Các phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận thương mại

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 21 - 32)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

1.1. Khái niệm và các phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu

1.1.2. Các phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận thương mại

1.1.2.1. Một số phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến trong hoạt động nhập khẩu

Gọi là một số phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến bởi vì đây chỉ là những phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại có tính chất chung phổ biến nhất xẩy ra trong thực tế đã bị cơ quan Hải quan phát hiện xử lý. Trên thực tế có rất nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại khác đã và đang xảy ra ở dạng này hoặc dạng kia, ở vào đối tượng này hoặc đối tượng kia, ở thị trường này hoặc thị trường khác, thậm chí các cơ quan chức năng chưa phát hiện được nên không thể đưa ra nghiên cứu cùng một lúc được. Vì vậy, trên cơ sở những phương thức gian lận thương mại chủ yếu này có thể bổ sung thêm những trường hợp cụ thể làm sáng tỏ hành vi, thủ đoạn của gian lận thương mại.

Một số phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến như:

- Gian lận thương mại do lợi dụng chính sách của pháp luật quy định cho hủy, sửa tờ khai (khai bổ sung) để đối phó với việc đánh giá rủi do, phân luồng trên hệ thống thông tin nghiệp vụ; né tránh việc kiểm tra kiểm soát của cơ qua Hải quan hoặc hợp thức hóa lô hàng vi phạm.

- Gian lận về phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu như khai sai mã số, chủng loại hàng hóa để gian lận về thuế xuất nhập khẩu trốn tránh giấy phép, kiểm tra

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

chuyên ngành và né tránh các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa quản lý rủi ro.

- Gian lận trong thực hiện chính sách quản lý chuyên ngành: Loại gian lận này, các đối tượng thường thực hiện các phương thức thủ đoạn là không khai hoặc khai sai tên, mã số, chủng loại, thành phần của hàng hóa thuộc các danh mục; khai sai mục đích sử dụng của hàng hóa nhập khẩu; Đục sửa số khung, số máy, model…

của ô tô, máy móc thiết bị đã qua sử dụng… để hợp thức hóa việc nhập khẩu; sử dụng chứng từ không hợp pháp….

- Gian lận trong thực hiện chính sách, pháp luật về thuế: Như chây ì nộp thuế, không nộp thuế đúng thời hạn quy định; Khai sai hàng hóa thuộc diện miễn thuế, giảm thuế không chịu thuế; Kinh doanh “ma” đăng ký không trung thực trong kinh doanh, thành lập nhiều doanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa để lợi dụng chế độ ưu đãi về thời gian nộp thuế sau đó bỏ trốn chiếm đoạt tiền thuế; Lợi dụng chính sách ưu đãi để kê khai sai hoặc thổi phồng số tiền khẩu trừ thuế, hoàn thuế…

- Lợi dụng chế độ quản lý hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tạm xuất - tái nhập Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập là những hàng hoá, vật phẩm tạm thời đưa vào trong nước một khoản thời gian nhất định sau đó phải tái xuất toàn bộ ra khỏi lãnh thổ và tạm thời đưa ra nước ngoài những hàng hoá, vật phẩm sau đó phải tái nhập trở lại toàn bộ. Lợi dụng chế độ này các đối tượng đã tìm mọi thủ đoạn để gian lận thẩm lậu hàng hóa tiêu thụ trái phép trong nội địa; trốn thuế, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát về giấy phép, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm thu lợi bất chính. Phương thức thủ đoạn của loại hình gian lận này là người phạm tội khai sai tên hàng, số lượng để tạm nhập- tái xuất hàng thuộc diện cấm nhập, tạm ngừng nhập, hàng hóa tạm nhập tái xuất phải có giấy phép; Tạm nhập nhưng không tái xuất hàng hóa mà tự ý tiêu thụ nội địa, hàng hóa tái xuất qua các đường mòn, lối mở sau đó thẩm lậu trở lại Việt Nam; cố tạo ra các bộ hồ sơ giấy tờ cốt để hợp thức hoá số hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu trái phép. Có lúc người phạm tội còn cấu kết, móc ngoặc với một số cán bộ nhân viên trong cơ quan có thẩm quyền, hợp pháp hoá những hàng xuất nhập khẩu trái phép bằng con đường “tạm nhập - tái xuất” hoặc “tạm xuất- tái nhập” để tiêu thụ ngày trong nội địa hoặc bán ra nước ngoài.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Lợi dụng chế độ sản xuất hàng gia công và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các đối tượng gian lận thương mại thường nhập khẩu nguyên phụ liệu nhưng không dùng để sản xuất, chế biến sản phẩm mà tiêu thụ trong nội địa; Nhập nguyên phụ liệu đưa vào tiêu thụ nội địa và thay thế nguyên phụ liệu nội địa để sản xuất chế biến sản phẩm; Gian lận về định mức sử dụng, tiêu hao nguyên phụ liệu để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, không thu trong trường hợp đã thanh khoản đưa số dư thừa tiêu thụ trong nội địa.

