Thực trạng quy định pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ) (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

2.1.1. Kết quả đạt được

Trong quá trình thực hiện các cam kết, theo yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo chính sách đối ngoại của Nhà nước, quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói chung và về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu nói riêng ngày càng được hoàn thiện.

Trước hết, ta thấy hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu luôn được các cấp có thẩm quyền quan tâm sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực trên đang có hiệu lực thi hành gồm:

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 01/9/2016;

Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014

Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

34

Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.

Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018.

Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngay 22/7/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014, Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015, Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01//2016 và các nghị định khác của Chính phủ có liên quan...

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Thứ hai, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn với các nội dung quy định chi tiết về chính sách ưu đãi thuế, hồ sơ thủ tục miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu cho thấy đã góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả của hoạt động hải quan và đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan. Cơ chế quản lý thuế được thực hiện theo phương thức mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo cơ chế

35

chủ động, đơn giản hóa thủ tục trong việc quản lý thu nộp, miễn, giảm, hoàn thuế. Các nội dung quy định chi tiết về việc áp dụng các trường hợp miễn, giảm, hoàn thuế đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tạo thuận lợi trong công tác quản lý của cơ quan hải quan. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế đã nâng cao quyền, trách nhiệm của người nộp thuế.

Thứ ba, các quy định về hồ sơ, thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu được quy định theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính của Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Qua đó, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan và bảo đảm yêu cầu quản lý hải quan trong thời gian qua, góp phần tạo thuận lợi cho người nộp thuế và hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư, đối tượng miễn thuế được mở rộng, đa dạng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và lĩnh vực, địa bàn cần ưu đãi. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Bên cạnh, các kết quả đạt được đã nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách ưu đãi và thủ tục về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu đã phát sinh, bộc lộ những hạn chế, bất cập, vướng mắc.

Thứ nhất, vướng mắc liên quan đến quy định về chính sách ưu đãi miễn thuế, đối tượng ưu đãi miễn thuế như: Quy định về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, để gia công sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, về chủng loại hàng hóa được miễn thuế và chưa bao quát các hình thức sản xuất xuất khẩu , gia công sản phẩm xuất khẩu ngày càng trở nên phổ biến như thuê

36

gia công lại một phần của công đoạn sản xuất xuất khẩu, gia công chuyển tiếp...chưa quy định rõ về ưu đãi miễn thuế đối với phế phẩm, phế liệu, phế thải, nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động sản xuất xuất khẩu và gia công sản phẩm xuất khẩu nên có vướng mắc trong thực tế thực hiện.

Thứ hai, về thẩm quyền quy định thủ tục hành chính trong việc miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu. Hiện nay, thủ tục và hồ sơ về miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu đều được quy định tại các thông tư do Bộ Tài chính ban hành như Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 là không đúng theo quy định của pháp luật vì theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 thì việc ban hành thủ tục hành chính trong thông tư được xem là hành vi bị cấm và cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa đồng bộ. Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiêu chí xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ sở xem xét miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc ban hành danh mục của các Bộ, Ngành này chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn đến khó khăn trong việc xác định đối tượng được miễn thuế đối với doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Thứ tư, công tác cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực hải quan nói

37

chung và về miễn, giảm, hoàn thế nói riêng được quan tâm cải cách nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ năm, chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu chưa hướng đến người tiêu dùng là đối tượng trực tiếp nộp thuế nhập khẩu. Chẳng hạn, như việc nhà nước quy định thuế suất linh kiện ô tô nhập khẩu sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế nếu đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật được hưởng thuế suất

% thì được hoàn thuế nhập khẩu (trả lại tiền thuế nộp thừa) cho doanh nghiệp.

Như vậy, thuế nhập khẩu đã cơ cấu vào giá thành hàng hóa và người tiêu dùng đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước nhưng lại hoàn trả cho doanh nghiệp nhập khẩu sản xuất, lắp ráp ô tô là bất hợp lý và chỉ có lợi cho doanh nghiệp hay việc giảm thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN về % từ ngày 01/01/2018 nhưng giá xe nhập khẩu vẫn không giảm người tiêu dùng vẫn mua giá cao...

Thứ sáu, công tác hợp tác quốc tế với hải quan các nước còn hạn chế do chính trị, sự khác biệt về hành lang pháp lý, đặc thù quan hệ với từng nước. Ví dụ kiểm tra một cửa, một lần dừng...; nội luật hóa các cam kết quốc tế chưa được kịp thời. Ví dụ như quy định về hoàn thuế đối với trường hợp mà việc sử dụng hàng hóa là điều kiện không thể thiếu để phát hiện ra các khiếm khuyết hay các tình huống khác dẫn đến việc tái nhập hay tái xuất hàng hóa.

Thứ bảy, việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết dẫn đến xu thế gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng nhiều để được hưởng ưu đãi về thuế suất.

Một phần của tài liệu Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)