Xem và in báo cáo tiền lương

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học kế toán 1 (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 104 - 111)

BÀI 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

2. Mô hình hóa hoạt động tiền lương và các khoản trích theo lương

3.4. Xem và in báo cáo tiền lương

Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền lương, phần mềm MISA SME.NET 2020 sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo tiền lương. Khi xem các báo cáo, NSD phải chọn các tham số cần thiết.

Để xem các báo cáo, NSD vào Báo cáo\Tiền lương chọn các báo cáo liên quan:

Bảng thanh toán tiền lương tương ứng

- Ví dụ: chọn bảng thanh toán lương theo thời gian - Chọn tham số báo cáo như: tháng, năm, phòng ban.

- Xem báo cáo:

Bài tập của học viên

1. Hãy nêu các chứng từ ban đầu làm căn cứ để lập bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội?

2. Hãy nêu trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương?

3. Hãy nêu quy trình kế toán tiền lương trong thực tế?

4. Các danh mục phải khai báo khi hạch toán các chứng từ liên quan đến tiền lương.

Bài 1: Công ty Hạ Long, trong tháng Một có các tài liệu sau. (Đơn vị tính: Đồng) - Số dư đầu tháng của các TK:

TK 334: 4.000.000

TK 338 (chi tiết 3383): 500.000 - Tình hình phát sinh trong tháng:

1. Giữa tháng Một rút TGNH về quỹ tiền mặt là 15.000.000 và chi toàn bộ số tiền mặt này để trả hết lương nợ đầu tháng và ứng lương đợt 1 cho nhân viên.

2. Cuối tháng phòng nhân sự gởi bảng tính lương phải thanh toán cho các bộ phận như sau:

- Bộ phận trực tiếp sản xuất: 15.000.000

- Bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất: 5.000.000 - Bộ phận bán hàng: 6.000.000

- Bộ phậnQLDN: 14.000.000

4. Trong tháng có một số nhân viên nghỉ việc do bị ốm đau thuộc đối tượn g do BHXH chi trả, trong thời gian chờ thủ tục yêu cầu BHXH chi trả, doanh nghiệp đã tạm chi tiền mặt chi hộ tiền lương cho nhân viên là 2.000.000.

5. Chuyên khoản đê thanh toán hêt các khoản trích theo lương.

6. Nhân viên A tạm ứng tiền ở năm trước, số tiền đã tạm ứng là 1.000.000, đến thời hạn thanh toán tạm ứng nhưng nhân viên A chưa làm thủ tục tạm ứng, nên phòng kế toán đã khấu trừ hết vào tiền lương nhân viên A.

7. Nhận giấy báo Có của ngân hàng nội dung: BHXH chuyển khoản trả toàn bộ phần lương của các nhân viên nghỉ việc, do bị ốm đau thuộc đối tượng do BHXH chi trả mà doanh nghiệp đã chi trả hộ ở NV 4.

8. Chi tiền mặt thanh toán hết tiền lương còn lại cho công nhân viên.

Yêu cầu:

(1) Định khoản các tài liệu trên.

(2) Phản ánh vào TK 334 các tài liệu trên.

Bài 2: Tại Công ty TNHH ABC có danh sách các cán bộ như sau:

STT Mã nhân

viên Họ và tên Phòng

ban

Hệ số

lương Phụ cấp 1 PMQUANG Phạm Minh

Quang

Giám đốc

9 500.000

2 TNPHUONG Tạ Nguyệt Giám đốc 8 500.000

3 NVNAM PhNguyươngễn

Văn Kinh

doanh 4 100.000

4 LMDUYEN Nam

Lê Mỹ Duyên Kinh

doanh 4.2 100.000

5 TDCHI Trần Đức Chi Hành

chính 4.6 200.000

6 NVBINH Nguyễn Văn Hành

chính 4.5 200.000

7 PVMINH Bình

Phạm Văn Minh Kế toán

6 200.000

8 NTLAN Nguyễn Thị Lan Kế toán 5 100.000

Yêu cầu:

• Ngày 31/01/2011 tính lương, các khoản trích theo lương tháng 01 cho cán bộ nhân viên trong công ty và trả lương qua ngân hàng Công thương (Biết số công trong tháng 1 của tất cả cán bộ nhân viên là 26, lương tối thiểu là 830.000 VND)

• In Bảng thanh toán tiền lương, Báo cáo tổng hợp lương cán bộ,…

Báo cáo

Hướng dẫn thực hiện

Bài 1: Công ty Hạ Long, trong tháng Một có các tài liệu sau. (Đơn vị tính: Đồng) (1) Định khoản các NVKTPS: Đơn vị tính đồng

1. a)

Nợ TK 111: 15.000.000 Có TK 112: 15.000.000 b) Nợ TK334: 15.000.000

Có TK 111: 15.000.000 2. Nợ TK 622: 15.000.000

Nợ TK 627: 5.000.000 Nợ TK 641: 6.000.000 Nợ TK 642: 14.000.000 Có TK 334: 40.000.000 3. Nợ TK 622: 3.600.000

Nợ TK 627: 1.200.000 Nợ TK 641: 1.440.000 Nợ TK 642: 3.360.000 Nợ TK 334: 4.200.000

Có TK 334: 2.000.000 b)

Nợ TK 334 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 5.

