PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách Nhà nước
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách Nhà nước
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước song nhìn chung, có một số nhân tố cơ bản như: GDP bình quân đầu người, tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế, khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản), mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước và tổ chức bộ máy thu nộp. (Website:http://dankinhte.vn/cac-nhan-to-anh-huong-thu-ngan-sach- nha-nuoc/).
Thu nhập GDP bình quân đầu người
Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Mức GDP bình quân đầu người càng cao thì khả năng tiêu dùng của dân chúng được bảo đảm, đồng thời người dân cũng có điều kiện tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển và ngược lại.
GDP bình quân đầu người cũng là nhân t ố làm cơ sở để quyết định mức động viên của NSNN. Nếu không tính đến chỉ tiêu này khi xác định mức động viên của ngân sách s ẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế và ảnh hưởng ngược lại đến thu ngân sách trong tương lai.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
17 Nguồn thu tiềm năng
Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế, tỷ suất lợi nhuận càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư càng lớn và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận cao, ngu ồn tài chính lớn mới có khả năng để quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ động viên của NSNN.
Dựa vào tỷ suất lợi nhuận để xác định mức độ động viên vào NSNN s ẽ tránh được việc các chính sách, các quy định về thu nộp ngân sách gây khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.
Mức độ trang trải chi phí của chính phủ
Thu NSNN là nhằm mục đích trang trải các chi phí của chính phủ, mức chi tiêu của chính phủ càng cao thì một trong các biện pháp là nâng t ỷ lệ động viên vào NSNN. Trong khi đó, mức độ trang trải chi phí của chính phủ phụ thuộc vào các nhân tố: quy mô t ổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đường lối, chủ trương và các nhiệm vụ phát triển KT-XH đảm bảo quốc phòng an ninh trong từng thời kỳ, chính sách chi tiêu của Nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí nhà nước không có kh ả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí sẽ dẫn đến áp lực thu NSNN phải tăng lên.
Tuy nhiên, tăng thu ngân sách để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước là chỉ có gi ới hạn vì tăng thu quá mức lại làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng đến thu ngân sách trong tương lai. Vì vậy, trong việc hoạch định các chính sách, nhà nước phải có một chương trình phát triển KT-XH thận trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đạt hiệu quả cao, từ đó xác lập một chính sách chi tiêu có hiệu quả và tiết kiệm để có thểgiải quyết hài hoà quan hệ thu- chi ngân sách.
Tổ chức bộ máy thu nộp
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu, do vậytrong hoạt động thu cần phải: tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả , chống được thất thu do trốn, lậu thuế góp phần tích cực tăng hiệu quả thu NSNN. Trong tổ chức thu nộp ngân sách phải
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
18
đảm bảo bao quát toàn bộ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu theo luật định, thu ngân sách nhiều nhất, chi phí thu ít nhất.
Ngoài các nhân tố trên có nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến thu NSNN đó là:
các điều kiện tự nhiên về tài nguyên và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư của nền kinh tế, tính ổn định của hệ thống chính trị, các chính sách thu của nhà nước và hệ thống luật pháp...
Trong từng giai đọan cụ thể, nhà nước cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể các nhân tố tác động đến thu ngân sách để có m ột chính sách thu đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của KT-XH.
Nhân tố khác
Một trong số những nhân tố có tác động không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước đó là việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO.
Nhìn chung, khi gia nhập WTO nguồn thu từ thuế cụ thể là thuế nhập khẩu sẽ giảm đi. Tuy nhiên, mức độ giảm không đáng kể so với nguồn thu tăng thêm cho ngân sách nhà nước do quá trình hội nhập WTO mang lại.
Khi gia nhập WTO Việt Nam phải mở cửa thị trường hàng hóa, ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu xuất nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế nhập khẩu). Việc cắt giảm thuế trong ngắn hạn sẽ có tác động nhất định giảm thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ tác động không lớn đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu (việc giảm thuế tất yếu sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng với số lượng lớn hơn nhập nhiều nguyên vật liệu đầu vào hơn…) và dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ tác động không lớn, thậm chí về lâu dài sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và khống chế bội chi cần quan tâm đến một nhân tố có ảnh hưởng, tác động đến thu NSNN nêu trên cũng như cần có giải pháp chiến lược về cải cách thuế như: vấn đề tài khóa, vấn đề tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội, vấn đề hành chính thuế; giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước như: thực hiện chính sách tiền tệ chặt, kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công, tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
19
đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu, tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá… Đồng thời thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước. Cụ thể như: Khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt; chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư; chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân; dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới; nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư…
Quan tâm đúng mức tới các yếu tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nêu trên sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước bền vững.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách Nhà nước
Hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN có thể nhìn nhận trên nhiều gốc độ, có thể nhìn nhận từ số thu NSNN, từ việc tuân thủ các quy định pháp luật về thu NSNN của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, từ việc so sánh giữa chi phí hành thu với số tập trung vào NSNN…Hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN được quyết định bởi các nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất, Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, hình thức tác động lên một hệ thống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý trong một giai đoạn nhất định. Cơ chế quản lý thu ngân sách quy định phạm vi, đối tượng thu của cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính, vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách. Thự c tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
20
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qu ả quản lý thu ngân sách trên một lãnh thổ, địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn, phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác quản lý thu ngân sách. (Lê Minh Tiến, 2014)
Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN: Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, gắn NSNN với hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ. (Lê Minh Tiến, 2014)
Thứ ba, nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý thu NSNN: Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách huyện và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách. (Lê Minh Tiến, 2014)
Thứ tư, tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện: Trình độ con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý thu ngân sách nhà nước. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu NSNN người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập đó chính là tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý thu NSNN và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu theo chức năng, trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu ngân sách.
Thứ năm, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập. Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
21
động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.
Thứ sáu, hệ thống các văn bản pháp luật: Hệ thống các VBPL có liên quan đến thu NS và quản lý nhà nước đối với thu NS như: Luật ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật Quản lý thuế; thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về thu NS, về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống VBPL là nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với thu ngân sách địa phương vì các VBPL là cơ sở để chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và điều hành thu NS, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình điều hành thu NS các cấp. Hệ thống VBPL về thu và QL thu NS mà đồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành thu NS, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về thu NS.
Thứ bảy, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện: Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quán lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của huyện.
Thứ tám, chế tài xử phạt, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể: Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả công tác Quản lý nhà nước. Nếu chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý thì chắc chắn hiệu quả của công tác QLNN sẽ cao và ngược lại. Đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà được động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời thì sẽ tạo ra động lực hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nữa.