CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam phải bảo đảm cụ thể hóa đường lối chính trị của Đảng, không trái với Hiếp pháp và phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tuân thủ theo cam kết về thuế nhập khẩu.
Trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020 của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu trong đó có đề ra nhiệm vụ: ‘‘Xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, hiện đại “ thể
hiện rõ quan điểm của Đảng trong tình hình mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước và hội nhập. Vì vậy, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế trong đó có pháp luật về thuế nhập khẩu, về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu cần phải đảm bảo yêu cầu trên.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam phải trên cơ sở sửa đổi, kế thừa các quy định hiện hành về thuế nhập khẩu và đảm bảo tính thống nhất với các văn bản pháp luật về quản lý ngoại thương, đầu tư, quản lý thuế và hải quan.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016, Luật Quản lý thuế 2016, kịp thời bổ sung, sửa đổi những phát sinh, bất cập, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất
73
nhập khẩu, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nội dung quy định chi tiết về chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đơn giản, minh bạch, công khai, thuận tiện, phù hợp với cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam phải bảo đảm cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước về thuế đối với hàng nhập khẩu. Phát huy được vai trò của thực hiện chính sách ưu đãi về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, yêu cầu hội nhập và chính sách đối ngoại của Nhà nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ tư, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý thuế nói chung và về miễn, giảm, hoàn thuế nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Trên cơ sở phương hướng hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam; những lý luận và thực tiễn đã được trình bày, nghiên cứu trên, tác giả luận văn xin đề xuất các giải pháp trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật minh bạch, công khai, đơn giản hóa, thực hiện nội luật hóa để phù hợp với luật pháp và các cam kết quốc tế, nhất là những nội dung liên quan đến miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Thứ hai, sửa đổi những quy định không phù hợp giữa Luật Thuế xuất
74
khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Quản lý Ngoại thương để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Sửa đổi những bất cập về chính sách ưu đãi miễn thuế, đối tượng ưu đãi miễn thuế, quy định rõ về ưu đãi miễn thuế đối với phế phẩm, phế liệu, phế thải, nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động sản xuất xuất khẩu và gia công sản phẩm xuất khẩu.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quy định thủ tục hành chính về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được quy đinh trong các thông tư của Bộ Tài chính vào Nghị định của Chính phủ để phù hợp với quy định pháp luật.
Thứ tư, xây dựng quy chế trao đổi, chia sẽ thông tin, dữ liệu giữa các Bộ, Ngành liên quan trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có tính đồng bộ, thống nhất, công tác phối hợp giữa các Bộ, Ngành phải thật sự hiệu quả nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, hạn chế thấp nhất hoặc loại bỏ hẳn các rào cản đối với thương mại. Chẳng hạn, như kiểm tra chuyên ngành hàng hóa nhập khẩu của các Bộ, Ngành liên quan có thể chuyển sang phương thức hậu kiểm và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm để giảm bớt thủ tục, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hoàn thiện quy định kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, Ngành được giao quy định tiêu chuẩn, điều kiện, danh mục hàng hóa để xem xét miễn thuế cần rà soát, quy định rõ ràng, cụ thể để việc áp dụng thuận lợi và chính xác.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính về hải quan theo hướng minh bạch, hiện đại, hồ sơ, quy trình thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu cần đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan nói chung và thủ tục về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân với tinh thần ‘’chính phủ kiến tạo” và theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
75
năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Thứ sáu, chính sách miễn, giảm thuế của Nhà nước cần hướng đến người hưởng lợi từ chính sách là người trực tiếp nộp thuế nhập khẩu. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính- ngân sách nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 vào ngày 08/01/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra nhiều vấn đề cần khắc phục thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về sự cần thiết phải thay đổi quan điểm khi xây dựng chính sách thuế để chú trọng bảo vệ người nộp thuế hơn thay vì chỉ hướng tới có lợi cho cơ quan quản lý.
Thứ bảy, đẩy mạnh việc hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu chuyển hóa các tri thức, kinh nghiệm của hải quan các nước trên thế giới và khu vực nhất là các nước tiên tiến; mở rộng và tăng cường hợp tác trong việc trao đổi chia sẻ thông tin, yêu cầu xác minh trong các nghiệp vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại, về thuế, về xuất xứ hàng hóa…Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn. Theo đó, Bộ Tài chính có nhiệm vụ: ‘’Xây dựng và thực thi nghiêm túc các cam kết trong hội nhập tài chính, thuế, hải quan...Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế nhập khẩu nói
76
chung và chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam cho nhân dân nắm và hiểu rõ để thực hiện. Đặc biệt, là các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực và đa dạng, nhất là phát huy công nghệ truyền thông trong thời đại Cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bởi vì, tổ chức, cá nhân là những người trực tiếp thực hiện việc tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật thì họ cần phải hiểu rõ pháp luật về thuế để thực hiện và chấp hành đúng quy định. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý thuế nhập khẩu để nắm vững và hiểu rõ pháp luật nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát tốt việc thực hiện chính sách thuế và tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn cặn kẻ cho tổ chức, cá nhân trong việc kê khai nộp thuế. Tận dụng tốt các phương tiện truyền thông các thiết bị công nghệ thông tin để làm tốt công tác tuyên truyền.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt, nghiên cứu đưa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vào các chương trình giáo dục phổ thông, trung cấp và Đại học...
Thứ hai, hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong tình hình mới để cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế Asean; tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh các hệ thống, các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế và nghiệp vụ hải quan.
Thứ ba, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan hải quan tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan theo đúng lộ trình và kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
Thứ tư, nâng cao năng lực trình độ cán bộ, công chức ngành hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát huy tận dụng những cơ hội và khắc phục
77
những thách thức của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ đến các nước trong thời gian đến...Cán bộ, công chức hải quan là người thực thi pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu. Vì vậy, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, am hiểu về chính sách pháp luật, đặc biệt là pháp luật về miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu, nắm vững các quy trình nghiệp vụ nhất là quy trình miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu, có các kiến thức về kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ, thương phẩm học...sử dụng thành thạo vi tính trong các quy trình nghiệp vụ, hiểu biết về chính sách ngoại giao của Nhà nước...
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát chống buôn lậu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu và vi phạm về chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Thứ sáu, phát huy và nâng cao vai trò công tác thanh tra, kiểm tra để
kịp thời phát hiện những sai sót, những việc lợi dụng chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu để trốn thuế nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách. Đồng thời, đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức, cá nhân và các cơ quan thực thi pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Tiểu kết chương 3
Từ cơ sở lý luận, kiến thức đã học về ngành Luật kinh tế và thực tiễn về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, luận văn đã nêu ra phương hướng và các giải pháp trọng tâm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu trong thời gian đến.
Kết quả nghiên cứu Chương 3 sẽ là tiền đề và một phần quan trọng cho phần kết luận của luận văn.