CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN
2.3. Thực trạng quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty
2.3.1. Tình hình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển
Cơ cấu khối lượng hàng xuất giao nhận
Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng khối lượng giao nhận hàng hóa của công ty. Điều này cũng rất logic bởi bình thường trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế thì lĩnh vực vận tải biển đóng vai trò quan trọng với hơn 80% tổng khối lượng hàng hóa chuyên chở sử dụng hình thức vận tải biển.
Ở Việt Nam thì tỷ lệ này cũng rất cao với trung bình khoảng 80-90% khối lượng hàng hóa được giao nhận qua các cảng biển. Tại Yên Biên thống kê trung bình cho thấy sản lượng giao nhận hàng xuất qua đường biển chiếm tỉ trọng khá cao, so với đường hàng không cao hơn gấp 4,33 lần và so với đường bộ cao gấp 3,25 lần.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu của Công ty TNHH Yên Biên
44
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Yên Biên) Nguyên nhân dẫn đến điều này là tuy vận chuyển bằng đường hàng không rất nhanh, nhưng chi phí lại cực kỳ cao, trong khi vận chuyển bằng đường biển lại tiết kiệm hơn rất nhiều mà lại có thể vận chuyển một lượng hàng lớn. Theo thống kê không chính thức thì phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển tiết kiệm nhất với chi phí thấp hơn 5 lần so với vận tải bằng đường hàng không. Đối với đường bộ, tuy vận chuyển hàng nhanh chóng, linh hoạt, chi phí tương đối thấp so với vận chuyển đường biển nhưng không phù hợp chuyên chở các loại hàng hóa cồng kềnh, chủ yếu vận chuyển nội địa, và các nước tiếp giáp biên giới.
Nguyên nhân thứ hai một phần cũng nhờ vào mối quan hệ với các hãng tàu của Công ty khá tốt, nên trong khoảng thời gian cao điểm vẫn đảm bảo booking được chỗ cho khách hàng, giúp cho hàng hóa xuất khẩu không bị chậm trễ, nên lượng khách hàng vào thời gian này tương đối nhiều.
Thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa nguyên container xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Yên Biên
Công ty Yên Biên có thị trường xuất nhập khẩu trải rộng, bao gồm thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nước ngoài chiếm chủ yếu doanh thu của công ty, từ 70-85%. Thị trường trong nước trải rộng từ Bắc đến Nam.
Bảng 2.4: Thị trường giao nhận hàng hóa nguyên container xuất khẩu bằng đường biển giai đoạn 2019-2022
Đvt: tỷ VND
Đường biển 65%
Đường hàng không
15%
Đường bộ 20%
45 Quốc
gia
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Trị giá Tỉ trọng
(%) Trị giá Tỉ trọng (%)
Anh 153,3 38,2 138,2 36,8 162,6 39,5 180,5 35,1
Trung
Quốc 98,4 24,5 94,7 25,2 93,3 22,8 92,6 18
Lào 103,9 26 101,4 27 112,8 27,4 157,4 30,6
Nước
khác 45,7 11,3 40,9 11 42,5 10,3 83,7 16,2
Tổng 401,3 100 375,2 100 411.2 100 514,2 100
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Yên Biên) Nhận xét:
Thông qua bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy rằng Anh là khách hàng đầy tiềm năng của Công ty. Hằng năm, công ty có được nhiều lợi nhuận từ phía khách hàng này. Cụ thể, Yên Biên xuất khẩu qua thị trường Anh luôn chiếm tỷ trọng cao: năm 2019 chiếm 38,2%, năm 2020 chiếm 36,8% và năm 2021 chiếm 39,5%, nguyên nhân của sự gia tăng lợi nhuận vào năm 2020 và 2021 là do Công ty đã ký kết và làm việc hiệu quả chuẩn mực với từng khách hàng nhất là các khách hàng cũ thân thiết, đồng thời mặt hàng may mặc vẫn được ưa chuộng, giá thành sản phẩm rẻ và sản lượng xuất khẩu đi các nước khá cao so với các ngành khác.
Ngoài các nước kể trên thì Yên Biên còn giao nhận xuất hàng sang các nước Trung Đông, Thái Lan... Giá trị giao nhận xuất khẩu năm 2019 đạt 45,7 tỷ VND, đến năm 2021 giảm 42,5 tỷ VND. Các nước này có nhu cầu nhập hàng khá thấp nên công ty không quá tập trung vào những thị trường này. Bên cạnh đó Công ty cũng nên phát triển các thị trường khác như Ấn Độ, Indonexia...và cần nỗ lực tìm kiếm nhiều khách hàng mới khác nhằm tăng lợi nhuận và phát triển lớn mạnh của Công ty.
46