Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững…
2.3.4. Nhóm các yếu tố khác
Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho môi trường tự nhiên, DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc
“sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:
CPI= AR / a
Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )
a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002) Có thể tham khảo tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch:
Ví dụ hoạt động giải trí ở các khu du lịch có sức chứa sau:
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn sức chứa theo hình thức DLST ĐVT: m2/người Loại hình hoạt động du lịch Tiêu chuẩn không gian tối thiểu
Nghỉ dưỡng biển 30 - 40
Picnic 60 - 80
Hoạt động dã ngoại 100 - 200
Thể thao 200 - 400
( Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002) Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày:
CPD = CPI x TR = TR / a
Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)
TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) TR = Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan
Thời gian trung bình của 1 lượt khách tham quan
2.4. Các mô hình nghiên cứu về phát triển DLST bền vững 2.4.1 Các mô hình trên thế giới
1. Trong đề tài nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong, đảo Phuket, Thái Lan (Maythawn Polnyotee, 2014), tác giả khảo sát đánh giá của 120 du khách theo thang đo Likert về 4 yếu tố tác động đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong là: Sức hấp dẫn của điểm đến, lối tiếp cận, phương tiện cơ sở vật chất hạ tầng, an ninh an toàn và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu.
Theo kết quả khảo sát yếu tố được đánh giá theo thứ tự cao nhất là “Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch” với Mean = 3,59, lần lượt là “Lối tiếp cận” với 3,14;
“An ninh, an toàn” với 3,10 và cuối cùng là “Cơ sở vật chất hạ tầng” với 3,07. Mô hình nghiên cứu có dạng sau:
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Maythawn Polnyotee
2. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố bền vững và hoạt động của điểm đến du lịch từ kỳ vọng của các du khách và doanh nghiệp”, (Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez, 2016) tại đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. Các tác giả đã khảo sát 6 yếu tố : (1) Các nguồn tài nguyên chính và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch; (2) Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước; (3) Cung ứng giá trị văn hoá; (4) An ninh; (5) Dịch vụ lưu trú đa dạng và (6) Hàng không giá rẻ với các biến quan sát về sự bền vững trong hoạt động du lịch tương lai của Gran Canaria
Cộng đồng địa phương
Du khách
Sự tham gia và thái độ của cộng đồng tác động với
du lịch Thái độ với sức hấp dẫn, lối tiếp cận, cơ sở vật chất và an ninh
Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch
bền vững tại bãi biển Patong
và của du khách. Cuộc khảo sát được tiến hành 2 bước với 7 nhóm chuyên gia bao gồm 55 đại diện cho các nhà quản lý các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chuyên gia du lịch, chính trị gia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố đầu tiên tác động tích cực đến sự bền vững của điểm đến du lịch từ hoạt động tương lai của du khách theo thứ tự là “Các nguồn tài nguyên chủ yếu và chuỗi cung ứng DVDL” (B = 0.562); “An ninh” (B = 0.532); “Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước” (B = 0.176); “Cung ứng giá trị văn hoá” ( B=0,117); “Dịch vụ lưu trú đa dạng” (B=0,066). Riêng yếu tố
“Hàng không giá rẻ” (B = 0.184, sig. = 0.033) tuy là cơ hội tuyệt vời cho du khách nhưng lại có tác động ngược lại với sự bền vững kinh tế, và môi trường của điểm đến du lịch do nguy cơ quá tải không kiểm được soát làn sóng du khách vì sự gia tăng nhu cầu du lịch và thu nhập của du khách trong tương lai.
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez
3. Trong nghiên cứu “Thái độ hướng đến lợi ích DLST tác động lên sự gắn bó với điểm đến du lịch” (Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014) tại Wadi-Rum, Jordan; các tác giả đã thu thập 297 mẫu khảo sát từ dân cư địa phương và dùng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố tác động đến sự gắn bó với Wadi-Rum thông qua
Các nguồn tài nguyên chủ yếu và chuỗi cung ứng dịch vụ
du lịch An ninh
Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước Cung ứng giá trị văn hoá
Sự bền vững và hoạt động du lịch
trong tương lai của đảo Gran
Canaria
Hàng không giá rẻ