Kinh nghiệm của New Zealand

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 37 - 41)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

1.5. Kinh nghiệm công tác phòng ngừa và chống gian lận thương mại qua giá ở một số nước

1.5.2. Kinh nghiệm của New Zealand

Là một trong những nước đầu tiên tham gia áp dụng xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá của WTO, New Zealand chuyển sang hệ thống trị giá mới từ năm 1982. Trước đó, nước này sử dụng giá bán buôn của hàng hoá tại thị trường nước xuất khẩu làm trị giá Hải quan. Hoạt động chống gian lận thương mại qua giá của New Zealand được tiến hành ở nhiều cấp độ. Triển khai nghiệp vụ: Các thủ tục xác định trị giá hải quan của New Zealand gắn liền với hệ thống khai điện tử nhập khẩu. Trong những điều kiện thông thường, nếu không có vướng mắc làm cản trở việc chấp nhận đăng ký tờ khai như phân loại hàng hoá, chính sách mặt hàng hay một tiêu chí nào khác về nhà nhập khẩu... thì tờ khai sẽ được cơ quan Hải quan chấp nhận và có thể nói rằng việc xác định trị giá hải quan đã được hoàn tất. Nếu tờ khai hải quan không được chấp nhận trong quá trình xử lý điện tử, thông qua hệ thống điện tử, doanh nghiệp sẽ được thông báo để xuất trình các chứng từ giải trình để cơ quan Hải quan nghiên cứu thêm. Về nguyên tắc, Hải quan New Zealand kiểm tra trực tiếp tất cả các chứng từ giải trình của 7% đến 10% lượng tờ khai được nộp. Sau giai đoạn này, cơ quan Hải quan xác định các tờ khai cần kiểm tra với tỷ lệ quyết định kiểm tra thực tế vào khoảng 2-3% lượng hàng hoá nhập khẩu. Theo kinh nghiệm của New Zealand, các tờ khai thường phản ánh những thông tin trên hoá đơn. Nếu có nghi ngờ về trị giá hải quan cần được xác định, bộ phận làm thủ tục sẽ thông báo cho bộ phận kiểm tra sau để thực hiện điều tra sau khi hàng hoá đã được giải phóng. Sau khi

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

điều tra, nếu trị giá hải quan khai báo không được chấp nhận, Cục trưởng Hải quan vùng sẽ ra quyết định điều chỉnh trị giá hải quan. Nhà nhập khẩu nếu không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Hải quan vùng sẽ nộp đơn khiếu nại tới Hải quan vùng trong đó nêu rõ lý do phản đối và trị giá hải quan được nhà nhập khẩu xác định. Luật Hải quan New Zealand quy định thời hạn khiếu nại là 28 ngày sau khi cơ quan Hải quan ra quyết định. Đồng thời, các quyết định của cơ quan Hải quan phải được công bố bằng văn bản tới nhà nhập khẩu. Toà án quốc gia sẽ là cấp giải quyết tranh chấp cuối cùng.

Tại New Zealand, khoảng 95% lượng hàng hoá nhập khẩu được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch. Chính sách thuế quan của New Zealand được xây dựng chủ yếu nhằm vào mục đích bảo hộ hơn là mục đích thuế quan và điều này khiến cho Hải quan chú ý nhiều tới xác định trị giá hải quan của những trường hợp khai báo trị giá thấp và vi phạm các quy định bảo hộ thuế quan.

