CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTQT TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG INDOVINA- CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.4. Tình hinh kinh doanh một số hoạt động chính của IVB HN trong giai đoạn 2009-2011
Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến nay, IVB HN luôn là chi nhánh hoạt động tốt nhất trong mạng lưới các chi nhánh của IVB.
Qua việc phân tích tình hình kinh doanh của một số hoạt động chính của IVB HN từ năm 2009 cho đến năm 2011, ta thấy được sự nỗ lực không ngừng để phát triển hoạt động chi nhánh của IVB HN.
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản có vai trò là tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng. Khi có nguồn vốn trong tay, ngân hàng có thể mở rộng quy mô, cho vay nhiều hơn, đảm bảo được khả năng thanh khoản, tăng khản năng cạnh tranh và nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng. Chính vì thế nó có ảnh hưởng lớn tới việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nắm được tầm quan trọng của huy động vốn, trong giai đoạn 2009- 2011, IVB HN đã sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy tối đa hoạt động này.
Kết quả của hoạt động huy động vốn của IVB HN trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 được biểu diễn ở hình sau:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Đơn vị: triệu USD
Hình 2.2. Biểu đồ Tình hình huy động vốn của IVB Hà Nội giai đoạn 2009-2011.
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2009- 2011) Từ biểu đồ trên, ta thấy tổng vốn huy động của IVB Hà Nội có sự tăng đều qua 3 năm. Trong đó, từ năm 2009 đến năm 2010 có một sự tăng vọt với số liệu của năm 2010 lớn gần gấp 2 lần số liệu năm 2009. Có được điều đó là do năm 2010 là một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước với cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động lên cao khiến cho một lượng vốn lớn chảy vào ngân hàng. Đến năm 2011, với chính sách quy định về mức lãi suất trần huy động với mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14%
cho các NHTM, khiến cho tốc độ tăng tổng vốn huy động của IVB HN có chậm lại so với năm 2010 nhưng về giá trị vẫn tăng so với 2 năm trước đó.
Nguồn vốn huy động của IVB HN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Cũng giống như các NHTM khác, các nguồn huy động vốn của IVB HN là nguồn tiền từ trong dân cư và từ các tổ chức tín dụng khác. Các nguồn đó được phân chia thành tiền gửi tại ngân hàng và tiền ngân hàng đi vay. Ngoài ra ngân hàng còn có thể huy động nguồn vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá hay phát hành trái phiếu. Phương thức phát hành các giấy tờ có giá và phát hành trái phiếu thương ít được các ngân hàng sử dụng do nó tốn kém hơn về mặt chi phí.
Dưới đây là bảng về cơ cấu huy động vốn của IVB HN trong giai đoạn 2009-2011.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn của IVB Hà Nội trong giai đoạn 2009- 2011
Đơn vị: Nghìn USD,%
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số Tỷ trọng (%)
Tiền gửi của các TCTD
khác
173.2 0.09 152.6 0.04 619.1 0.16
Vay của các
TCTD khác 7146.5 3.89 94.5769 27.61 132447.2 35.15 Tiền gửi của
khách hàng 176026.6 96.00 207671.9 60.63 207244.5 55.00 CCTG và
PHTP 0.3884 0.002 40144.1 11.72 36489.3 9.69
Tổng 183346.7 100 342545.5 100 376800.1 100
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2009- 2011) Nguồn vốn huy động của IVB HN được hình thành chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng với tỷ trọng trong năm 2009 là 96%. Tuy nhiên sang đến năm 2010 và 2011, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng không còn chiếm một vị trí cao như vậy mà giảm xuống còn 60,63% trong năm 2010 và 55%
trong năm 2011 trong tổng số vốn huy động của ngân hàng. Có thể nói trong cuộc chạy đua về lãi suất của các NHTM trong năm 2010, IVB HN trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các cá nhân gửi tiền. Sang đến năm 2011, tuy đã có trần lãi suất huy động nhưng do hiệu quả của chính sách chưa cao nên cuộc chay đua lãi suất huy động ngầm vẫn chưa chấm dứt hẳn, do đó tiền gửi khách hàng gửi vào IVB HN tiếp tục giảm tỷ trọng. Để đáp ứng khả năng thanh khoản IVB HN buộc phải huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hàng. Điều đó giải thích lý do tại sao tỷ trọng của nguồn vốn vay từ các TCTD khác tăng lên trong giai đoạn 2009-2011.
