PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và quản lý thu ngân sách Nhà nước
1.1.4. Tổng quan về thu ngân sách Nhà nước cấp huyện
1.1.4.1. Nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước cấp huyện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
22
Theo khoản 1, điều 37, Luật Ngân sách năm 2015, nội dung của các khoản thu ngân sách nhà nước câp huyện được quy định như sau: (Quốc hội, 2015)
a) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
Thuế môn bài;
Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất;
Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
Lệ phí trước bạ;
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
23
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;
Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách địa phương;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
c) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
d) Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.
1.1.4.2. Vai trò và nhiệm vụ của ngân sách Nhà nước cấp huyện
Ngân sách Nhà nước cấp huyện là một bộ phận hữu cơ của NSNN, cùng ra đời và tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống NSNN. Ngân sách Nhà nước cấp huyện đã trở thành một cấp ngân sách giúp nền tài chính của quốc gia trở nên mạnh hơn, đảm bảo chức năng và nhiệm vụ được ủy quyền từ ngân sách Trung ương;
là phương tiện vật chất để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định. (Lê Minh Tiến, 2014)
Ngân sách Nhà nước cấp huyện là một cấp ngân sách quan trọng, đóng vai trò là cầu nối giữa các đơn vị cơ sở với cơ quan quản lý cấp trên. Một chủ trương, chính sách của Nhà nước, hiệu lực quản lý Nhà nước đều có sự tham gia của cấp ngân sách này để giúp công tác quản lý điều hành đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời, cũng phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong khi triển khai thực hiện tại cơ sở. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngân sách huyện có vai trò hết sức quan trọng, cụ thể như sau:
Một là, NSNN cấp huyện là công cụ huy động nguồn tài chính để đảo bảo thực hiện chức năng nhà nước ở địa phương: Sự hoạt động của chính quyền địa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có quỹ tài chính tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu cho những mục đích xác định, quỹ tài chính tập trung đó chính là ngân sách huyện. Mặc dù không lớn như ngân sách Trung ương, nhưng ngân sách huyện đã thể hiện vai trò nhất định trong việc thực hiện chức năng Nhà nước tại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
24
địa phương. Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo quốc phòng - an ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo môi trường chính trị bền vững, an toàn để huyện phát triển về mọi mặt trong cả mặt kinh tế lẫn xã hội.
Hai là, NSNN cấp huyện là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội tại địa phương: Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu cần khắc phục những khuyết điểm của kinh tế thị trường, giúp cho nền kinh tế phát triển cân đối và hợp lý. Nhà nước thực hiện vai trò này trong hoạt động thu chi NSNN, cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau:
- Về mặt kinh tế: NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Thông qua các khoản chi kinh tế và chi cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế;
đồng thời chính quyền cấp huyện có thể tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ưu tiên những ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Về mặt xã hội: Đầu tư của NSNN để thực hiện các chính sách xã hội: Giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, chi đảm bảo xã hội nhằm giúp đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao hơn. Việc đầu tư này nhằm khắc phục và bù đắp khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường như thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường....
1.1.4.3. Phân cấp quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện
Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình. Ngân sách cấp xã, thị trấn do chính quyền cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện theo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương mình quản lý.
Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc, nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được quy định rõ trong chương II và III của Luật ngân sách nhà nước bao gồm: (Quốc hội, 2015)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
25
Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách.
Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều hành ngân sách nhà nước trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình tự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước.
Cụ thể là:
Hội đồng nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã quyết định. Riêng đối với HĐND cấp tỉnh, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên còn được quyền quyết định thu, chi lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định. Riêng đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND còn có nhiệm vụ lập và trình HĐND quyết định việc thu phí, lệ phí, phụ thu, huy động vốn trong nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc địa phương quản lý.
Đặc biệt đối với HĐND và UBND các cấp đã có sự đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy tiềm năng hiện có, bồi dưỡng và tăng thu cho ngân sách cấp mình, từ đó chủ động bố trí chi tiêu hợp lý, có hiệu quả theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể và chế độ thu thống nhất của Nhà nước.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
26
ngân sách hàng năm; xây dựng trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập quyết toán thu ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã) báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
Chi cục Thuế huyện phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm; triển khai thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Phòng Thanh tra huyện phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; các cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các xã, thị trấn tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, để phát hiện và xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện.
1.1.4.4. Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện
Theo chu trình NSNN hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách được phân thành 3 giai đoạn: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.
a) Lập dự toán
Dự toán NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo Luật ngân sách Nhà nước 2015 theo từng nội dung cụ thể (Bảng 1.1).
- Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách nhà nước + Yêu cầu của lập dự toán:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
27
Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.
Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định.
Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.
Căn cứ lập dự toán:
Nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch.
Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt... đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN.
Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ hưởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách.
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hướng dẫn của ủy ban nhân dân các cấp về lập dự toán ở địa phương. (Bộ Tài chính, 2006)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
28
Bảng 1.1: Lịch biểu lập Ngân sách Nhà nước Việt Nam
Nội dung công việc Thời gian
Ủy ban TVQH cho ý kiến về các định mức phân bổ NS và chế độ chi NS quan trọng làm căn cứ xây dựng dự toán NSNN
Trước1/5
Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước
Trước 31/5
Ban hành các Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách và ra thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN
Trước 10/6
Các Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới
Trước 10/6
Các cơ quan , đơn vị các tỉnh gửi dự toán đến Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư
Chậm nhất 20/7
Thảo luận dự toán giữa Bộ Tài chính với các cơ quan TW và các địa phương; tổng hợp và lập dự toán NSNN trình Chính phủ
Từ cuối tháng 7
Chính phủ trình dự toán NSNN, phân bổ ngân sách cho các cơ quan của Quốc hội để thẩm tra.
Trước 1/10
Ủy ban TC & NS của Quốc hội chủ trì họp thẩm tra Chậm nhất 05/10 Chính phủ báo cáo giải trình sau phiên họp thẩm tra của QH 3 ngày sau họp Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Chậm nhất 12/10
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến Trước 18/10
Quốc hội họp, thảo luận, đi đến quyết định dự toán NSNN Trước 15/11 Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ NSTW Trước 20/11 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán và phân bổ NSĐP Trước 10/12 HĐND cấp huyện quyết định dự toán và phân b ổ NS huyện. Trước 20/12 HĐND cấp xã quyết định dự toán và phân bổ ngân sách cấp xã Trước 31/12 Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách phải hoàn thành Trước 31/12
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
29
Số kiểm tra về dự toán thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trước.
- Quy trình lập dự toán ngân sách
Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau:
+ Xác lập và thông báo số kiểm tra
Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo s ố kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh.
Sau khi số kiểm tra đã được xác lập, các bộ, cơ quan trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
+ Lập và thảo luận dự toán ngân sách
Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong ph ạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết.
Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với, các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu NSNN, trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừ a u ỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu NSNN.
- Quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước
Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sá h ho ơ quan trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các kho ản thu giữa NSTW và NSĐP.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