CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.4 Kết quả hồi quy
4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình POOL
Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM tại Việt Nam theo phương pháp hồi quy Pool được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Kết quả chạy mô hình hồi quy POOL lần đầu
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.633563 0.052345 12.10356 0.0000
ROA 0.335710 1.633240 0.205549 0.8373
CAP -0.091641 0.124433 -0.736464 0.4621
ROE 0.497924 0.152642 3.262031 0.0013
LLR -0.021159 0.003391 -6.239204 0.0000
TLA -0.365054 0.036257 -10.06847 0.0000
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả) Qua bảng trên ta thấy các biến ROA, CAP có hệ số Prob lớn hơn 0.05 không có ý nghĩa thống kê nên ta lần lượt loại ra và chạy lại mô hình với kết quả như sau:
Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình hồi quy Pool sau khi loại biến
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.608866 0.041520 14.66441 0.0000
ROE 0.542287 0.093067 5.826878 0.0000
LLR -0.019880 0.002908 -6.835554 0.0000
TLA -0.369012 0.035818 -10.30249 0.0000
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả) Phương trình hồi quy:
LIQ = 0.608866012755 + 0.542287417915*ROE - 0.0198800081641*LLR - 0.369011863548*TLA
Trong kết quả trên, ta nhận thấy:
+ Biến tỷ lệ lợi nhuận (ROE) có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng thanh khoản (LIQ) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%.
+ Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng (LLR) có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng thanh khoản (LIQ) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng (TLA) có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng thanh khoản (LIQ) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%.
4.4.2 Kết qủa hồi quy mô hình REM
Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM tại Việt Nam theo phương pháp hồi quy REM được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy theo REM
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.711077 0.060295 11.79328 0.0000
ROA 4.353529 1.589685 2.738611 0.0066
CAP -0.290272 0.109969 -2.639581 0.0088
ROE 0.133020 0.153341 0.867476 0.3865
LLR -0.026447 0.003707 -7.134077 0.0000
TLA -0.355773 0.043938 -8.097094 0.0000
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả) Qua bảng trên ta thấy biến ROE có hệ số Prob lớn hơn 0.05 không có ý nghĩa thống kê nên ta loại ra và chạy lại mô hình với kết quả như sau:
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình REM sau khi loại biến
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.737005 0.059356 12.41665 0.0000
ROA 5.458906 1.015937 5.373270 0.0000
CAP -0.344719 0.088898 -3.877701 0.0001
LLR -0.027713 0.003783 -7.325809 0.0000
TLA -0.360616 0.045409 -7.941511 0.0000
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả) Phương trình hồi quy:
LIQ = 0.737004639009 + 5.45890617051*ROA - 0.344718500618*CAP - 0.027713421137*LLR - 0.360616178996*TLA
Trong kết quả trên, ta nhận thấy biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng (CAP) tác động ngược chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy là - 0.344718500618 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Biến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có tác động cùng chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy là 5.45890617051và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có ảnh hưởng cùng chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy là 0.511796125972 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng (TLA) có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy là - 0.360616178996 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
4.4.3 Kết quả hồi quy mô hình FEM
Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam theo phương pháp hồi quy FEM được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.784967 0.071325 11.00546 0.0000
ROA 6.123219 1.696113 3.610149 0.0004
CAP -0.368230 0.113211 -3.252608 0.0013
ROE -0.086202 0.170530 -0.505494 0.6137
LLR -0.031043 0.004311 -7.200430 0.0000
TLA -0.366684 0.053165 -6.897064 0.0000
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả) Qua bảng trên ta thấy biến ROE có hệ số Prob lớn hơn 0.05 không có ý nghĩa thống kê nên ta loại ra và chạy lại mô hình với kết quả như sau:
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM sau khi loại biến
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.769500 0.064328 11.96211 0.0000
ROA 5.458077 1.068558 5.107888 0.0000
CAP -0.334117 0.090757 -3.681451 0.0003
LLR -0.030494 0.004165 -7.320806 0.0000
TLA -0.360463 0.051641 -6.980241 0.0000
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả)
Phương trình hồi quy:
LIQ = 0.76950045111 + 5.45807728239*ROA - 0.33411747358*CAP - 0.0304936257366*LLR - 0.360463351076*TLA
Biến ROA có ảnh hưởng cùng chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy 5.45807728239 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%
Biến CAP có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy là - 0.33411747358 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%
Biến LLR có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy - 0.0304936257366 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Biến TLA có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng thanh khoản (LIQ) với hệ số hồi quy là - 0.360463351076 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%