2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Bên cạnh công tác huy động vốn, IVB HN cũng luôn chú trọng đến hoạt động sử dụng vốn cũng như chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ của IVB HN trong giai đoạn qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng dư nợ của IVB Hà Nội từ 2009-2011
Đơn vị: Nghìn USD
Năm Giá trị Tốc độ tăng trưởng (%)
2009 200717.1
2010 270355.9 35
2011 227278.8 -16
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2009- 2011) Có thể nói, năm 2010 là năm hoạt động tín dụng của IVB HN phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 3 năm khi tổng dư nợ của năm 2010 tăng 35% so với năm 2009, và tổng dư nợ của năm 2011 giảm đi 16% so với năm 2010.
Trong giai đoạn 2010-2011, lãi suất cho vay luôn ở mức cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong khi đó, chính sách lãi suất trần huy động của Nhà nước đưa ra vào đầu năm 2011 thì đến thời điểm cuối năm mới bước đầu làm giảm lãi suất cho vay. Điều đó khiến cho tổng dư nợ của năm 2011 giảm đi so với năm 2010.
Tuy nhiên, IVB HN đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng cũng như công tác thẩm định các hồ sơ tín dụng. Việc theo dõi, kiểm tra quản lý vấn đề sử dụng vốn vay của khách hàng cũng được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Điều này phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu của IVB HN trong năm 2011 chỉ là 1,6%.
Hoạt động tín dụng của IVB HN trong giai đoạn 2009- 2010 có sự tăng trưởng khá, nhưng chưa đạt đến sự mở rộng mạnh mẽ. Trong thành phần của tổng dư nợ, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ là cho vay ngắn hạn, chiếm trên dưới 50%, theo sau là cho vay dài hạn với tỷ trọng trong khoảng từ 33%
đến 41%. Và chiếm ít nhất trong số các loại hình cho vay đó chính là vay trung hạn. Tỷ trọng chi tiết qua các năm được thể hiện ở hình dưới.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Đơn vị: %
Hình 2.3. Cơ cấu dư nợ theo thời gian của IVB HN giai đoạn 2009-2011 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2009- 2011) Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, ta có thể thấy cơ cấu dư nợ của IVB như trong hình dưới đây:
Đơn vị: %
Hình 2.4. Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp của IVB HN giai đoạn 2009- 2011
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2009- 2011)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Cơ cấu cho vay của IVB HN có những thay đổi nhỏ trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 với dẫn đầu vẫn là cho vay doanh nghiệp tư nhân, tiếp theo là cho vay DN nhà nước và Liên doanh và Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng giữa 3 nhóm dối tượng này có sự chênh lệch không nhiều nên có thể nói là IVB HN cho vay khá đồng đều các loại hình doanh nghiệp. Do đó, có thể nói IVB HN đang đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để phát triển kinh tế đất nước.
2.1.4.3. Tình hình hoạt động TTQT
Một trong những dịch vụ đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng chính là dịch vụ TTQT. Doanh số của Dịch vụ TTQT năm 2010 tăng so với năm 2009 và lớn hơn năm 2011.
Bảng 2.3. Doanh số của dịch vụ TTQT của IVB HN Đơn vị: Nghìn USD
Phương thức Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chuyển tiền 78381.2 103816.2 97373.2
Nhờ thu 1591.45 2132.54 5094.32
LC 162812.64 224681.45 215478.84
Tổng 242785.29 330630.19 317946.36
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2009- 2011) Quá trình hoạt động của chi nhánh từ năm 2009 đến năm 2011 trải qua nhiều biến động của môi trường kinh doanh nhưng đã đạt những thành quả lớn, giúp cho hoạt động của toàn ngân hàng Indovina trụ vững trước những khó khăn.