CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3 Các biến trong mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Theo bài nghiên cứu của Vodová vào năm 2011 tại Cộng Hòa Séc khi tác giả xác định những yếu tố quyết định đến tính thanh khoản của ngân hàng thương mại tác giả đã đưa ra 4 mô hình hồi quy phù hợp với biến phụ thuộc thể hiện khả năng thanh khoản là:
- L1 = sản thanh khoản/tổng tài sản
- L2 = tài sản thanh khoản/(tiền gửi + cho vay ngắn hạn) - L3 = cho vay/tồng tài sản
- L4 = cho vay/(tiền gửi + huy động ngắn hạn)
Qua sự tổng hợp tình hình nghiên cứu tại Việt Nam, cùng với thực trạng tại các ngân hàng thương mại mà tác giả nghiên cứu thì tác giả đã thừa kế mô hình nghiên cứu của Vodavá ở mô hình L1 = tài sản thanh khoản/tổng tài sản vào bài nghiên cứu của chính mình. Mô hình nghiên cứu sẽ sử dụng tài sản thanh khoản/tổng tài sản (LIQ) làm biến phụ thuộc để từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
3.3.2 Mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và LIQ
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được tính bằng giá trị lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản nó thể hiện rằng một đồng tổng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động của một ngân hàng. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư cũng như khách hàng sẽ chú trọng đến khi muốn đầu tư hay giao dịch với ngân hàng. Giống như Anna và Hoi (2008), Antonina (2010), Nesrine và Younes (2012), và Sehrish, Faiza và Khalid (2011) đã sử dụng chỉ số tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản để đo lường khả năng sinh lời của các NHTMCP tại Việt Nam. Từ đó tác giả đã chọn ROA làm biến độc lập thứ nhất để đo lường yếu tố ảnh hường đến khả năng thanh khoản của NHTMCP tại Việt Nam.
Từ giả thuyết và tình hình thực tiễn hiện nay, giả thuyết tác giả đặt ra là: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có tác động cùng chiều tới khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại.
3.3.3 Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng SIZE và LIQ
Quy mô ngân hàng được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng (SIZE). Nếu SIZE có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản của ngân hàng (LIQ) chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm mục tiêu năng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Ngược lại đó là khi xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ rằng nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực chưa theo kịp sự phát triển của quy mô ngân hàng sẽ khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó không thể không kể đến là rủi ro thanh khoản. Các
bài nghiên cứu trước của các tác giả như Aspachs và ctg (2003); Lucchetta (2007), Vodová (2011); Rauch và ctg (2009) đều nhận định không giống nhau về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng với khả năng thanh khoản.
Với tình hình hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng hiện nay thì nghiên cứu này tác giả kì vọng sẽ tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô ngân hàng (SIZE) và khả năng thanh khoản (LIQ)
3.3.4 Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAP với LIQ
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được tác giả tính bằng công thức vốn và các quỹ/tổng tài sản ngân hàng. Tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Nếu tỷ số này thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này tìm ẩn rất nhiều rủi ro và có thể làm lợi nhuận ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Nhiều bài nghiên cứu của các tác giả Bunda (2003);
Vodová (2011); Bonfim và Kim (2009); Aspachs và ctg (2003); Repullo (2003);
Dewatripont và Tirole (1993) đều cho kết quả không giống nhau về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Với tình hình hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng hiện nay thì nghiên cứu này tác giả kì vọng sẽ tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAP với khả năng thanh khoản (LIQ).
3.3.5 Mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận (ROE) với (LIQ)
Tỷ số này được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng vốn và các quỹ, vì vậy tỷ số trên phản ánh hiệu quả cách quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn. Lợi nhuận và thanh khoản luôn là vấn đề mà các ngân hàng quan tâm, thông thường về mặt lý thuyết thì khi lợi nhuận tăng thì đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro tăng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Cụ thể, trong nghiên cứu của các tác giả Valla & SaesEscorbiac (2006); Almumani (2013) đã chỉ ra lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản.
Những ngân hàng có sở hữu vốn chủ sở hữu và mức tăng trưởng lợi nhuận lớn thì sẽ có tính thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trưởng lợi nhuận,
thông thường ngân hàng sẽ phải chấp nhận những khoản đầu tư mạo hiểm, hay những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm.
