1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.4. Một số khác biệt cơ bản của thu nhập chịu thuế và lợi nhận kế toán 1. Khái quát lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
❖ Lợi nhuận kế toán
Theo VAS 17: “Lợi nhuận kế toán là sự chênh lệch giữa doanh thu trong kỳ và các chi phí phát sinh tương ứng với doanh thu đó”. Lợi nhuận kế toán có các đặc điểm:
• Được xác định dựa vào các nghiệp vụ phát sinh thực tế tại đơn vị, là chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí thực tế phát sinh phù hợp với doanh thu đó.
• Lợi nhuận kế toán được xác định căn cứ vào thời kỳ quy định liên quan đến hoạt động trong một khoảng thời gian xác định.
Dưới góc độ kế toán, việc đo lường lợi nhuận luôn đóng vai trò quan trọng trong cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhiều quan điểm khác nhau về đo lường lợi nhuận kế toán được hình thành trong quá trình phát triển của lý thuyết kế toán. Cho đến nay, có hai quan điểm cho rằng:
• Lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận hiện hành chưa điều chỉnh theo mức giá chung. Quan điểm này thừa nhận đơn vị đo lường theo nguyên tắc giá hiện hành chưa điều chỉnh theo mức giá chung.
• Lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận hiện hành đã điều chỉnh theo mức giá chung. Quan điểm này thừa nhận đơn vị đo lường theo nguyên tắc giá hiện hành đã điều chỉnh theo mức giá chung.
Căn cứ vào chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay, kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 2 phần: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính trên cơ sở:
Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh =
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Cộng (+)
Trừ (-) Trừ (-)
Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh
Trong đó:
➢ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
= Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán
➢ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
= Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
- Lợi nhuận khác được tính bằng
= Thu nhập khác – Chi phí khác - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
= Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN
❖ Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế là thu nhập dùng để xác định và tính thuế TNDN. Mỗi quốc gia có một hệ thống thuế khác nhau, từ đó khái niệm về thu nhập chịu thuế cũng có những điểm khác biệt. Sự khác biệt này xuất phát từ việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ.
Thu nhập chịu thuế (lợi nhuận chịu thuế) là doanh thu đã trừ chi phí kinh doanh hợp lý. Chi phí kinh doanh hợp lý là chi phí được trừ theo quy định của luật thuế.
Và phương pháp để xác định thu nhập chịu thuế được chi phối bởi hệ thống thuế và cơ sở tính thuế riêng biệt của quốc gia đó.
Theo luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 06 năm 2013, “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam”.
1.1.4.2. Sự khác biệt cơ bản của thu nhập chịu thuế và lợi nhận kế toán Sự chênh lệch về số liệu giữa lợi nhuận kế toán trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập chịu thuế (lợi nhuận chịu thuế) trên Báo cáo quyết toán thuế TNDN có sự khác biệt là điều tất yếu xảy ra do mục đích của hai hệ thống báo cáo này khác nhau: báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tê, bảng cân đối tài khoản được lập và xây dựng trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán nhằm phản ánh trung thực và hợp lý cho người sử dụng báo cáo tài chính, còn đối với báo cáo quyết toán thuế TNDN nhằm xác định số thuế TNDN phải nộp theo đúng quy định của pháp luật thuế.
Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế Chỉ tiêu Lợi nhuận kế toán Thu nhập chịu thuế
Mục đích
- Theo mục tiêu tài chính
Trong VAS 17: “Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”.
- Theo mục tiêu tính thuế
- Trong VAS 17: “Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được).
Phương pháp xác định
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác
Trong đó: Chi phí kinh doanh là có chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được qui đinh theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác
Trong đó: Chi phí được trừ là các khoản chi phí được phép trừ được qui định theo luật thuế TNDN.
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)