CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến
Sau khi thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 22 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2016 tương ứng với 264 quan sát, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả với kết quả sau:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Stt Tên biến Ký hiệu
Số quan sát
Gía trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn
1 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng
ROA 264 0.000101 0.047289
0.009599
0.006123
2 Quy mô ngân hàng
SIZE 264 11.88353 20.72965
17.63002
1.558958
3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng
CAP 264 0.037047 0.712055
0.111827
0.072825
4 Tỷ lệ lợi nhuận
ROE 264 0.000103 0.305671 0.094477
0.063145
5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng
LLR 264 7.023759 16.03459 12.14025
2.024905
6 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng
TLA 264 0.008354 0.870027 0.517276
0.163682
7 Khả năng thanh khoản
LIQ 264 0.052140 0.895052 0.227870 0.120753
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả)
- ROA: giá trị trung bình của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ngân hàng là 0.96%, giá trị lớn nhất đạt đến 4.73%, đây là giá trị của ngân hàng THMCP Sài Gòn Công Thương vào năm 2010, giá trị thấp nhất xuống đến 0.01% là giá trị của ngân hàng TMCP Quốc Dân vào năm 2012. Điều kiện kinh tế tương đối khả quan trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu, do đó các tỷ số lợi nhuận của đối tượng nghiên cứu có giá trị khá tốt ứng với độ lệch chuẩn ở mức 0.006123 - SIZE: giá trị trung bình của quy mô tài sản ngân hàng là 17.63002, giá trị lớn
nhất đạt tới mức 20.72965 đây là giá trị của ngân hàng THMCP Đầu Tư và Phát Triển nông thôn vào năm 2016, và giá trị nhỏ nhất là 11.88353 của ngân hàng THMCP Quốc Dân vào năm 2005. Qua đây cho thấy hầu hết các NHTMCP tại Việt Nam đều có quy mô tài sản khá lớn, một phần là do dữ trữ bắt buộc của nhà nước, một phần còn lại là do ngân hàng thu hút được nguồn cổ đông lớn.
- CAP: giá trị trung bình của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng là 11.1827%, giá trị lớn nhất đạt tới mức là 71.2055% đây là giá trị của ngân hàng TMCP Quốc Dân vào năm 2005, trong khi dó giá trị nhỏ nhất chỉ đạt mức 3.7047% đó là giá trị của ngân hàng TMCP Á Châu vào năm 2006. Qua kết quả tác giả vừa tổng hợp lại của biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thì ta
thấy các ngân hàng thương mại cổ phần đã có sự đầu tư lớn vào nguồn vốn chủ sở hữu từ đó tạo niềm tin cho khách hàng, đưa ngân hàng mình ngày một phát triển vững mạnh hơn.
- ROE: giá trị trung bình của tỷ lệ lợi nhuận là 9.4477%, giá trị lớn nhất của lợi nhuận đạt mức 30.5671%, đây là giá trị của ngân hàng TMCP Á Châu vào năm 2006, trong khi đó giá trị nhỏ nhất chỉ đạt mức 0.01% đây là giá trị của ngân hàng TMCP Tecombank vào năm 2016. Lợi nhuận luôn là vấn đề luôn được chú trọng của ngàng kinh tế tài chính nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, các ngân hàng luôn đầu tư để tạo cho mình nguồn lợi nhuận cao nhất, một phần do nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh do đó độ lệch chuẩn của ROE đạt ở mức tương đối ổn định là 0.063145.
- LLR: giá trị trung bình của biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là 12.14025, giá trị lớn nhất đạt tới mức 16.03459 đây là giá trị của ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển nông thôn vào năm 2016, giá trị nhỏ nhất là 7.023759 là giá trị của ngân hàng TMCP An Bình vào năm 2005. Qua kết quả tác giả vừa trình bày cho thấy các ngân hàng TMCP luôn trích lập dù ít hay nhiều một nguồn dữ trữ tín dụng cho riêng mình, không chỉ phòng ngừa rủi ro tín dụng, mà còn làm điều hòa bảng báo cáo của ngân hàng.
- TLA: giá trị trung bình của biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng là 0.51727,6 giá trị lớn nhất là 0.870027 là giá trị của ngân hàng TMCP Kiên Long vào năm 2005, giá trị nhỏ nhất là 0.008354 là giá trị của ngân hàng TMCP Tecombank vào năm 2005. Qua số liệu tổng hợp của tác giả cho thấy, tỷ lệ cho vay của ngân hàng TMCP có xu hướng tăng dần, tạo một nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.
- LIQ: giá trị trung bình của biến khả năng thanh khoản là 0.227870, giá trị lớn nhất là 0.895052 là giá trị của ngân hàng TMCP phát triển nhà Thành Phồ Hồ Chí Minh vào năm 2006, giá trị nhỏ nhất là 0.052140 là giá trị của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín vào năm 2016. Biến khả năng thanh khoản bị ảnh hưởng bởi nguồn tiền mặt, tiền gửi và vàng so với tổng tài sản ngân hàng, nếu tiền mặt, tiền gửi và vàng tại các ngân hàng tăng thì suy ra khả năng thanh khoản của ngân hàng đó càng lớn và ngược lại. Đối với tình hình kinh tế hiện
nay, độ lệch chuẩn của biến khả năng thanh khoản là 0.120753 chỉ số này khá tốt.