- Lợi dụng trong quản lý hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan:

Lợi dụng chế độ chuyển khẩu và xuất nhập khẩu những hàng hoá thuộc lĩnh vực đặc biệt, vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát của hải quan không đúng tuyến đường và thời gian theo quy định; bốc rỡ, tẩu tán hàng hóa, tiêu thụ trái phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu, hàng hóa quá cảnh trong quá trình vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

- Xuất nhập khẩu ngoại tệ trái phép và khai khống ngoại tệ khi nhập cảnh Hành khách khi xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo vàng, ngoại tệ và đồng Việt Nam có giá trị vượt định mức theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì phải khai báo phần vượt định mức đó. Riêng đối với vàng và ngoại tệ khi xuất cảnh, ngoài việc khai báo phần vượt phải còn phải có giấy phép mang ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc được Ngân hàng nhà nước Việt Nam uỷ quyền cấp.

Nhưng trên thực tế nhiều trường hợp mang ngoại hối trái phép qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan hoặc khai báo gian lận số lượng, trọng lượng ngoại hối mang theo vì những động cơ bất chính. Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng ở loại hình gian lận này là giấu giếm, hoặc khai báo gian dối, không trung thực số lượng ngoại tệ mang theo lúc xuất cảnh hoặc nhập cảnh nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam đối với xuất nhập khẩu ngoại hối.

- Xuất nhập khẩu hàng hoá bằng cota, giấy phép mua bán trái phép.

Tổ chức, cá nhân được cấp côta, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá đã nhượng bán cho tổ chức cá nhân khác để xuất nhập khẩu. Thủ đoạn chủ yếu của loại

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

hình gian lận thương mại này là thiết lập những hợp đồng kinh tế giả tạo. Bên bán côta, giấy phép “uỷ thác” cho bên mua thực hiện xuất nhập khẩu theo nội dung của các côta giấy phép. Một số đối tượng khác đã dùng thủ đoạn liên doanh liên kết kinh tế để hợp thức hoá sử dụng côta giấy phép của nhau.

- Lợi dụng cơ chế thành lập mới, tạm ngừng, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, làm dịch vụ để buôn lậu, gian lận thương mại. các đối tượng thành lập các công ty giả để lấy danh nghĩa hoạt động kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc lợi dụng việc nhà nước cho phép nợ thuế để xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm đoạt số thuế phải nộp ngân sách nhà nước với lý do giả tạo giải thể hoặc phá sản có sự tính toán từ trước (các công ty thành lập và kinh doanh trong thời gian ngắn sau đó trốn doanh thu, trốn nghĩa vụ nộp thuế sau đó giải thể công ty để trốn các nghĩa vụ thanh toán) sau đó lại thành lập nên những công ty mới với thủ đoạn như cũ. Đây là một trong những loại hình gian lận thương mại khá phổ biến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Hành vi gian lận thương mại này là cố ý nhưng tính chất đặc biệt nghiêm trọng vì đối tượng thực hiện hành vi chuẩn bị rất kỹ.

