PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Dân số của thị xã Quảng Trị khoảng gần 25.000 người với gần 6.000 hộ, trong đó dân số các phường nội thị chiếm 82,1%. Giữa khu vực thành thị và nông thôn, mật độ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
39
dân số của thị xã có sự chênh lệch lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng các công trình hạ tầng về giao thông, điện nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế (khu vực thành thị là 506 người/km2, trong khi đó khu vực nông thôn là 64 người/km2). Hiện nay thị xã Quảng Trị có gần 12.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,8% tổng số dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 31%. Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của thị xã Quảng Trị tương đối trẻ, tình trạng xáo trộn do di chuyển nội vùng giảm, tuy nhiên đội ngũ lao động có chất lượng, tay nghề cao chưa nhiều.
Tài nguyên đất – rừng: Địa chất thị xã có độ kiến tạo tương đối bình ổn. Đất đai của thị xã chủ yếu là đất nông nghiệp, chiếm 80% diện tích đất tự nhiên, thích hợp để trồng lúa hai vụ, rau màu, các loại cây ăn quả và một số loại cây công nghiệp như tiêu, cao su. Diện tích rừng của thị xã đóng vai trò tích cực trong việc điều hòa khí hậu, đảm bảo nguồn nước cho hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn.
Tài nguyên – khoáng sản: trên địa bàn khoáng sản chủ yếu là các nhóm vât liệu xây dựng như cát, sỏi, đất sét với trữ lượng không lớn. Đất sét làm gạch ngói được phân bổ chủ yếu ở vùng gò đồi Hải Lệ. Cát, sỏi được phân bố dọc sông Thạch Hãn, trữ lượng hạn chế, chỉ phù hợp với kiểu khai thác thủ công và bán thủ công.
Tiềm năng du lịch: Hệ thống di tích của thị xã Quảng Trị khá đa dạng , phản ánh rõ nét bức tranh lịch sử, văn hóa và là mạch nguồn gắn kết bền chặt các thế hệ. Trên địa bàn thị xã hiện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia trong đó di tích Thành Cổ Quảng Trị được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng. Các di tích lịch sử trên địa bàn có lien quan mật thiết với hệ thống di tích, danh thắng khu vực phía nam của tỉnh nên có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lịch sử, sinh thái, hoài niệm, hành hương về nguồn. Hiện nay, hệ thống các công trình tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở 2 bên bờ sông Thạch Hãn đã và đang được đầu tư xây dựng, tạo nên điểm nhấn trong hành trình du lịch hoài niệm độc đáo, thu hút đông đảo đồng bào, chiến sỹ khắp cả nước và bạn bè quốc tế đến với Quảng Trị.
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và cho mỗi địa phương nói riêng, trong đó có thị xã Quảng Trị. Sự tăng trưởng khá và tương đối ổn định của nền kinh tế thị xã trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
40
những năm qua cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã và đang đầu tư phát triển đã tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tới.
* Về kinh tế: Từ khi được thành lập lại đến nay, tuy là địa bàn trọng điểm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, song nhân dân thị xã luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, sang tạo để xây dựng thị xã phát triển xứng đáng với tầm vóc vốn có của mình. Trong giai đoạn 2015-2017, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân đạt 13%.
Tỷ trọng cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Năm 2018, cơ cấu ngành CN-TTCN-XD chiếm 45,5%, TM-DV-DL đạt 45,3%, Nông – lâm – Thủy sản đạt 9,9%; Sản xuất TM-DV-DL có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2016-2018 là 12,4%. Thị xã Quảng Trị đã hình thành các nhóm mặt hàng chủ yếu như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lúa gạo, đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ, thiết bị nông nghiệp…Các khu công nghiệp đã hình thành ở cụm Cầu Lòn – Bàu De, Ba Bến, Hải Lệ. Cơ cấu ngành sản xuất công nghiệp được xây dựng hợp lý, phù hợp với năng lực khai thác nguồn nguyên liệu địa phương và nguyên liệu vùng phụ cận.
