Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI QUẬN HOÀNG MAI
2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai
2.2.3. Thực trạng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai
a. Chương trình nhà ở thu nhập thấp
Nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn là rất lớn. Tuy nhiên loại hình nhà ở này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của thị trường, các chủ đầu tư phải chủ động bỏ vốn bồi thường giải phóng mặt bằng còn giá thành do nhà nước thẩm định, do chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho các đối tượng được giải quyết nhà ở xã hội nên việc thu hồi vốn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa có nhiều chủ đầu tư tham gia.
Đến nay, đã có 3 chủ đầu tư đăng ký chính thức xin tham gia đầu tư xây dựng chương trình nhà ở xã hội trong giai đoạn 2020 – 2030 trên địa bàn quận là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Công ty cổ phần Phát triển nhà Phúc Đồng, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO). UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 3 dự án này. Dự kiến chậm nhất quý IV năm 2021 sẽ hoàn thành 100% đền bù giải phóng mặt bằng và khởi công trong quý I năm 2022, số lượng căn hộ khi hoàn thành dự kiến là khoảng 9.000 căn, giải quyết chỗ ở cho trên 40.000 người thu nhập thấp trên địa bàn.
b. Chương trình nhà lưu trú công nhân
Với chủ trương xã hội hóa nhà ở công nhân, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu ở của công nhân. Tính đến nay đã có 2 dự án xây dựng nhà ở lưu trú công nhân trong khu công nghiệp quận Hoàng Mai đã đưa vào sử dụng, 1 dự án đang trong giai đoạn hoàn tất. Việc các cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê đáp ứng phần lớn nhu cầu xã hội cho thấy chủ trương và cơ chế chính sách xã hội hóa việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân là đúng đắn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không ít nhà trọ
48
tư nhân của các hộ gia đình chưa đảm bảo chất lượng theo quy định. Đòi hỏi thời gian tới phải có cơ chế chính sách hỗ trợ để các hộ dân có thể tự đầu tư, cải tạo nâng cấp các nhà trọ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhiều hơn.
c. Chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên
Dự án Ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp (Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội) là ký túc xá hiện đại bậc nhất Thủ đô, khu nhà ở cho học sinh, sinh viên, được xây dựng với nguồn vốn 1.900 tỉ đồng từ trái phiếu Chính phủ với diện tích hơn 40.000m2, nằm trong khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp. Dự ánđược khởi công tháng 9.2009, là tổ hợp 6 tòa nhà, mỗi tòa 19 tầng. Từ tháng 1.2015, 3 tòa nhà A2, A3, A4 đi vào sử dụng giải quyết chỗ ở cho 10.800 sinh viên. Dự kiến 3 tòa nhà còn lại A1, A5 & A6 sẽ hoàn thành trong năm 2019 để giải quyết chỗ ở còn lại cho 11.200 sinh viên như chỉ tiêu ban đầu của UBND thành phố (22.000 chỗ).
d. Chương trình Nhà ở xã hội cho 9 nhóm đối tượng quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP
Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại khu Đồng Mô, phường Đại Kimvà Dự án nhà ở xã hội khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim đã cung cấp 1.350 căn hộ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho các đối tượng là cán bộ nhân viên Thông tấn xã Việt Nam và cán bộ chiến sĩ Cục Chính trị Hậu cần - Tổng cục V - Bộ Công an và các hộ dân thu nhập thấp thuộc 9 nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi mua nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội, dự kiến sẽ có 2 dự án nhà ở xã hội được khởi công trong giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn các phường Hoàng Liệt và phường Mai Động cho đối tượng là cán bộ chiến sĩ quân đội, an ninh, công nhân viên chức các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn còn nhiều khó khăn
49
do điều kiện ngân sách thành phố có hạn; việc xã hội hóa đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách còn nhiều hạn chế; việc khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư từ xây dựng cho đến quản lý cho thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội ít hiệu quả kinh tế không cao, thu hồi vốn chậm. Do đó, trong năm 2018 UBND quận Hoàng Mai đã đẩy mạnh cơ chế hoán đối quyền sử dụng “đất công” (đất do nhà nước trực tiếp quản lý) để tạo quỹ nhà ở phục vụ đầu tư nhà ở xã hội.
e. Chương trình xây dựng nhà tái định cư
Công tác di dời và tái định cư cho các hộ dân thuộc khu vực di dời, giải tỏa đảm bảo đúng chủ trương tái định cư của thành phố là “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ”. Với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn (tuyến đường từ đê sông Hồng đến khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens; tuyến đường Tam Trinh nối dài từ cầu Mai Động đến đường Vành đai 3; mở rộng đường vành đai 2.5; tuyến đường nối từ Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên), vấn đề tái định cư đối với các hộ dân trong vùng giải tỏa là hết sức cần thiết và phải được giải quyết nhanh chóng.
Tính đến nay, đã có 2 dự án tái định cư trên địa bàn là dự án đầu tư xây dựng công trình khu tái định cư và nhà ở thấp tầng tại lô đất ký hiệu B10/ODK3 thuộc phường Yên Sở; dự án nhà tái định cư cao tầng tại ô đất ký hiệu C13/DD1 phường Trần Phú với tổng số hơn 1.300 căn hộ. Ngoài ra, cũng hoàn thành tốt việc bố trí cho các hộ dân tạm cư, qua đó ổn định cuộc sống cho các hộ dân tạm cư, giải tỏa bức xúc của người dân, thực hiện tốt mục tiêu chính trị đã đề ra.
Ngoài ra, để triển khai dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt do chủ đầu tư Chủ đầu tư tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (LICOGI), Nhà nước đã tiến hành thu hồi tổng diện tích đất là 351.618 m2, tương ứng với 902 hộ. Trong đó phường Thịnh Liệt là 307.614 m2, tương ứng 592 hộ; phường Tương Mai là 31.539 m2, tương ứng 267 hộ; phường Hoàng Văn Thụ là
50
12.465 m2, tương ứng 47 hộ. LICOGI đã có nhiều giải pháp xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về việc xây nhà tái định cư cho các hộ dân trên và được chấp nhận phương án khởi công xây dựng khu nhà ở tái định cư tại khu vực Pháp Vân, phường Hoàng Liệt trên diện tích đất 7,9 ha. Công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành trong quý IV năm 2020.
Tuy doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình nhiều, nhưng số lượng doanh nghiệp bán sản phẩm cho thành phố rất hạn chế do trước đây, khi phương thức xác định giá mua căn hộ chung cư chưa sát với giá thị trường và chưa đáp ứng được yêucầu sinh lợi của chủ đầu tư, nên phần nhiều chưa thỏa thuận được giá mua với chủ đầu tư. Để tháo gỡ, UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 cho phép UBND cấp huyện giao Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính để xác định lại giá đất ở làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, có chứng thư thẩm định giá gửi UBND cấp huyện xem xét, đề xuất, báo cáo Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND Thành phố quyết định.