1.1.2.2. Các phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu

Gian lận thương mại qua giá trong hoạt động xuất nhập khẩu thường các đối tượng khai sai về giá để gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chuyển giá; chúng khai thấp trị giá thực tế hàng hóa để gian lận số tiền thuế phải nộp; Khai sai thông tin về tên hàng, đặc điểm hàng hóa…., đối với những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá để trốn sự kiểm tra của cơ quan hải quan; Nhập khẩu hàng hóa số lượng nhỏ với mức giá thấp để thăm dò việc kiểm tra, xác định trị giá của cơ quan Hải quan sau đó nếu chấp nhận trị giá thì sẽ nhập khẩu ồ ạt với số lượng lớn ở các lô hàng tiếp theo; Khai thiếu các thông tin liên quan đến tri giá hàng hóa đối với mặt hàng có tính năng hoặc các tùy chọn thêm, không khai 04 điều kiện của trị giá giao dịch, đặc biệt là không khai mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán hoặc khai sai mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán để không ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu; Không khai hoặc khai không

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

chính xác, không đầy đủ các khoản điều chỉnh cộng như phí bản quyền, tiền bảo hiểm hàng hóa, phụ phí vận tải, phí chuyển vỏ container rỗng,…… vào các khoản phải cộng hoặc không khai báo các khoản phải cộng, không khai đầy đủ các yếu tố giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu;

Tạo lập hồ sơ với các chứng từ không đúng với thực tế giao dịch (chứng từ giả) để khai báo sai về trị giá hải quan.

* Khai báo nhập khẩu thấp hơn giá trị thực của hàng hoá: Hình thức gian lận này là phổ biến nhất vì hiện nay hầu hết các nước áp dụng hệ thống tính thuế theo giá giao dịch.

- Các lý do, mục đích khai báo nhập khẩu thấp hơn giá trị thực của hàng hoá:

+ Giảm số thuế thuế nhập khẩu và các thuế khác trong trường hợp thuế và thuế suất được xác định theo trị giá hàng hoá. Khi thuế và thuế suất phụ thuộc vào trị giá hàng hoá, số thuế phải nộp sẽ ít hơn khi người nộp thuế khai báo trị giá thấp hơn

+ Trong trường hợp có sự phân biệt giữa nhập khẩu chính thức và nhập khẩu không chính thức. Một số nước có sự phân biệt giữa nhập khẩu chính thức và nhập khẩu không chính thức dựa trên trị giá hay mục đích sử dụng. Nghĩa là thủ tục nhập khẩu đơn giản được áp dụng đối với lô hàng trị giá thấp và phục vụ mục đích cá nhân theo đó các lô hàng loại này sẽ được thông quan ngay hoặc chỉ kiểm tra sơ qua. Thủ tục nhập khẩu chính thức yêu cầu phải lập hồ sơ đầy đủ chứng từ dẫn đến việc kiểm tra kỹ hơn đối với cả chính từ và hàng hoá nhập khẩu. Hiển nhiên là một lô hàng nhập khẩu có nghi vấn nhưng nếu đáp ứng được các tiêu chí để được coi là hàng nhập khẩu không chính thức thì sẽ có khả năng tránh được sự phát hiện.

+ Để vi phạm hạn ngạch: Trong trường hợp có hạn ngạch, hoặc đối với số lượng tuyệt đối của hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc khi thuế suất bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng hoá nhập khẩu (thuế luỹ tiến theo giá trị nhập) sẽ tạo nguy cơ gian lận. Điều này là hoàn toàn đúng khi trị giá hàng hoá được sử dụng để xác định hạn ngạch. Việc khai thấp trị giá sẽ có lợi về hạn ngạch.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

+ Để được hưởng một thuế suất thuận lợi hơn khi phân loại và thuế suất có thể phụ thuộc vào trị giá hàng hoá. Trong một số trường hợp, thuế suất có thể phụ thuộc vào trị giá hàng hoá, hàng hoá có giá trị dưới X đơn vị tiền tệ có thuế suất 5%, hàng hoá có giá trị trên X đơn vị tiền tệ có thuế suất 10%. Khi trị giá thấp được hưởng thuế suất thấp thì sẽ có sự khai báo trị giá thấp hơn thực tế.

- Các phương thức gian lận để khai thấp trị giá bao gồm:

+ Lập hoá đơn kép, trong đó hoá đơn ghi trị giá thấp xuất trình cho cơ quan Hải quan, hoá đơn trị giá cao được người nhập khẩu giữ lại để làm chứng từ thanh toán. Phương thức này đặc biệt phổ biến. Người xuất khẩu sẽ lập một hoá đơn giả có trị giá thấp để xuất trình cho cơ quan Hải quan. Hoá đơn thật ghi trị giá thực tế cao hơn người nhập khẩu giữ lại để thanh toán.