Ngành TM-DV-DL được đầu tư và phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng về hàng hóa, dịch vụ của nhân dân. Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ du lịch tăng từ 1150 tỷ đồng năm 2016 lên 1610 tỷ đồng năm 2018. Tốc độ tăng bình quân là 18,3%/năm. Đã hình thành nhiều đại lý có quy mô khá kinh doanh về vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, thiết bị điện tử, dân dụng. Ngoài chợ Quảng Trị, một số chợ mới đã đưa vào sử dụng như chợ Ba Bến, chợ Hải Lệ; các khu dịch vụ văn hóa thể thao cũng đã được triển khai như: La Vang resort, khu thể thao Đại Dương, kho hàng dịch vụ Bàu De…Nhìn chung, ngành TM-DV đã có những chuyển biến tích cực và trở thành ngành giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế thị xã hiện nay.
Chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế, tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản hàng năm đều tăng, bình quân giai đoạn 2016-2018 là 5,52%/năm. Số diện tích trồng cây hằng năm được duy trì từ 930-950 ha. Trên địa bàn, đã hình thành một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao phát triển theo hướng tập trung, gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường như mô hình trang trại vệ sinh lợn – cá, nông lâm kết hợp ở Hải Lệ; mô hình trồng giống sắn mới ở An Đôn, mô hình nuôi chim trĩ và bồ câu Pháp ở phường 3…Thị xã cơ bản đã đạt được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Lệ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
41
Hoạt động thu chi ngân sách của thị xã luôn bám sát nhiệm vụ đã đề ra. Bình quân hàng năm thu ngân sách trên địa bàn vượt dự toán được giao trên 10%, trong đó năm 2017 có số thu nội địa (không kể tiền thu sử dụng đất) cao nhất đạt gần 42 tỷ đồng. Mặc dù số thu tăng hàng năm nhưng nguồn thu nhỏ và không ổn định nên ngân sách của thị xã chủ yếu phụ thuộc vào bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh. Chi ngân sách thị xã hàng năm cũng vượt dự toán được giao do thực hiện các chế độ chính sách mới và bổ sung từ nguồn vượt thu. Cơ bản hoạt động chi ngân sách được quản lý chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo chế độ định mức và tỷ lệ tiết kiệm theo quy định của Chính phủ.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Thị xã Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2018
TT Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm Bình
quân thời
kỳ 2016-
2018 (%) 2016 2017 2018
I KINH TẾ
1 Giá trị sản xuất (Giá HH) Tỷ
đồng 1.301,0 1.438,0 1.612,0 11,31 - Nông, lâm ngiệp, thủy sản Tỷ
đồng 141,0 148,0 157,0 5,52 - Công nghiệp và xây dựng Tỷ
đồng 590,0 650,0 735,0 11,61
- Dịch vụ Tỷ
đồng 570,0 640,0 720,0 12,39 2 Cơ cấu giá trị sản xuất (Giá
HH%)
% 100,0 100,0 100,0
- Nông, lâm ngiệp, thủy sản % 10,84 10,29 9,0 -0,09 - Công nghiệp và xây dựng % 45,35 45,20 45,7 0,004
- Dịch vụ % 43,81 44,51 45,3 0,02
3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ, vận tải
Tỷ
đồng 1.150 1.350 1610 18,3
4 Tổng thu ngân sách Tỷ
đồng 198,1 188,0 241,3 10,40 5 Chi ngân sách địa phương Tỷ
đồng 187,7 183,6 188,7 0,27 5.1 Chi đầu tư phát triển Tỷ
đồng 34,8 23,9 25.4 -14,6
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
42
5.2 Chi thường xuyên Tỷ
đồng 124,2 124,7 128,5 1,72 II VĂN HÓA – XÃ HỘI
1 Dân số trung bình Người 23.537 26.500 29.300 11,6 2 Số lao động được tạo việc làm Người 400 350 370 -3,82
3 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,86 1,68 1,27 -0,17
4 Giáo dục và đào tạo
- Số cháu đi nhà trẻ Cháu 214 405 375 32,4
- Số cháu đi học mẫu giáo Học
sinh 764 1.050 1134 21,83
- Trong đó mẫu giáo 5 tuổi % 100 100 100
- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi % 96 100 100 2,1 - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia % 63 79 83 14,8 (Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020) Ghi chú: các chỉ tiêu qua số bình quân thời kỳ trong giai đoạn 2016 – 2018 được tính theo công thức (√(chỉ tiêu năm 2018/2016) – 1)*100.
