CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ
1.4. Các yếu tố tác động đến pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Thực hiện pháp luật là một vấn đề rộng lớn, phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể gồm cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, là quá trình thực hiện các quy định pháp luật, nguyên tắc pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Quá trình thực hiện pháp luật diễn ra đồng thời, kế tiếp và hiện hữu ngay chính trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật.
Bản chất của thực hiện pháp luật là ‘‘sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào các hành vi cụ thể của các chủ thể“.
Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân rất đa dạng, bao gồm: Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa; các quy tắc xã hội; hệ thống chính sách pháp luật; thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền; thói quen, nếp nghĩ, lối sống, khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý của các tổ chức, cá nhân, kỹ thuật, khoa học và công nghệ...
Vì vậy, các yếu tố tác động đến pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, chính là các yếu tố đã được nêu trên trong quá trình xây dựng, ban
27
hành pháp luật và thực hiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, có thể xem xét nghiên cứu một số yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quan điểm của Đảng và Nhà nước
Chính sách pháp luật được hình thành từ đường lối, quan điểm, chủ trương, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý, phát triển đất nước. Những đường lối, tư tưởng, quan điểm, cương lĩnh chính trị chiến lược, sách lược, mục tiêu chương trình, kế hoạch của đảng cầm quyền là nguồn của chính sách pháp luật, là yếu tố tư tưởng, là tiền đề của chính sách pháp luật. Vì vậy, phải có bước thể chế hóa chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng thành chính sách pháp luật.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng có ghi: ‘‘Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các chủ trương, chính sách lớn, lãnh đạo thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách pháp luật“.
Chính sách pháp luật hợp pháp hóa, thể chế hóa đường lối chính trị, làm cho đường lối chính trị đi vào thực tiễn đời sống xã hội, đường lối chính trị chính là những quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nếu quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách đối ngoại của đất nước sẽ có tác động tích cực đến pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu, phát huy được chức năng, vai trò của miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
Thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội
Ta thấy, cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu và hệ thống pháp luật kinh tế, quyết định hệ thống thiết chế và thủ tục pháp lý; tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật kinh tế, của mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật kinh tế.
Trong đổi mới kinh tế chúng ta hình thành và xây dựng nền kinh tế thị
28
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nội dung cơ bản là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ quá độ hiện nay cơ sở hạ tầng chính là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Pháp luật một mặt phụ thuộc vào kinh tế, mặt khác nó có tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với kinh tế. Vì vậy, pháp luật có tính độc lập tương đối của nó. Sự phụ thuộc của pháp luật và kinh tế thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế - xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Sự thay đổi của chế độ kinh tế - xã hội cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế và luôn luôn phù hợp với trình độ phát triển đó. Mặt khác, pháp luật có sự tác động trở lại với sự phát triển kinh tế có thể bằng yếu tố tích cực hoặc tiêu cực.
Đó là, chỉ khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác dụng tích cực. Ngược lại, khi pháp luật thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dùng pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp thì pháp luât mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội. Vì vậy, pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu cũng không nằm ngoài yếu tố tác động trên.
Đường lối chính sách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với pháp luật. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, đường lối chính trị thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế, các chính sách đó được cụ thể
hóa trong pháp luật thành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội. Vì vậy, pháp luật là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính
29
trị. Mặt khác, chính trị còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, lực lượng khác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp, phản ánh mâu thuẫn giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp.
Thể chế chính trị của mỗi quốc gia, quan điểm giữa các quốc gia khác nhau về thuế quan, nên chính sách thuế quan của các nước cũng có sự khác nhau. Tình hình chính trị ổn định sẽ góp phần đáng kể cho việc thực hiện chính sách pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị để phù hợp với đổi mới kinh tế và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đổi mới kinh tế. Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cùng với việc đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng, xây dựng chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cấp cơ sở.
Từ những vấn đề lý luận trên cho thấy pháp luật miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu cũng là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị, đường lối chính trị thể hiện ở các chính sách ưu đãi về miễn, giàm, hoàn thuế nhập khẩu.
Pháp luật chịu sự tác động của đạo đức và các quy phạm xã hội khác nhưng pháp luật có tác động mạnh mẽ tới các hiện tượng đó và thậm chí trong một chừng mực nhất định, nó còn có khả năng cải tạo các quy phạm đạo đức và các quy phạm xã hội khác.