+ Lập hoá đơn giả trong đó trị giá hoá đơn là không đúng, hoá đơn này ghi số lượng và/ hoặc trị giá thấp hơn thực tế.

+ Thanh toán từng phần, trong đó hoá đơn không thể hiện các khoản đã thanh toán trước đó hoặc các khoản thanh toán khác vào tổng trị giá mà chỉ ghi số tiền còn lại phải thanh toán. Phương thức này thường được sử dụng khi hàng hoá được đặt cọc trước một khoản và hoá đơn chỉ thể hiện khoản thanh toán còn lại mà không thể hiện các khoản thanh toán từ trước đó.

+ Không tính hoặc khai báo chi phí hoặc trị giá các khoản trợ giúp. Việc không tính các khoản chi phí khi xác định trị giá Hải quan theo quy định, giá thực tế đã thanh toán hay phải thanh toán của hàng hoá nhập khẩu sẽ được cộng thêm các khoản. Những chi phí nay, khi mà người mua phải gánh chịu nhưng chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá: Chi phí hoa hồng và môi giới trừ hoa hồng mua hàng. Việc không khai báo khoản “ hoa hồng bán hàng” hoặc “hoa hồng bán hàng” được khai thành “ hoa hồng mua hàng”. Các khoản hoa hồng là những khoản rất dễ bị bỏ qua hoặc được khai là “hoa hồng mua hàng” vì các khoản hoa hồng bán hàng phải chịu thuế trong khi đó hoa hồng mua hàng không phải chịu thuế; Chi phí thuê container được coi là một bộ phận của trị giá Hải quan; Chi phí đóng gói, kể cả chi phí vật liệu bao bì và chi phí lao động.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

+ Không tính hoặc khai báo trị giá của những hàng hoá, dịch vụ liệt kê dưới đây do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp, với mức giá thấp hay miễn phí, để sử dụng cho các công việc có liên quan đến sản xuất và bán hàng xuất khẩu cho người nhập khẩu, khi các chi phí này được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán: Nguyên, vật liệu, các bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết tương tự hợp thành hàng hoá nhập khẩu; Công cụ khuôn đúc, khuôn rập và các hạng mục tương tự được sử dụng trong sản xuất hàng nhập khẩu; Nguyên, vật liệu tiêu phí trong sản xuất hàng nhập khẩu; Thiết kế kỹ thuật, chí phí triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu mã sơ đồ, phác hoạ được thực hiện ở bất cứ nơi nào ngoài nước nhập khẩu và cần thiết cho sản xuất hàng nhập khẩu.

+ Không tính hoặc không khai các lệ phí bản quyền và lệ phí giấy phép có liên quan đến lô hàng đang được xác định trị giá, những chi phí này người mua phải trả trực tiếp hay gián tiếp như một điều kiện của vụ bán lô hàng đang được xác định trị giá khi mà các khoản chi phí này chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán.

+ Không tính hoặc khai trị giá của bất cứ phần lời lãi nào đó sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng nhập khẩu, các khoản tiền này được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán.

+ Khai thấp hoặc khai quá các khoản cước phí và chi phí liên quan khác, tuỳ theo cách xử lý các khoản này của mỗi nước. Trong khuôn khổ pháp luật của mình, mỗi nước sẽ quy định tính gộp vào hay loại trừ ra khỏi trị giá hải quan một phần hay toàn bộ các khoản chi phí sau: Chi phí vận tải hàng nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu. Cước phí vận tải trở thành một lĩnh vực hấp dẫn cho việc gian lận ở một số nước. Nếu cước phí vận tải được tính vào trị giá hải quan thì các khoản này có thể được khai thấp đi. Khi không được tính vào trị giá hải quan thì các khoản này có thể được khai cao hơn vì không phải chịu thuế và làm cho trị giá Hải quan giảm đi; Chi phí công bốc xếp, dỡ hàng có liên quan đến vận chuyển hàng nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; Chi phí bảo hiểm.

+ Không khai báo về mối quan hệ đặc biệt với nhau. Các bên mua bán được

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 21 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)