* Về văn hóa – xã hội: Văn hóa thị xã Quảng Trị hội tụ hai phong cách văn hóa Việt và Chàm. Cùng với sự thông thương ra các vùng miền nên đời sống văn hóa ở đây khá phong phú và đa dạng. Các phong tục tập quán, lễ nghi của văn hóa Việt được bảo tồn khá rõ nét. Thị xã Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như miếu Thành Hoàng, đền Xã Tắc, Nghĩa Trùng, đặc biệt là tòa Thành Cổ bằng gạch kiên cố, dinh lũy của chế độ phong kến còn để lại – đánh dấu công trình xây dựng bằng mồ hôi và máu của bao kiếp đời dân nô lệ. Với vị trí địa lý thuận lợi, các tôn giáo như đạo Khổng, đạo Phật, đạo Thiên Chúa có mặt khá sớm ở thị xã Quảng Trị. Sự hiện diện của các tôn giáo góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm đa dạng và phong phú. Từ khi thị xã trở lại với tên gọi của chính mình, các tầng lớp nhân dân thị xã Quảng Trị càng tự hào với quá khứ bao đời gắn bó bên nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Từ thuở khai sơn, phá thạch cho đến khi hình thành làng xã phố phường, suốt chiều dài lịch sử đó con người thị xã luôn bền bỉ, kiên cường, anh hùng bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược; cần cù, chịu thương chịu khó trong hòa bình để bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.
Công tác giáo dục - đào tạo của thị xã phát triển mạnh, vững chắc, một số mặt cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh. Đến nay, thị xã Quảng Trị đã hoàn thành phổ cập THPT, 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
43
Công tác ASXH được triển khai thực hiện đồng bộ. Thị xã đã đầu tư hỗ trợ sửa chữa, xây dựng trên 500 ngôi nhà tình nghĩa, nhà ở cho người có công với cách mạng.
Đời sống của các đối tượng chính sách trên địa bàn được cải thiện đáng kể. Số hộ nghèo giảm bình quân hang năm là 0,94% , tỷ lệ hộ nghèo là 1,27% (năm 2018).
Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm. Trên địa bàn không có các đợt dịch bệnh lớn xảy ra. Toàn thị xã có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,6% vượt kế hoạch đề ra.
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thường xuyên được giữ vững.
Việc triển khai nghị quyết chuyên đề về không có tai tệ nạn xã hội phát huy hiệu quả.
Nhiều tệ nạn nghiêm trọng được đẩy lùi, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư phát triển mạnh. Có 96% khu phố, 95% cơ quan đơn vị được công nhận văn hóa, số giai đình được công nhận gia đình văn hóa là 92%.
Có thể thấy rằng, mặc dù có một số mặt thuận lợi, nhưng nhìn chung các nguồn lực để phát triển kinh tế của thị xã vẫn hạn chế dẫn đến sự mất cân đối trong nền kinh tế, thiếu bền vững và không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ chi của địa phương.
Công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn hiệu quả chưa cao. Mục tiêu đưa thị xã trở thành trung tâm kinh tế văn hóa phía Nam của tỉnh chưa đạt yêu cầu, kinh tế - xã hội chưa có mặt đột phá. Do đó, cần sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính được phân cấp nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.