CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1 Giới thiệu chung về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
4.1.1 Đôi nét về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Ngành ngân hàng đã xem là chính thức xuất hiện tại Việt Nam sau sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 6/5/1951. Tuy nhiên, giai đoạn đầu các ngân hàng hoạt động với các nghiệp vụ khá thô sơ và thiếu kiểm soát. Đến 1/1/1998 khi Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các TCTD đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành. Từ đó, hoạt động của các ngân hàng ngày một được kiểm soát chặt chẽ hơn, chức năng ngân hàng nhà nước với tư cách là một người quản lý hoạt động của các TCTD cũng được thể hiện rõ hơn. Nhờ vậy, hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng ngày càng phát triển và thu hút them nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại Việt Nam là ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (1987), tiếp theo là ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (1988). Từ giai đoạn 1991-1996 là thời kỳ nở rộ thành lập TMCP. Với cơ chế quản lý, điều hành năng động ngân hàng TMCP ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong thị trường tài chính- ngân hàng của nước ta.
Đến nay, sau nhiều năm đổi mới và phát triển, tính đến nay theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước hệ thống các tổ chức tín dụng gồm có: 4 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh với Việt Nam, ngoài ra còn có 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Quy mô về tài sản của các ngân hàng TMCP thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Đồ thị 4.1: Tổng tài sản các NHTMCP
(Nguồn: [19]) Theo biểu đồ cho thấy tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam là 4.590.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2008-2016. Quy mô ngân hàng tại Việt Nam ngày càng được mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2011, theo số liệu của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), tổng tài sản của ngành đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2007-2010. Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, sau các ngân hàng có vốn đầu tư thì ngân hàng của nhà nước thì ngân hàng TMCP Sài gòn
Thương tín Sacombank là ngân hàng có tổng tài sản cao nhất so với các ngân hàng TMCP còn lại. Không chỉ với quy mô lớn mà Sacombank còn phát triển về cách tổ chức quản lý nhân sự, cách chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo, từ đó theo khảo sát
"Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2017" do CareerBuilder Việt Nam thực hiện, Sacombank vinh dự đứng đầu Top 5 Công ty được nhân viên nội bộ yêu mến, bình chọn nhiều nhất và Top 2 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất khối ngành tài chính/ngân hàng/bảo hiểm.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn lên hoạt động tại các thành thị, do đó có tác động tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Bên cạnh đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản ly hoạt động ngân hàng còn khá kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Với quy mô ngân hàng tương đối nhỏ, các NH Việt Nam đều chịu áp lực tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm để đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. NHNN hiện tại đang sử dụng 2 công cụ tài chính để nâng cao khả năng an toàn vốn của các NHTM: (1) quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu; (2) quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Đồ thị 4.2: Vốn điều lệ các NHTMCP
(Nguồn: [20]) Theo biểu đồ cho ta thấy vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam là 342900 triệu đồng. Ngành ngân hàng tăng nhanh không chỉ về số lượng mà còn cả về quy mô tài sản, tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu vào cuối năm 2014 75.18% ngân hàng có vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng. Thị phần của các NHTMQD có xu hướng giảm dần do chiếm lĩnh của các NHTMCP trong 5 năm trở lại đây.
Trong những năm gần đây, mạng lưới hoạt động của những ngân hàng TMCP ngày càng được mở rộng, không chỉ hoạt động trong nước mà các ngân hàng TMCP còn liên kết quốc tế nhằm mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao uy tín cũng như chất
lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch còn khá chênh lệch nhau do chiến lược phát triển và đặc trưng theo từng ngân hàng.
Riêng 4 NHTMQD đã chiếm 35.7% tổng số máy ATM của toàn hệ thống. Ngân hàng nhà nước như ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển nông thôn là ngân hàng giữ vai tròn chủ đạo trong việc phát triển đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 2300 CN, PGD, 1740 máy ATM vào năm 2010, nhưng hiệu quả hoạt động đối với máy ATM của Agribank chưa cao không tương ứng với quy mô của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thế mạnh là về huy động và mạng lưới thẻ tín dụng đứng Top 3 nhưng trong khi đó quy mô CN, PGD lại thấp hơn.