CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VỀ TÀI TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
1.4.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng 1.4.1.1 Kinh nghiệm các ngân hàng ở Đức
Tại Đức, đây là một quốc gia có số lượng DNNVV chiếm rất lớn. Tạo ra hơn 50%
GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế. Các DNNVV ở Đức, cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn ở thị trường ngoài nước.
Chính vì vậy, Chính phủ Đức đã chỉ đạo các ngân hàng đưa ra nhiều chính sách và các chương trình thúc đẩy các DNNVV huy động và tiếp cận vốn để thực hiện được những điều đáng nói trên. Công cụ chính để thực hiện là các khoản tín dụng ưu đãi, có sự đứng ra bảo lãnh của Chính phủ. Và đặc biệt ưu tiên cho các dự án đổi mới công nghệ, đầu tư vào các khu vực còn kém phát triển của đất nước. Ở Đức, có các tổ chức như: Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng và chính quyền liên bang…Các tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc cơ bản là vì KH, phục vụ KH. Các DNNVV sẽ nhận được các khoản vay từ NH với sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng nào đó. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các tổ chức này có trách nhiệm chi trả, bên cạnh đó còn có sự bảo lãnh của Chính phủ. Nhờ các cơ chế, chính sách tích cực của Chính phủ, các DNNVV đã khắc phục được nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn và ngày càng có chỗ đứng trong nền kinh tế.
1.4.1.2 Kinh nghiệm của các ngân hàng ở Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật rất quan tâm đến các DNNVV. Vì cơ bản, Nhật nhận thức được đây là loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và giúp giải quyết được nạn thất nghiệp. Nhật Bản đã chú trọng phát triển chương trình “ Hiện đại hóa các DNNVV” nhằm mục đích hiện đại hóa cơ chế quản lý của các DNNVV, phổ biến các chính sách và giải pháp tài chính cho các DNVVN, đẩy mạnh hiện đại hóa các DNNVV
… Ở Nhật, đã hình thành các tổ chức tài chính công cộng, đó là: Công ty tài chính DNNVV, Công ty tài chính nhân dân, Ngân hàng Shoko Chuki, Ngân hàng phát triển Nhật Bản... Nhằm hỗ trợ cho các DNNVV cơ hội đổi mới máy móc, thiết bị… Đặc biệt
hơn, để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản, trong giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2009, Chính phủ Nhật Bản đã chi 3.830 tỷ yên (gấn 40.8 tỷ USD) để hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng thông qua các khoản cho vay khẩn cấp cũng như các kế hoạch mua trái phiếu DN.
Trong báo cáo tình hình kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định nền kinh tế nước này đã thoát khỏi đáy của cuộc khủng hoảng. và số tiền trên đã được ba NH do Chính phủ nước này kiểm soát là Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ), Ngân hàng Shoko Chukin, Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBJC) và một số NH tư nhân sử dụng trong 12.800 trường hợp cho vay khẩn cấp và mua thương phiếu. Trong đó, Ngân hàng Shoko Chukin đã cấp 840 tỷ yên các khoản vay khẩn cấp chủ yếu cho các DNNVV, Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản cũng chi 810 tỷ yên để hỗ trợ tài chính cho các công ty Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài. Ngoài ra còn ban hành nhiều chính sách giúp các DNVVN tháo gỡ những khó khăn, tiếp cận vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
1.4.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai.
Tại Hội thảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào chiều ngày 5/10/2017 tại Hà Nội, trên cơ sở nhận diện khó khăn của DNNVV khi tiếp cận vốn ngân hàng, ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết: VietinBank đã xây dựng giải pháp tài chính toàn diện để phục vụ và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng này. Theo đó, VietinBank tập trung cho 3 nhóm giải pháp chính bao gồm:
- Các giải pháp về chính sách tín dụng và sản phẩm: Đối với nhóm DN vi mô và nhỏ, VietinBank đã rút giảm quy trình, mẫu biểu nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục và thông báo sớm cho khách hàng về kết quả thẩm định.
Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm truyền thống là tín dụng cho các DN, VietinBank còn cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay, tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bảo hiểm, trả lương, giải pháp quản lý tài chính, thu hộ, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử… Hoạt động này được VietinBank thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực cho DN.
- Các giải pháp về chính sách lãi suất: VietinBank duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đồng thời, VietinBank
ban hành nhiều chương trình tín dụng thúc đẩy tín dụng cho các DNNVV như: Gói vay 10.000 tỷ đồng hỗ trợ DN công nghiệp hỗ trợ tại TP. HCM; chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho DN khởi nghiệp quy mô 3.000 tỷ đồng; cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch…
- Các giải pháp về chính sách chăm sóc khách hàng: VietinBank đã ra mắt VietinBank SME Club. Tham gia VietinBank SME Club, thành viên được hưởng ưu đãi về tài chính nổi bật: Lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi và phí ưu đãi của VietinBank từng thời kỳ; ưu tiên rút ngắn thời gian giao dịch thông qua hệ thống thẻ nhận diện; ưu tiên tư vấn lựa chọn sản phẩm/tiện ích tốt nhất hoặc được thông báo sản phẩm mới ngay khi sản phẩm được đưa ra thị trường…
Ngoài ra, để hỗ trợ các DNNVV phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, đại diện VietinBank kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hành lang pháp lý để DNNVV đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài, an toàn.
Đồng thời, cần thiết lập hệ thống thông tin cập nhật nhanh chóng, kịp thời về công nghệ; biến động thị trường, giá cả; dự báo về tài chính… giúp DN có hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó là việc xây dựng, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư cho DN và quảng bá thương hiệu cho các DN với chi phí hợp lý…
1.4.1.4 Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank
Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng các chính sách tín dụng đối với khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng một cách rõ ràng, với quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả. Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng;
đánh giá và báo cáo thực thi.
Mặt khác, việc lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay
được xem là nhiệm vụ quan trọng trong định hướng tại Ngân hàng. Mục tiêu là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với BIDV Chi nhánh Đồng Nai.
Từ những kinh nghiệm của các Ngân hàng, ta cũng có thể học hỏi và vận dụng những thành công trên cho mô hình DN nhỏ và vừa tại BIDV CN Đồng Nai để ngày càng phát triển hơn, cụ thể như sau:
Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp: Không phân biệt giữa loại hình DN Nhà nước, DN có quy mô lớn, DNNVV …, để tạo ra sự cạnh tranh công bằng, giúp các DNNVV có thể phát huy tiềm năng và thế mạnh riêng của mình.
Về mặt pháp lý: Trong việc xây dựng môi trường pháp lý ổn định, Chính phủ cần có những chính sách đúng đắn nhằm hỗ trợ các DNNVV. Cần đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng NH giữa các DNNVV quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nên thành lập các kênh tài chính riêng để các DNNVV có thể tiếp cận thuận lợi với các hoạt động tín dụng của NH.
Cần xây dựng mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng hoàn thiện hơn: Quỹ này sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay còn thiếu thế chấp và trả nợ thay cho các DN nếu chưa có khả năng trả nợ, để hỗ trợ các DNNVV có thể liên tục được quá trình hoạt động, sản xuất. Nguồn vốn của quỹ có thể do Ngân sách cấp hoặc do các ngân hàng đóng góp, hoặc của các cá nhân, tổ chức…Việc hoàn thiện hơn mô hình này sẽ giúp các DNNVV có nhiều cơ hội hơn trong sản xuất kinh doanh.
Tóm tắt chương 1.
Qua chương 1 đã cho ta thấy được tín dụng NH có vai trò vô cùng quan trọng đối với các DNNVV, không những vậy còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích và đánh giá trong các chương sau.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có nhiều biện pháp, chính sách để hỗ trợ và đồng hành cùng các DNNVV trong quá trình công nghiệp hóa_hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.