Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Ths bảo vệ quyền tác giả nhìn từ thực tiễn tại công ty trách nhiệm hữu hạn văn hóa sáng tạo trí việt (Trang 78 - 81)

MỘT SỐ KHIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Sự phát triển của ngành công nghiệp bản quyền hiện nay góp phần khuyến khích việc tạo ra tác phẩm mới, kích thích sự sáng tạo, truyền bá tác phẩm cũng như bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả. Bởi vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quyền tác giả, quyền liên quan sẽ là cơ sở cho việc hình thành các tác phẩm có chất lượng. Trong xu thế hội nhập, Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực của đời sống thế giới trong đó có lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Điều này đặt ra việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia như Hiệp ước về quyền tác giả của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (WCT); Hiệp ước về biểu diễn và ghi âm của WIPO (WPPT).

Thực tế hiện nay pháp luật về bản quyền tác giả đang đặt ra những vấn

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

đề cần sự quy định cụ thể, rõ ràng hơn của pháp luật. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến các quy định bảo vệ bản quyền tác giả cần hoàn thiện:

Thứ nhất, tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ (năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009) cho phép cá nhân được sao chép một bản của tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Việc làm này không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Vấn đề đặt ra trong thực tiễn là khi một nhóm nhà nghiên cứu, họ sao chép tác phẩm thành nhiều bản cũng chỉ để nghiên cứu khoa học thì có phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả không?

Về vấn đề này hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về việc đồng ý và

không đồng ý. Quan điểm không ủng hộ cho rằng việc cho phép này là

nguyên nhân dẫn đến tình trạng photocopy tràn lan giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo… trong sinh viên để sử dụng. Các cơ sở đào tạo gần như không có sự kiểm soát vấn đề này. Trong khi đó, theo quy định tại Luật Sở hữu trí

tuệ (điểm c khoản 1 Điều 20) thì lại quy định sao chép là quyền của chủ sở

hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

Quan điểm ủng hộ lại xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống xã hội.

Đó là nhu cầu nghiên cứu khoa học là có thật. Nhu cầu này không chỉ có ở

người làm nghiên cứu, giảng dạy mà còn có ở nhiều đối tượng khác muốn cập nhật thông tin, kiến thức. Nếu việc quy định chặt chẽ quá thì sẽ hạn chế

việc đưa tri thức đến với số đông. Điều đó xét cho cùng sẽ không có lợi cho sự phát triển chung. Ngay cả Công ước Berne cũng quy định khá mở về vấn đề này.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Thứ hai, Luật Sở hữu trí tuệ (khoản 4 Điều 19) quy định về việc tác giả

có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Nội dung của quy định này dễ gây hiểu nhầm rằng, người sử dụng có quyền sửa chữa, cắt xén, thay đổi nội dung tác phẩm miễn là không phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Điều này dễ dẫn đến tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để

“hô biến” thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều, mà không ít lần buộc báo chí phải lên tiếng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần có những quy định cụ thể hơn như thế nào bị xem là phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trở lại vụ án giữa Công ty Trí Việt và cơ sở gia công sau in Huy Thi. Khi Huy Thi bị Trí Việt khởi kiện về xâm hại uy tín và thương hiệu, cơ sở này đã bác bỏ vì cho rằng sách đã bị thu giữ, tiêu hủy và chưa đưa ra thị trường thì không thể có chuyện ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín.

Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ là điều bắt buộc các quốc gia phải thực hiện trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các quy định khi hòn thiện phải khắc phục được những bất cập, hạn chế còn tồn tại và phải có

tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc những quy định dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau.

Bên cạnh đó là việc hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí

tuệ trong các ngành luật liên quan để sao cho vai trò duy trì trật tự trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ phải được đảm bảo thực thi có hiệu quả. Thực tế cho thấy, trong số nhiều vụ xâm phạm sở hữu trí tuệ được lực lượng quản lý thị trường xử lý nhưng rất ít vụ việc bị xử lý bằng pháp luật hình sự. Điều này lý giải vì

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

sao trên thực tế hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng phổ biến, lan rộng.

Nhưng các biện pháp xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Ngoài ra, hiện cũng có nhiều cơ quan tham gia xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Hải quan, quản lý thị trường, công an, tòa án...

Mặc dù, thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo trong khâu xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ. Điều này khiến doanh nghiệp lúng túng, ngần ngại khi liên hệ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Đặc biệt, việc xử lý hình sự hiện nay đối với các vi phạm sở hữu trí tuệ

nói chung, vi phạm về bảo vệ quyền tác giả nói riêng còn rất ít, khác hẳn với nạn xâm phạm bản quyền tác giả diễn ra khá tràn lan như hiện nay. Thực tế

này có nguyên nhân từ những quy định chưa cụ thể trong các văn bản hướng dẫn xử lý.

Một phần của tài liệu Ths bảo vệ quyền tác giả nhìn từ thực tiễn tại công ty trách nhiệm hữu hạn văn hóa sáng tạo trí việt (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)