Nợ TK 3382: 800.000 Nợ TK 3383: 10.400.000 Nợ TK3384: 1.800.000 Nợ TK3386: 800.000 Có TK 112: 13.800.000 6. Nợ TK 334(A) 1.000.000

Có TK 141: 1.000.000 7. Nợ TK 112 2.000.000

Có TK 338(3): 2.000.000 8. Nợ TK334 24.800.000

Có TK 111: 24.800.000

(2) Phản ánh vào sơ đồ chữ T tài khoản 334 các tài liệu trên.

Những trọng tâm cần chú ý

- Trình bày Nguyên tắc hạch toán - Mô hình hoạt động tiền lương - Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương

- Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.

- Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..

- Biết khai báo thuế TNCN.

- Kỹ năng thực hành trên phần mềm kế toán

- Thực hiện các thao tác Thực hành trên phần mềm kế toán - Xem và in báo cáo liên quan đến mua hàng và công nợ phải trả - Thực hiện được thao tác Kế toán bán hàng và công nợ phải thu - Thực hiện các thao tác Kế toán tiền lương

- Xem và in báo cáo liên quan đến tiền lương Bài mở rộng và nâng cao

Bài 1: Công ty Trường Sinh, trong tháng 12 có các tài liệu sau (Đơn vị tính: Đồng) - Số dư đầu tháng của TK 334: 10.000.000

Tình hình phát sinh trong tháng:

1. ứng trước lương kỳ 1 cho nhân viên là 40.000.000 bằng tiền mặt.

2. Cuối tháng tính lương phải trả cho các bộ phận - Công nhân s ản xuất: 180.000.000

- Nhân viên quản lý phân xưởng: 20.000.000 - Bộ phận văn phòng: 70.000.000

- Bộ phận bán hàng: 30.000.000

3. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định

4. Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất theo tỷ lệ 5% tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

5. Công ty đã chi 10.000.000 nộp BHXH cho cơ quan BHXH. Đồng thời, chi tiền mua BHYT cho nhân viên là 2.000.000

6. Tiền lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán cho công nhân sản xuất là 8.000.000.

7. Khấu trừ vào tiền lương công nhân các khoản sau:

- Tiền tạm ứng chưa hoàn trả 2.000.000 - Các khoản bồi thường 1.500.000

8. Chi tiền mặt thanh toán đầy đủ số tiền lương còn nợ nhân viên.

9. Cuối năm, điều chỉnh số tiền lương nghỉ phép trích trước theo số thực tế.

Yêu cầu:

(1) Định khoản các tài liệu trên.

(2) Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

(3) Phản ánh vào TK 334 và 338 các tài liệu trên.

Bài 2:Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 7 tại công ty T20 như sau:

1. Chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ 1 tháng 7 là 75 triệu đồng 2. Bảng thanh toán lương tháng 7 phải trả nhân viên gồm:

- Lương công nhân sản xuất sản phấm A là 57.250.000đ - Lương công nhân sản xuất sản pham B là 51.200.000đ - Lương nhân viên quản lý phân xưởng là 20.220.000đ - Lương nhân viên bán hàng là 24.800.000đ

- Lương nhân viên các phòng ban là 14.880.000đ

3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.

4, Khấu trừ vào lương của nhân viên trong tháng:

- Bắt bồi thường 450.000 đ

- Tạm ứng thừa thu hồi 1.000.000 - Thuế thu nhập cá nhân 750.000 đ

5. Chi tiền mặt thanh toán lương kỳ 2 cho nhân viên.

Yêu cầu: Định khoản các NVKTPS trên và phản ánh vào TK334 “Phải trả người lao động”.

Yêu cầu đánh giá kết quả học tập Nội dung

− Về kiến thức:

+ Trình bày Nguyên tắc hạch toán + Mô hình hoạt động tiền lương + Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương

+ Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.

+ Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..

+ Biết khai báo thuế TNCN.

+ Kỹ năng thực hành trên phần mềm kế toán

+ Thực hiện các thao tác Kế toán tiền lương + Xem và in báo cáo liên quan đến tiền lương

+ Xem và in báo cáo liên quan đến mua hàng và công nợ phải trả

− Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, linh hoạt và ngăn nắp trong công việc.

Phương pháp

− Về kiến thức: Đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp.

− Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành thực hiện các thao tác Kế toán tiền lương.

− Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, linh hoạt và ngăn nắp trong công việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học kế toán 1 (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)