Tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ) (Trang 36 - 44)

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI QUẬN HOÀNG MAI

2.1. Khái quát về quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế của quận tiếp tục tăng trưởng đạt tốc độ khá trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ và công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong giai đoạn 2004 - 2018 tăng 29,1 lần (từ 1,184.9 nghìn tỷ đồng năm 2004 tăng lên 34,5 nghìn tỷ đồng năm 2018); so với năm 2017, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận tăng 13,69%

(vượt kế hoạch đề ra là 12,5%). Các ngành kinh tế đều duy trì tăng trưởng, trong đó thương mại, dịch vụ tăng cao nhất với 18,25% so với cùng kỳ 2017.

Đầu năm 2018, UBND quận Hoàng Mai đã đề ra 14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì cả 14 chỉ tiêu đều hoàn thành kế hoạch, trong đó có 5 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, đúng hướng theo Nghị quyết các Đại hội Đảng bộ quận lần I giai đoạn 2005 - 2010, lần II giai đoạn 2010 - 2015, lần III giai đoạn 2015 - 2020 đã đề ra là tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của quận Hoàng Mai năm 2005, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 37,8%

(617,9 tỷ đồng); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 55,9%

(778,9 tỷ đồng) và nông nghiệp chiếm 6,3% (87,5 tỷ đồng). Đến năm 2018, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ đã vươn lên đứng đầu với 50,01% (17,25 nghìn tỷ đồng); công nghiệp, xây dựng chiếm 49,7% (17,15 nghìn tỷ đồng) và nông nghiệp còn 0,29% (100,05 tỷ đồng). Tổng thu ngân sách của quận năm 2018 đạt 7.094,2 tỷ đồng, tăng 78,7 lần so với năm 2004. Chi ngân sách Nhà nước địa phương năm 2018 là 2.398,8 tỷ đồng, tăng 10,5 lần so với năm 2004 [12, tr.28].

Tốc độ đô thị hóa và mật độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quận Hoàng Mai thuộc loại lớn nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với

29

hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn - Kim Lủ, Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt, … cùng hàng loạt chung cư trên đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, The Manor Central Park… Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Ga Hà Nội), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá).

Nông nghiệp

Quận đã tăng cường sử dụng có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật vùng bãi phục vụ sản xuất nông nghiệp, tuyên truyền, vận động, khuyến khích các hộ chuyển đổi diện tích không hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao;

củng cố, hỗ trợ và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp; đưa các mặt hàng nông sản (rau an toàn của phường Lĩnh Nam) vào chuỗi bán hàng thực phẩm an toàn của Thành phố. Hiện toàn quận có 13 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã, 4 hợp tác xã thủy sản, 39 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh nông nghiệp.

Năm 2017, diện tích trồng lúa của toàn quận là 245 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các phường Yên Sở (77 ha), Hoàng Liệt (33 ha), Đại Kim (37 ha), Trần Phú (35 ha).Diện tích trồng lúa trong mấy năm gần đây trên địa bàn quận ngày càng giảm dần để thay thế bằng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội như các loại hoa, cây cảnh.Diện tích trồng rau màu của quận hiện nay là 212 ha, trồng hoa là 91 ha.

Diện tích nuôi trồng thủy sản của quận năm 2016 là 510,7 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 504,9 ha, diện tích nuôi tôm là 5,9 ha rải rác trên địa bàn 9 phường trong quận. Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất là phường Yên Sở với diện tích 169,5 ha, trong đó chủ yếu là nuôi cá. Diện tích nuôi

30

trồng thủy sản có khả năng tăng lên trong thời gian tới, do chủ trương của quận sẽ chuyển một số diện tích trồng lúa hai vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Chăn nuôi trên địa bàn quận cũng được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2017, đàn lợn có 12.779 con, đàn trâu 74 con và đàn bò 325 con.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Hiện tại trên địa bàn theo sổ đăng ký có 6.709 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Trong đó, số doanh nghiệp công nghiệp là 5.347, số doanh nghiệp hoạt động xây dựng là 1.186, hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 176, còn lại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch. Các doanh nghiệp có vốn cố định từ 2 đến 3 tỷ đồng và cao nhất là công ty cổ phần thiết bị và xây dựng Tràng An với số vốn đăng ký là 50 tỷ đồng. Các doanh nghiệp không bố trí tập trung mà dàn trải trên địa bàn quận.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp của quận phát triển ổn định, sản phẩm tiêu thụ khá tốt và một số ngành sản xuất chính có mức tăng khá như: giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 816 tỷ đồng tăng 8,3% so với năm 2017, thiết bị điện 617 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2017, chế biến lương thực, thực phẩm 392 tỷ đồng tăng 7,2% so với năm 2017 [8, tr.30],... Điều đó có được là nhờ các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, đa công nghệ mới vào sản xuất cùng với chất lượng ngày càng cao của đội ngũ lao động.

