Việc làm cho người cao tuổi

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở nhật bản hiện nay (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN, NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

3.1. Hiệu quả triển khai Chính sách an sinh đối với người cao tuổi

3.1.3. Việc làm cho người cao tuổi

72

Vấn đề giải quyết việc làm cho người cao tuổi đã trở nên cấp thiết trong giai đoạn dân số siêu già do tình trạng thiếu hụt nguồn lao động một cách nghiêm trọng, thị trường lao động bắt đầu có xu hướng đồng thời tiếp nhận cả đối tượng lao động cao tuổi.Vấn đề giải quyết việc làm cho người cao tuổi được xem là một bước chuyển hướng phù hợp với thực tế lao động trẻ giảm sút nhưng người cao tuổi vẫn khỏe mạnh và có thể tham gia thị trường lao động... của Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản hiện nay. Chính những hình thức như: khuyến khích các doanh nghiệp giữ lại, đào tạo lại hoặc tái sử dụng lao động cao tuổi, tạo các sàn giao dịch giới thiệu việc làm dành riêng cho người cao tuổi…. đã góp phần kích thích được nhu cầu làm việc của người cao tuổi. Chính vì thế Nhật Bản đã trở thành quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi tiếp tục làm việc cao hơn so với các nước trong Hiệp hội Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Randall S. Jones & Haruki Seitani, 2019, tr.8-9).

Cụ thể với chính sách Abenomics hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề việc làm cho lao động cao tuổi bằng sự linh hoạt và phù hợp trong việc vực dậy và kích thích nền kinh tế. Chính phủ đã tạo điều kiện để phát triển nơi làm việc mới cho người cao tuổi, đào tạo chuyển đổi nghề cho người cao tuổi, hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi khởi nghiệp... vừa để người cao tuổi có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình và ổn định được thu nhập. Chính vì vậy, chính sách Abenomics được cho là đã đạt được những thành công nhất định trong việc tạo cơ hội việc làm cho người cao tuổi. Trên thực tế, Đạo luật sửa đổi về ổn định việc làm của người cao tuổi đã có những quy định bắt buộc phải đảm bảo cơ hội việc làm cho người lao động đến 65 tuổi và tiếp tục mở rộng cơ hội làm việc cho người cao tuổi có nhu cầu. Cụ thể, tỷ lệ người lao động có việc làm trong độ tuổi từ 60–64 là 57,7% (2012) đã tăng lên 70,3% (2019) (Genda Yuji, 2021).

73

Hình 3.1: Sự thay đổi về tỷ lệ có việc làm theo nhóm tuổi (Văn phòng Chính phủ) Cùng với việc góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiệu quả của biện pháp thúc đẩy việc làm cho người cao tuổi còn giúp người cao tuổi tăng thêm thu nhập khi nghỉ hưu và cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân (Quỹ khuyến khích khoa học trường thọ, 2019). Thực tế hiện nay có nhiều người cao tuổi khỏe mạnh muốn duy trì sức khỏe bằng cách tiếp tục làm việc ngay cả khi đã nghỉ hưu và họ đã tìm thấy mục đích sống khi tận hưởng các mối quan hệ với người khác (Yoko Homma & Miyuki Okada, 2005, tr.76-77).

Hơn nữa so với người cao tuổi ở Châu Âu và Hoa Kỳ - nơi có xu hướng “nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu vui vẻ”, người cao tuổi Nhật Bản ít phản đối với việc tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu và minh chứng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Nhật Bản là 70,7%, ở Hoa Kỳ là 57,0%, ở Đức là 37,7% và 19,0% ở Pháp (xét trong số nam giới ở độ tuổi 60 đến 64 vào năm 2004) (Sayaka Fukushima, 2007, tr.19-20). Vì vậy, số lượng lao động cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) ở Nhật Bản tiếp tục tăng lên 8,92 triệu người (2019) (Ling Wang, 2020, tr.273) và đến năm 2021 tỷ lệ việc làm của những người từ 65 tuổi trở lên đạt mức cao kỷ lục 25,1% và tỷ lệ việc làm của những người từ 65 đến 69 tuổi lần đầu tiên vượt quá 50% (50,3%) (Bản tin Đài truyền hình Nhật Bản).

74

Tóm tại chương trình an sinh xã hội dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản đã trải qua một sự chuyển đổi lớn từ sau chiến tranh thế giới hai cho đến nay, cụ thể từ tính chất cứu trợ sang cho phép thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau, hỗ trợ người cao tuổi tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tế (Takahashi Gen & Mitsuta Nagaharu, 2012, tr.275). Từ những hỗ trợ ban đầu về thu nhập cũng như chăm sóc và người cao tuổi thường thụ động trong cuộc sống đã dần chủ động hơn với sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Có thể nói chính những hiệu quả trong việc triển khai Chính sách an sinh xã hội đối cho người cao tuổi cùng các biện pháp hỗ trợ của xã hội đã hình thành nên thế hệ người cao tuổi năng động tích cực thích ứng dần với xã hội siêu già hiện nay ở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở nhật bản hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)