Nhưng ở một số nghiên cứu khác lại xảy ra điều ngược lại. Trong nghiên cứu của tác giả Hackethal et al. (2010) về các yếu tố tác động đến khả năng tạo thanh khoản cho 457 ngân hàng tại Đức, giai đoạn từ 1997-2006 tác giả cho thấy việc tăng lợi nhuận sẽ làm vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên (tăng lợi nhuận giữ lại), giúp cho ngân hàng thuận tiện hơn trong việc phân bổ tỷ lệ nguồn vốn trong kinh doanh, linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi các kỳ hạn thanh toán. Do đó, gia tăng lợi nhuận sẽ tạo ra sự gia tăng về thanh khoản.
Với tình hình hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng hiện nay thì nghiên cứu này tác giả kì vọng sẽ tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ lợi nhuận (ROE) với khả năng thanh khoản (LIQ).
3.3.6 Mối quan hệ giữ tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) với khả năng thanh khoản LIQ
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Đa số nghiên cứu trước của các tác giả Lucchetta (2007);
Sufian và Chong (2008) đều cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
Với tình hình hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng hiện nay thì nghiên cứu này tác giả kì vọng sẽ tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) với khả năng thanh khoản (LIQ).
3.3.7 Mối quan hệ giữu tỷ lệ cho vay (TLA) với khả năng thanh khoản (LIQ) Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản được đề cập rất nhiều ở các nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Malik et al. tại 26 ngân hàng thương mại ở Pakistan giai đoạn 2007-2011, đã đưa ra kết luận rằng, tín dụng (cho vay) có tác động cùng chiều tới rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lần lượt các phần mềm SPSS, Grelt và Eview để kiểm định mô hình, kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, nếu ngân hàng thương mại gánh chịu rủi
ro tín dụng cao, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ bị giảm sút nghiên trọng.
Những ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu cao là những ngân hàng bị sụt giảm uy tín trong lòng khách hàng.
Một trong những nguyên nhân gây ra việc mất thanh toán tại ngân hàng phát triển nhà Hà Nội Habubank chính là do nợ xấu. Sau hơn 20 năm tồn tại, ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Hà Nội phải tiến hành sát nhập vào ngân hàng SHB, sau các món nợ được tập trung vào một số khách hàng ở các lĩnh vực đóng tàu, sản xuất giấy thủy sản,… Do không thu hồi được nợ, ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lấy huy động sau trả cho huy động trước, cuối cùng khi những món nợ trên không thể thu hồi, Habubank đã phải tiến hành sáp nhập để bảo đảm quyền lợi cho cổ đông và khách hàng tiền gửi.
Với tình hình hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng hiện nay thì nghiên cứu này tác giả kì vọng sẽ tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ cho vay (TLA) với khả năng thanh khoản (LIQ).
Bảng 3.1: Tóm tắt cách tính toán, thu thập và dấu kì vọng của biến Stt Tên biến Kí
hiệu
Phương pháp tính
Nguồn dữ liệu
Kì vọng
dấu
Các nghiên cứu liên
quan Biến phụ
thuộc
1 Khả năng thanh khoản
LIQ (Tiền mặt+ tiền gửi tại NHNN+
tiền vàng tại TCTD)/Tổng tài sản
Bảng CĐKT
Vodová (2011)
Biến độc lập 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản
Bảng báo cáo KQKD,
(+) Anna và Hoi (2008
Antonina
Bảng CĐKT
(2010), Nesrine và Younes (2012 Sehrish, Faiza và Khalid (2011)
3 Quy mô
ngân hàng
SIZE Ln(Tổng tài sản) Bảng CĐKT
(-) Aspachs và ctg (2003);
Lucchetta (2007), Vodová (2011);
Rauch và ctg (2009)
4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
CAP Vốn và các quỹ/tổng tài sản
Bảng CĐKT
(+) Bunda (2003);
Vodová (2011);
Bonfim và Kim (2009);
Aspachs và ctg (2003);
Repullo (2003);
Dewatripont và Tirole (1993)
5 Tỷ lệ lợi ROE Lợi nhuận sau Bảng báo (+) Valla &
nhuận thuế/vốn và các quỹ
cáo KQKD,
Bảng CĐKT
SaesEscorbia c (2006);
Almumani (2013) Hackethal et al. (2010)
6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
LLR Ln(dự phòng rủi ro tín dụng)
Bảng báo cáo KQKD
(+) giả Lucchetta (2007);
Sufian và Chong (2008) 7 tỷ lệ cho vay
trên tổng tài sản
TLA Cho vay khách hàng/ tổng tài sản
Bảng CĐKT
(+) Malik et al (2011)