Thương mại - dịch vụ, du lịch

Trên địa bàn quận có tổng số 12 chợ trong đó có 3 chợ có ban quản lý, còn lại các chợ là do phường quản lý. Các chợ hầu hết chưa được cải tạo, chưa đảm bảo cảnh quan môi trường, an toàn thực phẩm và văn minh thương nghiệp. Ngoài ra có 8 dự án chợ, trung tâm thương mại dịch vụ (trong danh

31

mục kêu gọi đầu tư năm 2017 và 2018) đang được trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố tiến hành trình tự thủ tục đấu thầu và hướng dẫn nhà đầu tư lập chấp thuận chủ trương đầu tư, Quận đã tổ chức làm việc với các chủ đầu tư để đôn đốc tiến độ các dự án trung tâm thương mại, chợ. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm soát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Năm 2017, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của quận Hoàng Mai là 6.567 trong đó 6.326 là doanh nghiệp ngoài nhà nước, 101 doanh nghiệp nhà nước và 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có 185 hợp tác xã thương mại dịch vụ và 2.400 hộ kinh doanh cá thể.

Trong số các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu vẫn là thương mại với 5.337 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 80% trong tổng số doanh nghiệp, còn lại là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ với 1.209 doanh nghiệp và khách sạn nhà hàng là 121 doanh nghiệp [13, tr.31].

2.1.2.2. Tình hình xã hội

Cùng với tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn Hoàng Mai được quan tâm, đầu tư phát triển toàn diện. Quận đã thực hiện giảm được 1.758 hộ nghèo qua từng năm giai đoạn 2004 - 2018 và kéo tỷ lệ hộ nghèo chung trên toàn quận xuống còn 0,25% (hoàn thành vượt kế hoạch đến năm 2020 là 0,3%); tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế năm 2018 đạt 86%, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2004. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và đạt kết quả tốt, duy trì 14/14 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện chủ động, tích cực [20, tr.31].

Hoàng Mai là một quận có số lượng dân nhập cư khá đông với dân số tính đến cuối năm 2017 là 384,9 nghìn người, trong đó số thường trú là 82,2

32

nghìn người, còn lại là dân nhập cư (302,7 nghìn người). Trong những năm gần đây, dân số nhập cư luôn chiếm khoảng 80% dân số toàn quận [4, tr.32].

Do đó, với một lượng dân cư khá đông đảo mỗi năm, nhu cầu về chỗ ở cho người lao động ngoại tỉnh là rất lớn. Bảng 1.1 cho thấy những phường tập trung đông dân nhập cư là Hoàng Liệt, Định Công, Vĩnh Hưng, Hoàng Văn Thụ. Đây là những phường tọa lạc của Khu công nghiệp Hoàng Mai, khu đô thị Linh Đàm, khu đô thị Định Công, khu đô thị Đền Lừ nên đã thu hút một lượng dân cư lớn đổ về khu vực các phường này sinh sống và làm việc.

Bảng 2.1: Dân số chia theo tình trạng cư trú năm 2017

STT Phường 2017 Chia ra

Thường trú Nhập cư

1 Đại Kim 26.751 5.640 21.111

2 Định Công 41.495 9.381 32.114

3 Giáp Bát 19.759 3.955 15.804

4 Hoàng Liệt 59.867 12.494 47.373 5 Hoàng Văn Thụ 34.479 7.021 27.458

6 Lĩnh Nam 21.698 4.799 16.899

7 Mai Động 21.134 4.217 16.917

8 Tân Mai 25.656 5.753 19.903

9 Tương Mai 24.583 5.601 18.982

10 Thanh Trì 18.459 4.129 14.330

11 Thịnh Liệt 26.674 5.153 21.521

12 Trần Phú 8.276 2.167 6.109

13 Vĩnh Hưng 37.932 8.179 29.754

14 Yên Sở 18.135 3.708 14.427

Tổng cộng 384.898 82.197 302.701

Nguồn: Phòng Thống kê Quận Hoàng Mai tháng 01 năm 2018

33

Các chương trình về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện hiệu quả. Duy trì đảm bảo chất lượng Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế tại 14 phường từ năm 2015. Quận đã tổ chức thực hiện tốt các Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản; duy trì ổn định mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính; kết quả tỷ suất sinh thô được cải thiện, giảm từ 15,6% năm 2004 xuống 14,32% năm 2018 theo kế hoạch. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em năm 2018 chỉ còn 11,3%. Bộ máy cán bộ y tế của quận được kiện toàn từ trung tâm y tế đến các trạm xá phường. 100% số phường có bác sỹ, công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân từng bước được nâng cao. Năm 2017, quận có 7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Công tác đảm bảo chính sách xã hội đối với các đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Hoàn thành thủ tục làm thẻ bảo hiểm y tế cho trên 60.000 đối tượng chính sách, người có công và thoát nghèo 1.350 hộ. Hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho khoảng 5.600 lao động. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT được thực hiện đúng kế hoạch, phong trào rèn luyện sức khỏe trong toàn dân được đẩy mạnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

được giữ vững và phát huy hiệu quả. Quận đã đầu tư 8 dự án xây mới và 75 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình phục vụ hoạt động văn hóa - TDTT, nhà hội họp, di tích lịch sử - văn hóa... với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng.

