Khái niệm và vai trò của pháp luật đối với việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ) (Trang 20 - 28)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ

1.2. Khái niệm và vai trò của pháp luật đối với việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

1.2.1. Khái niệm pháp luật đối với việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Mối quan hệ trong việc thu, nộp thuế nhập khẩu giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân có hàng hóa được phép nhập khẩu qua biên giới được thực hiện trên những căn cứ pháp lý nhất định, đó chính là pháp luật thuế nhập khẩu.

Để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế nhập khẩu giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách Nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước của Nhà nước, pháp luật thuế nhập khẩu đặt ra các quy phạm pháp luật.

Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ. Từ đó, lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan của pháp luật thuế.

Ta thấy, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến việc quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Mỗi quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Customs duty) bao gồm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới thì pháp luật về thuế quan của các nước ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Pháp luật thuế đối với việc miễn,

14

giảm, hoàn thuế nhập khẩu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đối tượng đủ điều kiện được miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật nhằm thực hiện chính sách Nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước của Nhà nước [30].

Nhìn lại quá trình lịch sử, có thể thấy rằng Nhà nước ta ban hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ năm 1951. Mục tiêu của thời điểm này là Nhà nước sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu làm công cụ để thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế ở vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Vì vậy, phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống của nhân dân. Từ đó, nhà nước thực hiện miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Đồng thời, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có mức tương đối cao, từ 30 % trở lên.

Ngày 29/12/1987, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu hàng mậu dịch số 05- HĐNN8, có hiệu lực từ ngày 01/02/1998. Luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Vì vậy, có sự phân biệt trong việc áp dụng chính sách, chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch. Biểu thuế kèm theo Luật chỉ có khoản 131 nhóm mặt hàng chịu thuế, được phân thành thuế suất phổ thông và thuế suất tối thiểu, với mức thuế suất cao nhất là 60% và thấp nhất là 0%.

Trong đó, quy định về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu còn mang tính đơn

15

giản. Về miễn thuế chỉ có số ít hàng hóa trong 05 nhóm hàng; về giảm thuế có quy định: “ được giảm thuế đối với hàng hóa do chuyên chở, bốc xếp bị hư hỏng hoặc bị mất mát mà có lý do xác đáng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng nhận“; về hoàn thuế nhập khẩu chỉ quy định 01 trường hợp là: “ hàng nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu nhưng được phép tái xuất“.

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 64-LTC/HĐNN8 được Quốc hội thông qua ngày 26/12/1991 và có hiệu lực từ ngày 01/3/1992 thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch ngày 29/12/1987, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại các Luật số 17-L/CTN ngày 05/7/1993 và Luật số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998.

Luật này có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bổ sung những nội dung liên quan đến qúa trình đổi mới và hội nhập so với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch ban hành năm 1987. Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch. Trong đó, việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung thêm, đó là chuyển một số đối tượng miễn thuế sang đối tượng không chịu thuế để đúng với bản chất của hàng hóa đó, như là hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam, hàng viện trợ nhân đạo; bổ sung thêm các đối tượng miễn thuế đó là, hàng viện trợ không hoàn lại, hàng là tài sản di chuyển, hàng của công dân Việt Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài nhưng mang theo hoặc gửi về nước trong mức quy định, hàng của tổ chức cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn, trừ.

Ngày 14/6/2005, Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 05-HĐNN8 và các Luật sửa đổi bổ sung số 17-

16

L/CTN ngày 05/7/1993, Luật số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998. Trong đó, việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung nhiều hơn và cụ thể hơn. Theo đó, hàng miễn thuế nhập khẩu được quy định với 10 nhóm hàng và trong mỗi nhóm hàng thì có rất nhiều hàng hóa được miễn thuế.

Ngoài ra, Luật còn quy định các trường hợp cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ quy định; về hàng hóa giảm thuế nhập khẩu không thay đổi so với luật trước đây nhưng có quy định cụ thể được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế; hàng hóa được hoàn thuế nhập khẩu cũng được mở rộng, có đến 08 nhóm hàng được hoàn thuế, ngoài ra còn bổ sung thêm trong trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ khi kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn.

