Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH TÂY NINH (Trang 64 - 68)

1.3. Kiểm định và đánh giá thang đo

1.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), hai mươi biến quan sát được đưa vào phân tích sử dụng phương pháp Principal Component với phép xoay Varimax, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các nhân tố độc lập được trình bày dưới đây (xem bảng 5 và phụ lục 7).

Bảng 5

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập

Nhóm nhân

tố

Biến quan sát

hóa

Nhân tố thành phần

1 2 3 4 5 6

Nhóm nhân

tố 1

Cảm thấy phản hồi dể dàng, thuận tiện khi yêu cầu khiếu nại

SCT1 0,858

Cảm thấy được phục vụ xử lý mọi lúc mọi nơi theo yêu cầu

SCT2 0,850

Cảm thấy được tiếp nhận

yêu cầu hỗ trợ đầy đủ SCT3 0,874 Cảm thấy đội ngũ công

chức phục vụ nhiệt tình, lịch sự

THH3 0,837

Nhóm nhân

tố 2

Cảm thấy có thể dễ dàng nhận biết đáp ứng dịch vụ hành chính công nhanh chóng theo đúng quy trình

SDU1 0,898

Cảm thấy có nhận thấy Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cung cấp dịch vụ hành chính công liên tục theo thời gian quy định đã được công bố

SDU2 0,863

Cảm thấy các bất tiện của Anh/chị được cán bộ công chức đáp ứng kịp thời

SDU3 0,858

Cảm thấy dễ dàng tìm

kiếm thông tin dịch vụ SDU4 0,845

Nhóm nhân tố

3

Cảm thấy đã từng phàn nàn về dịch vụ hành chính công của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cung cấp

NLCC

1 0,893

Cảm thấy Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cung cấp dịch vụ hành chính công rất đáng khen ngợi

NLCC

2 0,886

Cảm thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị cung cấp dịch vụ hành chính công hiện đại

THH1 0,688

Cảm thấy văn phòng làm việc tại nơi cung cấp dịch vụ hành chính công không khang trang, nơi ngồi chờ không tiện nghi, không thoải mái

THH2 0,618

Nhóm nhân tố

4

Cảm thấy được cung cấp đầy đủ, chính xác trên văn bản giải quyết dịch vụ hành chính công

SDB1 0,899

Cảm thấy Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đảm bảo duy trì thời gian xử lý giải quyết hợp lý

SDB2 0,882

Cảm thấy chi phí dịch vụ

hợp lý SDB3 0,868

Nhóm nhân tố

5

Cảm thấy dễ dàng khai

hồ sơ theo quy trình DTC1 0,847

Cảm thấy chất lượng thủ tục, quy trình cung cấp dịch vụ hành chính công như công khai, công bố

DTC2 0,839

Cảm thấy tin tưởng vào hiệu quả dịch vụ hành chính công tại Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh

DTC3 0,878

Nhóm nhân tố

6

Cảm thấy đã từng phàn nàn về dịch vụ hành chính công của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cung cấp

GTTT

1 0,927

Cảm thấy Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cung cấp dịch vụ hành chính công rất đáng khen ngợi

GTTT

2 0,921

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy:

Kiểm định Bartlett’s: Sig.= 0,000 < 0,05: các biến quan sát trong phân tích nhân tố trên có tương quan với nhau trong tổng thể;

Hệ số KMO = 0,774> 0,5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu;

 Có sáu nhân tố được trích ra từ phân tích nhân tố khám phá (EFA);

Hệ số Cumulative % = 77.725 %: Cho biết sáu nhân tố trên giải thích được 77.725% biến thiên của dữ liệu;

Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,5. Kết quả phân tích nhân tố có sự thay đổi nhóm biến so với kết quả nghiên cứu định tính ban đầu;

 Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) có sáu nhân tố được trích ra từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) từ mô hình ban đầu:

o Nhóm nhân tố 1 = Sự cảm thông (SCT1, SCT2, SCT3) + Tính hữu hình (THH3);

o Nhóm nhân tố 2 = Sự đáp ứng (SDU1, SDU2, SDU3, SDU4);

o Nhóm nhân tố 3 = Năng lực cung cấp (NLCC1, NLCC2) + Tính hữu hình (THH1, THH2);

o Nhóm nhân tố 4 = Sự đảm bảo (SDB1, SDB2, SBD3);

o Nhóm nhân tố 5 = Độ tin cậy (DTC1, DTC2, DTC3);

o Nhóm nhân tố 6 = Tiếp cận giá trị thông tin (GTTT1, GTTT2).

Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA):

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, từ mô hình của các nghiên cứu trước, sau khi tiến hành khảo sát, phân tích, xử lý số liệu mô hình được điều chỉnh để phù hợp với cảm nhận đặc thù chất lượng DVHCC tại BQLTN. Tên các nhân tố được gom lại và đặt tên như sau: (1) Sự thấu hiểu khách hàng, (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực cung cấp, (4) Sự đảm bảo, (5) Độ tin cậy, (6) Giá trị thông tin.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH TÂY NINH (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)