Chất lượng giáo dục - đào tạo của quận được nâng lên qua các năm, đến năm 2018, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp được mở rộng, phát triển mạnh. Hiện nay, toàn quận có 76 trường (54 trường công lập, 22 trường ngoài công lập), tăng 24 trường so với năm 2003, trong đó có 30/54 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 55,6% và tăng 25 trường so với khi mới thành lập quận. Hàng năm, học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS đạt trên 98%.Năm 2018, kết quả thi

34

vào THPT công lập của quận Hoàng Mai đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã.

Ngành giáo dục quận đã duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mầm non đạt 98%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỉ lệ học sinh tiểu học được học 2 ca/ngày năm 2017 ước đạt 99,05%, còn tỉ lệ này ở khối học sinh trung học cơ sở là 60,88% [6, tr.34].

Công tác quản lý đô thị, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng có chuyển biến rõ nét, văn minh đô thị được tăng cường. Những năm gần đây, Hoàng Mai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nên đã ngăn chặn được các vi phạm về trật tự xây dựng, số công trình xây dựng có phép ngày càng tăng, số công trình vi phạm cũng giảm dần. Đến năm 2018, tỷ lệ công trình xây dựng có phép chiếm 99%, tỷ lệ công trình vi phạm giảm xuống còn 3,8% (giai đoạn mới thành lậo tỷ lệ này ở mức 70%).

An ninh chính trị, trật tự xã hội, kỷ cương pháp luật được giữ vững và duy trì. Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội diễn ra trên địa bàn. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương hàng năm hoàn thành 100%

chỉ tiêu giao quân. Xây dựng công trình phòng thủ và diễn tập chiến đấu chiến trường miền Bắc và tập khu vực phòng thủ quận Hoàng Mai theo chỉ đạo của Thành ủy và Bộ Tư lệnh Thủ đô. Phối hợp hiệp đồng trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Thực hiện Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2014 của UBND TP Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014” trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, đó là tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học cao trong khi hạ tầng giao thông chưa theo kịp, hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh đã tồn tại nhiều năm, công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp thoát nước còn nhiều bất cập, hệ thống đường dây cáp đi nổi được ví như những bối rác “trên trời” lằng nhằng trên các tuyến đường

35

gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến giao thông, bên cạnh đó là ý thức chấp hành luật giao thông, trật tự văn minh đô thị của nhân dân còn hạn chế;

với quyết tâm cao, lãnh đạo quận Hoàng Mai coi việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Quận đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” do trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND quận làm trưởng ban. Ban Chỉ đạo định kỳ họp hàng tháng để triển khai thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể tới các thành viên, cơ quan, đơn vị, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Hệ thống đài truyền thanh 14 phường của quận đã thường xuyên tuyên truyền những chủ trương, chính sách pháp luật về đảm bảo trật tự, văn minh đô thị và an toàn giao thông, biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực trong việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”; các phường cũng tổ chức ký cam kết với gần 20 nghìn hộ dân về không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, qua đó ý thức của nhân dân đã có bước chuyển biến rõ nét. Kết quả đạt được trong năm 2015 - 2016 là gần chục hộ dân phường Lĩnh Nam đã tự dỡ công trình, hiến một phần đất để mở rộng đường giao thông mà không nhận tiền đền bù; 17 điểm chợ cóc, chợ tạm đã bị dỡ bỏ;

hàng nghìn biển hiệu, biển quảng cáo trái phép bị thu giữ, hàng chục nghìn bục bệ, mái che, mái vẩy, lều lán gây mất an toàn giao thông bị dỡ bỏ; các đường dây cáp nổi đã được sắp xếp, bó gọn, các đường dây treo không đúng quy định đã được tháo dỡ trên các tuyến đường Kim Giang, Tam Trinh, Định Công, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn An Ninh, Kim Đồng, Giải Phóng, Ngọc Hồi,…; hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao đường vành đai III với đường Lĩnh Nam - QL1B, nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nghiêm Xuân Yêm và nút giao Kim Giang - Nghiêm Xuân Yêm đã được tu sửa lại; hoàn thành cải tạo nút giao thông đường vành đai III với đường Lĩnh Nam giúp giảm độ dốc nguy hiểm tại dốc Lĩnh Nam [3, tr.36]… Những thành quả trên đã khẳng định vị thế đi đầu của Quận Hoàng Mai trong việc thực hiện “Năm trật tự và văn

36 minh đô thị” trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ) (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)