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành số 107/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2016 thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 01/9/2016 với nhiều điểm mới, sửa đổi theo hướng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, luật đã bổ sung, quy định nhiều trường hợp miễn thuế nhập khẩu có đến 23 nhóm hàng hóa được miễn thuế và giao Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp miễn thuế theo luật định; về giảm thuế nhập khẩu thì hàng hóa giảm thuế vẫn tương tự như luật trước đây.

Tuy nhiên, có bổ sung thêm trường hợp hàng hóa nhập khẩu nếu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế; về hoàn thuế nhập khẩu đối tượng hoàn thuế cũng tương tự như luật trước đây nhưng có sự sắp xếp lại hợp lý và quy định cụ thể hơn, đồng thời quy định thêm trường hợp số tiền thuế được

17

hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì không được hoàn thuế. Riêng trường hợp hoàn thuế do nộp nhầm tiền thuế không được quy định về hoàn thuế mà số tiền thuế này sẽ được thực hiện theo thủ tục xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý thuế 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2012.

Như vậy, từ những vấn đề phân tích trên ta thấy hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong đó có việc quy định về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở hệ thống hóa các quy định về miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế nhập khẩu theo nguyên tắc chọn những quy định về miễn thuế ở mức cao nhất để áp dụng chung, đồng thời bãi bỏ những quy định không khả thi, khó có căn cứ để thực hiện trên thực tế, quy định về hoàn thuế nhập khẩu cũng được bao quát hơn về đối tượng hoàn thuế, đồng thời quy định cụ thể về thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày càng có nhiều điểm mới đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh; đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang ký kết, nhất là các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu hiện hành ở nước ta được điều chỉnh bởiLuật Quản lý thuế 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2012; Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu năm 2016; Các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành những văn bản pháp luật nêu trên và các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; Các

18 Thông tư của Bộ Tài chính...

Ðối tượng điều chỉnh của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.

Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu. Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu.

1.2.2. Vai trò của pháp luật đối với việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu là việc nhà nước áp dụng chính sách miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số lĩnh vực, ngành nghề cần ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu hàng hóa nhằm thu hút đầu tư, phát triển những ngành nghề đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với những địa bàn khó khăn và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước...

Trong điều kiện cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt có thể một số doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng suy thoái về tài chính. Việc pháp luật thuế nhập khẩu có quy định về ưu đãi, miễn, giảm, hoàn thuế đối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp.

Thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, thực hiện miễn thuế nhập khẩu là việc nhà nước sử dụng mục tiêu phù hợp trong

19

quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu và mối quan hệ đối xử trong kinh tế đối ngoại.

Việc hoàn thuế thể hiện chính sách và nguyên tắc pháp luật của thuế đó là:‘‘Thu đúng, thu đủ; bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế“. Vì vậy, đảm bảo đáp ứng quyền lợi đối với tổ chức, cá nhân.

Thông qua pháp luật, Nhà nước có khả năng quản lý, điều tiết mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Với hệ thống pháp luật thuế, Nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội.

Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, pháp luật thuế nhập khẩu còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu trong đó có việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội.

Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thông qua các quy định pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này được thể hiện ở chỗ nó là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội.

Dựa vào công cụ này nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng.

Để thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước Nhà nước có các quy định khuyến khích hoặc hạn chế việc nhập khẩu, thông qua việc miễn thuế nhập khẩu thì giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm vì thuế nhập

20

khẩu cấu thành trong giá hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, có tác động khuyến khích nhập khẩu.

Pháp luật thuế về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu là công cụ góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Pháp luật thuế về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được áp dụng thống nhất chung cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi tổ chức và cá nhân.

Pháp luật thuế về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu là công cụ để kiểm tra gián tiếp hoạt động kinh doanh nhập khẩu của tổ chức, cá nhân. Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan quản lý thuế cùng với đối tượng được miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định của pháp luật trong việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu...Điều đó, cũng có nghĩa rằng việc quy định những nội dung liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các quy định về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, Nhà nước gián tiếp quản lý nền kinh tế trên cơ sở hệ thống pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với định hướng từng giai đoạn ở tầm vĩ mô cũng như tìm biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng nộp thuế ở tầm vi mô. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của tổ chức, cá nhân nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Pháp luật thuế về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu nhằm giảm bớt những cản trở và hạn chế do các khoản thuế nhập khẩu gây ra đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ) (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)