Khi không áp dụng được trị giá giao dịch và phải chuyển sang các phương pháp xác định trị giá khác, thì áp dụng các phương pháp khác thường trở nên phức tạp. Về mặt lý thuyết, các phương pháp xác định trị giá căn cứ trên hàng hoá tương tự hay giống hệt được coi là đơn giản. Nhưng trên thực tế, thì các phương pháp này lại rất phức tạp và ít được áp dụng tại New Zealand. Các phương pháp tính trị giá khấu trừ và trị giá tính toán là những phương pháp mang tính lôgíc cao nhưng cũng rất hạn chế sử dụng trong thực tế do liên quan đến tìm hiểu các khoản lợi nhuận. Thường thì khó biết chính xác những khoản tiền này và cơ quan Hải quan chỉ có thể tham khảo những giao dịch bán hàng của các đối thủ cạnh tranh tới nước nhập khẩu hàng hoá tương tự hoặc giống hệt. Khi giao dịch có sự tham gia của bên thứ ba, cơ quan Hải quan có xu hướng chấp nhận trị giá khai báo. Đối với những chuyến hàng đã được giải phóng, mọi nghi ngờ sẽ được hệ thống quản lý rủi ro thông báo lại cho bộ phận kiểm tra sau thông quan (viết tắt PCA). Phạm vi thực hiện kiểm tra sau thông quan mà Hải quan tiến hành bao gồm toàn bộ hoạt động của nhà nhập khẩu. Khi gặp những trường hợp

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

cần kiểm tra như nghi ngờ về kết quả phân loại hàng hoá hoặc áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan, thì khi kiểm tra cơ quan Hải quan cũng chú ý tới trị giá hàng hoá.

Hải quan New Zealand đã thiết lập cơ sở dữ liệu về hoạt động của các nhà nhập khẩu trong nhiều năm. Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực, nên hàng năm không phải bất cứ nhà nhập khẩu nào cũng trở thành đối tượng kiểm tra sau thông quan.

Những thông tin quan trọng trong hoá đơn, kể cả giá bằng ngoại tệ và trị giá tính thuế, hay điều kiện bán hàng đều được hệ thống của Hải quan ghi lại. Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đã giúp kiểm tra trị giá tính thuế, nhất là khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ hoạt động của nhà nhập khẩu luôn chấp hành pháp luật.

Luật pháp của New Zealand đặt ra các cơ sở pháp lý hỗ trợ cho kiểm tra sau thông quan như hoá đơn của hàng hoá nhập khẩu phải được lưu trữ trong thời hạn tối đa là 10 năm. Những chứng từ giải trình dù dưới dạng giấy, băng, đĩa từ hay điện tử khi được xuất trình cho cơ quan Hải quan cũng phải được nhà nhập khẩu lưu trữ cẩn thận. Hiện tại, Hải quan New Zealand đang có kế hoạch cải tiến hệ thống dữ liệu để nâng cao khả năng lưu trữ dữ liệu phục vụ xác định trị giá hải quan.

Tóm lại, kinh nghiệm cho thấy những nước hội nhập thành công nhất vào nền kinh tế thế giới cũng là những nước đạt được mức tăng trưởng cao nhất. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Hội nhập giúp cho các nguồn nhân lực được phân bổ một cách hiệu quả, tăng cường cạnh tranh tạo ra áp lực tăng năng suất lao động cũng như đem lại những cơ hội tiếp cận những công nghệ mới, các thiết kế và sản phẩm mới. Trong bối cảnh đó, lợi ích tiềm ẩn thu được từ việc tham gia vào thương mại thế giới là vô cùng to lớn. Bên cạnh đó là những thách thức như tình trang gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá, gian lận thuế tràn lan. Hàng loạt hình thức gian lận thương mại mới phát sinh rất khó phát hiện, kiểm soát. Các cơ quan quản lý của nhà nước phải đương đầu với những thay đổi trong môi trường làm việc và luôn phải tìm mọi biện pháp để có thể hạn chế một cách tối đa tình trạng gian lận để chống thất thu cho Ngân sách nhà nước, tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

thu hút đầu tư. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sát vấn đề lý luận cơ bản về chống gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá, các nội dung yêu cầu, mục tiêu của công tác chống gian lận thương mại và các bài học kinh nghiệm của các nước trong chống gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là cơ quan Hải quan có cái nhìn tổng quát và định hình những chính sách phù hợp để đưa ra các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình hình gian lận thương mại. Chương 2 sau đây sẽ phân tích thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của cơ quan Hải quan Việt Nam trong thời gian qua.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)