CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ
1.3. Cơ cấu pháp luật đối với việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Việc thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu là thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đảm bảo thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội và đường lối, chính sách đối ngoại. Vì vậy, phải đảm bảo theo đúng lý luận, quan điểm, đã được nghiên cứu, tổng kết và đã đề ra chủ trương, đường lối thì mới đảm bảo tính khoa học và khách quan.
Đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Việc thực hiện về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu phải theo đúng đối tượng và trình tự thủ tục theo luật định.
Bảo đảm tính công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử;
bảo đảm quyền và nghĩa vu, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế.
Đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.
1.3.2. Nội dung pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Nội dung pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu là những yếu tố pháp lý về chủ thể tham gia, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật, căn cứ được miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu và thủ tục về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
1.3.2.1. Chủ thể tham gia pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
- Đối tượng nộp thuế: Là cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế, giảm, hoàn thuế theo quy định pháp luật.
22
- Cơ quan quản lý thuế: Cơ quan hải quan các cấp (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan) thực hiện các thủ tục về miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định pháp luật.
1.3.2.2. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Các quy phạm pháp luật quốc gia về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu Pháp luật quốc gia về thuế nhập khẩu và về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với thuế nhập khẩu và chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu đối với một quốc gia. Đối với Việt Nam hiện nay, các quy định về thuế nhập khẩu và về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được quy định tập trung tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH 13 ngày 06/4/2016 và được quy định cụ thể, chi tiết tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Các quy phạm pháp luật quốc tế về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu Trong điều kiện hội nhập, thực hiện các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương trên thế giới và khu vực về thuế quan, thương mại...đòi hỏi chúng ta phải nội luật hóa và thực hiện đối xử công bằng. Vì vậy, các quy phạm pháp luật quốc tế liên quan về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu phải được xem xét nội luật hóa theo yêu cầu hội nhập.
Các sự kiện pháp lý về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Đó chính là chủ thể thực hiện hành vi và hành vi pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Chủ thể thực hiện hành vi chính là người nộp thuế và cơ quan thu thuế đã trình bày trên.
Hành vi pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu đều được dự liệu rõ trong các văn bản pháp luật về thuế và
23
phải được chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể.
1.3.2.3. Căn cứ xác định số tiền được miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Cơ sở để xác định số tiền được miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu chính là căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các trường hợp, điều kiện được miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa và trị giá tính thuế của hàng hóa tương ứng theo từng chính sách thuế và quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với miễn thuế là số lượng hàng hóa hay định mức hay trị giá được miễn của từng mặt hàng được phép nhập khẩu qua biên giới của các tổ chức, cá nhân thực hiện sẽ được miễn khi hội đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với số tiền được giảm thuế nhập khẩu là số tiển thuế tương ứng với số lượng hàng hóa nhập khẩu tổn thất mất mát theo quy định pháp luật
Đối với số tiền thuế được hoàn là số tiền thuế mà tổ chức, cá nhân đã nộp thuế cho nhà nước nhưng sau đó không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trị giá tính thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan. Theo đó, trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Phương pháp tính thuế, bao gồm: Phương pháp tính thuế hỗn hợp, phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối [20].
24
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thuế suất hàng hóa nhập khẩu theo tỷ lệ phần trâm, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam [20].
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam [20].
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại 02 điểm trên. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường [20].
25
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 và Khoản 1, Điều 6 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
Đối với miễn thuế nhập khẩu
Theo pháp luật hiện hành thì hàng hóa nhập khẩu miễn thuế được quy định tại Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện.
Đối với giảm thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành thì hàng hóa nhập khẩu được giảm thuế nhập khẩu quy định tại Điều 18 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
Đối với hoàn thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành thì hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 19 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện.
1.3.3. Trình tự thủ tục thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu Thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu là một trong những nội dung
26
quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
Trình tự thủ tục thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu bao gồm những thủ tục hành chính. Đó là, hồ sơ đăng ký kê khai; Thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu; Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế; Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế (cơ quan hải quan) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.