Các mô hình tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi tp hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4.2. Các mô hình tại Việt Nam

Trong thực tiễn tại Việt Nam, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tại các địa phương có tiềm năng về tài nguyên DLST tự nhiên như :

1. Đề tài của tác giả Vũ Văn Đông (2014) luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa Vũng Tàu”. Tác giả nghiên cứu thực trạng và tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững với mô hình nghiên cứu dựa trên 12 nhân tố với 92 biến quan sát ảnh hưởng

Bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế

Bảo tồn văn hoá

Sự tham gia của cộng đồng

Thái độ vì lợi ích DLST

Phát triển xã hội

Sự gắn bó với Wadi-

Rum

đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua mức độ hài lòng của du khách (SAT) về 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và chạy bằng phần mềm SPSS.

Mức độ hài lòng về các tiêu chí xây dựng phát triển du lịch bền vững theo Phương trình hồi quy bội tuyến tính như sau:

SAT = β0 + β1*F1+ β2*F2+ β3*F3 + β4*F4+ β5*F5+ β6*F6 + β7*F7 + β8*F8 + β9*F9 + β10*F10 + β11*F11 + β12*F12+ εi

Trong đó các nhân tố có tác động đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt là: F1: “Tài nguyên nhân văn”, F2: “Các hoạt động kinh tế”, F3: “Các hoạt động xã hội”, F4: “Khai thác tài nguyên tự nhiên”, F5: “Quá tải”, F6: “Các hoạt động môi trường”, F7: “Tài nguyên tự nhiên”, F8: “Môi trường du lịch”, F9: “Cơ sở vật chất”, F 1 0 : “Cơ sở vật chất kỹ thuật”, F11: “Quản lý nhà nước” và F12: “Các hoạt động phát triển du lịch ”.

Kết quả cho phương trình hồi quy là:

SAT = 0,535 + 0,37*F2+ 0,138*F3 + 0,083*F6 + 0,167*F10

Trong các nhân tố trên, nhân tố F2 “Các hoạt động kinh tế”; được xếp hàng đầu về tác động đến đến PTDL bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu với β =0,37, sau đó là các nhân tố F3 “Các hoạt động xã hội”; (β =0,138 ); F10 “Chất lượng sản phẩm du lịch” (β = 0,167 ); và F6 “Các hoạt động môi trường” (β = 0,083);

Hình 2.5 Mô hình phát triển du lịch bền vững của Vũ Văn Đông Các hoạt động kinh tế

Các hoạt động xã hội

Chất lượng sản phẩm du lịch

Các hoạt động môi trường

Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng

Tàu

2. Đề tài của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012): “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ theo mô hình Logit và sử dụng phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (The critical success factors method – CSFs) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng du lịch. Mô hình phản ánh quan hệ giữa các yếu tố gồm 10 biến quan sát: (1) Mục đích đi DLST; (2) Thông tin về DLST; (3) Điều kiện an ninh an toàn; (4) Giá chương trình DLST; (5) Loại hình DLST; (6) Thời tiết; (7) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất; (8) Thời gian lưu trú; (9) Bảo vệ môi trường; (10) Sản phẩm đặc thù và 1 biến phụ thuộc (Y) xác suất quyết định đi DLST của du khách được điều tra tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2011 .

Kết quả điều tra cho thấy trừ yếu tố X5 (Loại hình DLST) có B=0,000614ns là không có ý nghĩa thống kê; còn lại nhu cầu đi DLST của du khách phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp là X9 (Bảo vệ môi trường) β=3,585780; X3 (Điều kiện an toàn) β=3,024816; X6 (Điều kiện CSHT &CSVC) β=2,673721; X7 (Điều kiện thời tiết) β=2,385498; X1 (Có mục đích DLST) β=2,277648; X2 (Mức độ thông tin) β=1,981441; X8 (Thời gian lưu trú) β=1,476103 và X10 (Sản phẩm đặc thù) β=0,715753. Riêng yếu tố X4 (Giá chương trình DLST) có β= -0,600972 (giá trị âm) chỉ ra rằng nếu giá chương trình DLST tăng sẽ làm hạn chế sự lựa chọn đi DLST của du khách.

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng

Bảo vệ môi trường

Điều kiện an toàn

Điều kiện CSHT

Điều kiện thời tiết

Có mục đích DLST

Mức độ thông tin

Thời gian lưu trú

Sản phẩm đặc thù

Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách vùng Bắc

Trung Bộ

3. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, (Nguyễn Thị Trang Nhung, Đỗ Mỹ Hạnh, Nguyễn Quốc Oánh Khoa, 2014) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (CLDV) du lịch sinh thái (DLST). Các tiêu chí ảnh hưởng đã được đo lường và kiểm định thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được thu thập năm 2014 với kích thước mẫu là 252 du khách có trải nghiệm tại vườn quốc gia Ba Vì.

Các tác giả sử dụng 41 biến quan sát với thang đo Likert 5 mức độ cảm nhận của du khách về sự hài lòng đối với Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy loại trừ yếu tố phương tiện vận chuyển thì có 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến CLDV theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Cảnh quan sinh thái; Tính đồng cảm; Tính đáp ứng; Sự đảm bảo liên lạc; Khả năng quản lý; và Sự an toàn.

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung và các cộng sự 4. Trong mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Chợ Nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận”, (Nguyễn Trọng Nhân, 2015), tác giả nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận bằng bảng câu hỏi đối với 240 khách du lịch đến chợ nổi Cái Răng và Phong Điền (thành phố Cần Thơ), 120 khách du lịch đến chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Cảnh quan sinh thái Tính đồng cảm

Tính đáp ứng Sự đảm bảo liên lạc

Chất lượng dịch vụ DLST

VQG Ba Vì

Khả năng quản lý Sự an toàn

Nghiên cứu sử dụng 8 tiêu chí để đo lường các khía cạnh tác động đến sự phát triển du lịch chợ nổi: (1) Môi trường tự nhiên (3 biến đo lường); (2) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (4 biến đo lường); (3) Phương tiện vận chuyển tham quan (6 biến đo lường); (4) Dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm và giải trí (4 biến đo lường); (5) Cơ sở lưu trú (7 biến đo lường); (6) An ninh trật tự và an toàn (3 biến đo lường); (7) hướng dẫn viên du lịch (6 biến đo lường) và (8) Giá cả các loại dịch vụ (5 biến đo lường).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch chợ nổi, đó là: “Nguồn nhân lực du lịch”, “Giá cả các loại dịch vụ”, “Cơ sở lưu trú”, “Phương tiện vận chuyển tham quan”, “Dịch vụ du lịch”, “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” và “An ninh trật tự và an toàn”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện củ chi tp hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)