Đạo đức là những quan niệm, quan điểm rất khác nhau do điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định của một cộng đồng người hay một giai cấp về chân - thiện - mỹ, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những
30
phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần xã hội. Từ những quan điểm, quan niệm đó, một hệ thống quy tắc ứng xử của con người được hình thành, chính là những hành vi của con người.
Trong xã hội có nhiều quan điểm, quan niệm riêng của mỗi lực lượng xã hội hoặc một cộng đồng. Vì vậy, các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội có rất nhiều loại và luôn có sự tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau.
Trong thực tế, lực lượng cầm quyền do có ưu thế đặc biệt hơn nên có điều kiện để thể hiện những quan niệm, quan điểm của mình thành pháp luật.
Chính vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của lực lượng cầm quyền. Để
cho pháp luật có khả năng thích ứng và làm cho nó như là ý chí của mọi tầng lớp xã hội thì lực lượng cầm quyền khi xây dựng và thực hiện pháp luật phải tính đến các yếu tố đạo đức xã hội phù hợp.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu và pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu tác động đến các quan hệ xã hội, đạo đức xã hội. Vì vậy, vấn đề xã hội cũng là một yếu tố có tác động đến pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Thứ ba, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật là cơ sở hạ tầng như hệ thống điện lưới quốc gia, đường giao thông, bến cảng, cầu tàu, các trang thiết bị kỹ thuật...là những điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nếu điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo đáp ứng sẽ có tác động giúp cho hoạt động nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi. Từ đó, tạo điều kiện tối ưu cho thực hiện thủ tục về miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu.
Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho lực lượng hải quan rất đa dạng và có tính chuyên dụng như máy móc công nghệ thông tin, hệ thống mạng, các máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu
31
như máy soi hành lý, máy soi container, phương tiện vận chuyển, tàu thuyền, cân hàng hóa, cân ô tô....Nếu được trang bị đầy đủ, có tính hiện đại sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được thuận lợi, giảm thời gian và chi phí đối với doanh nghiệp. Từ đó, có tác động tích cực đến thực hiện pháp luật về miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý thuế...
Theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, ngoài cơ quan hải quan còn có rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng thuộc nhiều bộ, ngành liên quan đến kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu như: Kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động thực vật, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, chống buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan quản lý thuế nhập khẩu...Vì vậy, nếu các cơ quan này có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu nói chung và cho việc thực hiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu nói riêng.
Ngược lại, sẽ gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu và thực hiện pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu
Thứ năm, năng lực trình độ của lực lượng thực thi pháp luật
Nhà nước ta ban hành các quy phạm pháp luật có mục đích là dùng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập trật tự xã hội đáp ứng nhu cầu và lợi ích của nhân dân lao động và sự tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ đạt được khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế.
Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Lực lượng chính thực thi pháp luật về miễn, giảm và hoàn thuế nhập
32
khẩu là cán bộ, công chức hải quan theo quy định của pháp luật. Vì vậy, năng lực, trình độ của lực lượng này có tác động tích cực đến việc đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh về pháp luật miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, các lực lượng thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khác cũng góp phần để triển khai thực hiện tốt pháp luật về miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu.
Thứ sáu, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế
Trong thời gian qua, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ngày càng được phát triển sâu rộng. Đặc biệt, là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, chúng ta đã ký kết và đang đàm phán nhiều hiệp định song phương và đa phương về lĩnh vực thuế và hải quan, nhất là gần đây là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Theo đó, chúng ta phải thực hiện các vấn đề đã cam kết như:
Luật hóa các quy định liên quan, thực hiện cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo lộ trình, thực hiện các chính sách miễn, giảm, hoàn thuế theo các cam kết...Từ đó, có tác động đến pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Tiểu kết chương 1
Từ cơ sở lý luận, kiến thức đã học về ngành Luật Kinh tế, luận văn đã làm rõ những khái niệm, đặc điểm và vai trò của miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu về lý luận và pháp luật; cơ cấu và các yếu tố tác động đến pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu.
Từ cơ sở nghiên cứu của Chương 1 sẽ là tiền đề cho Chương 2, đó là thực trạng pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
33 CHƯƠNG 2