ đũ trong vấn đề xây dựng nhà tạm giữ, trại tạm giam , trang bị công cụ vật dụng sinh hoạt cho nhà tạm giữ, trại tạm giam, bảo đảm co' sở vật chất cho việc tạm giữ, tạm giam đúng quy định của pháp luật, hạn c h ế những vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam do nguyên nhãn thiếu thốn cơ sở vật chất trong việc tạm giam. t.ạm giữ./.

D A N H M Ụ C T À I L IỆ U T H A M K H A O

]. Miến pháp năm 1946.

2. lliến pháp 1992.

3. Bộ luậl Tố tụng hình SỤ' năm 1988.

4. Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi. bổ sung năm 2008.

5. Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2003.

6. Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 về thiết lập các Tòa án quân sự.

7. Sắc lệnh số 07 ngày 15/01/1946 bổ sung sắc lệnh số 33C.

8. Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946 về Tổ chức Tòa án quân sự.

9. Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 về Bảo vệ tự do cá nhân.

10. Sắc lệnh số 131 ngày 30/7/1946 về Tổ chức tư pháp công an.

11. sảc luật số 02/SL - 76 ngày 15/3/1976 quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật.

12. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 04/4/1989.

13. Pháp lệnh số 23/2004'PL- UBTVỌH ngày 20/8/2004 về Tổ chức điều tra hình sự.

14. C hỉ thị số 53 /C T -T W ngày 2 1 /3 /2 0 0 0 của B ộ Chính trị về m ộ t số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000.

15. Nghị định sổ 89/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam.

16. Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP.

17. Q u y ết định số 1 8 8 /1 9 9 9/Q Đ -T T g ngày 17/9/1999 của Thủ tư ớ n g C hính phủ Véi thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ.

18. Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 7/1/1995 của TANDTC-VKSNDTC- BNV - BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định về truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn-truy tố và xét xử.

19. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết về hình thức và nội dung của các văn bản thuộc thẩm quyền của Tòa án.

20. Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tõi cao hướng dẫn Hủy bỏ biện pháp tạm giam.

21. Báo cáo số 143/BC-BCA ngày 20/4/2009 về tổng kết 10 năm thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam.

22. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về tình hình bắt để tạm giữ từ năm 1999 đến năm 2002.

23. Theo số liệu thổng kê của Cục thống kê tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân tốỉ ea.o về tình hình tạm giam bị can, bị cáo từ năm 1997 đến năm 2006.

24. Từ điển thuật ngữ pháp lý phổ thông (1986), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

25. Từ Điển Luật học, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), NxbTừ điển Bácti Khoa và Nxb Tư pháp.

26. Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự (1995), Nxb Chính trị quốc gì&ị Hà Nội.

27. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trưcmg Đại học Luật Hà Nội (2006), Nxb Tư pháp.

28. Theo http://vnexpress.iiet/Vietnam/Phapluat/2005/05/3B9DE35Glhtitled - 1 ,jpg.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)