Giai đoạn từ năm 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 50 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

2.2. Tình hình công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của cơ quan Hải quan Việt Nam trong thời gian qua

2.2.3. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay

Đối với Việt Nam, việc chuyển sang áp dụng hệ thống xác định trị giá hải quan theo Tổ chức thương mại thế giới vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ khi tham gia vào tổ chức thương mại toàn cầu này.

Ngày 11/1/2007, tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Cùng với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cũng chính thức phải thực hiện các cam kết đã đưa ra với WTO điều này được nội luật hóa tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thay thế nghị định 155/2005/NĐ-CP và thông tư số 113/2005/TT-BTC. Theo đó, trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế thanh toán hay sẽ phải thanh toán, được xác định tuần tự theo 6 phương pháp xác định trị giá hải quan.

Năm 2014, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ra đời thay thế Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành Hải quan thực hiện tốt

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Luật hải quan số 54/2014/QH13 thể hiện rõ việc đẩy mạnh cải cách thủ tục Hải quan, hiện đại hóa quản lý hải quan, thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế nhằm phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại.

Hiện nay, các quy định về xác định trị giá hải quan được quy định tại Điều 20 đến Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. Về cơ bản, các nội dung quy định về trị giá hải quan vẫn áp dụng đầy đủ theo các quy định tại Hiệp định, chỉ thay đổi về cách thức kiểm tra trị giá và phương thức kiểm tra theo nguyên tắc rủi ro về trị giá theo hướng thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan thay vì kiểm tra trị giá trong khâu thông quan, nhằm giảm rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Luật Hải quan 2014 bổ sung các quy định tạo cơ sở pháp luật để cơ quan Hải quan thực hiện cơ chế xác định trước cho doanh nghiệp về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan. Quy định này giúp cho doanh nghiệp chủ động tính toán trước chi phí kinh doanh, bảo đảm hiệu quả kinh doanh, giúp cơ quan hải quan rút ngắn thời gian thông quan, đồng thời cũng hạn chế các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp về mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế là một trong những công cụ quan trọng để triển khai và áp dụng thành công Hiệp định trị giá GATT/WTO tại Việt Nam trong quá trình hội nhập và cũng là một biệp pháp quan trọng để ngăn chặn tình

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

trạng gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu hiện nay.

Theo nguyên tắc xác định trị giá thì doanh nghiệp được quyền khai báo theo giá giao dịch, cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra nhằm làm rõ giá khai báo của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện đã quy định và phải là giá thực tế đã hoặc sẽ thanh toán, trong điều kiện hàng hóa đó được giao dịch kinh doanh bình thường và tính cạnh tranh không bị hạn chế. Hoạt động kiểm tra, so sánh giá tính thuế trong hệ thống thông tin dữ liệu GTT02 của cơ quan Hải quan là hoạt động mang tính quyết định cho công tác tham vấn, xác định trị giá. Hoạt động này chủ yếu do các Chi cục kiểm tra, so sánh trên hệ thống thông tin dữ liệu GTT02 khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Đối với tờ khai nghi vấn công chức chuyển cho bộ phận nghiệp vụ kế tiếp để mời tham vấn. Tuy nhiên, hiện nay chương trình thông tin dữ liệu GTT02 truy cập chậm, có nơi rất chậm và thường xuyên bị lỗi (mỗi lần nâng cấp) nên ảnh hưởng đến tiến độ thông quan hàng hóa và ảnh hưởng đến việc tra cứu thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra, tham vấn. Ngoài ra danh mục hàng giống hệt, tương tự được cập nhật trong chương trình GTT02 có nhiều thông tin không đủ các điều kiện và các tiêu chí nên cơ quan Hải quan cũng không thể sử dụng để so sánh với lô hàng đang kiểm tra, xác định trị giá. Những thông tin có sẵn khác cũng chưa đạt được như ý muốn, hầu như Hải quan các địa phương phải tự tìm kiếm, do đó cơ sở pháp lý không cao. Trong giai đoạn hiện nay với những khó khăn vừa nêu là một thách thức cho ngành Hải quan.

Với chỉ tiêu thu ngân sách khá cao thì Lãnh đạo ngành Tài chính, Tổng cục Hải quan đã đặt ra mục tiêu quản lý Hải quan về công tác giá tính thuế cho các đơn vị trực thuộc nhằm:

- Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng các doanh nghiệp. Bình ổn mức giá tính thuế giữa Chi cục này với Chi cục khác, giữa địa phương này với địa phương khác.

- Khuyến khích doanh nghiệp khai báo theo trị giá giao dịch một cách trung thực, có sự quản lý của cơ quan Hải quan để xác định mức độ tin cậy của doanh nghiệp.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Không đi ngược các nguyên tắc của GATT, không áp đặt doanh nghiệp để dẫn đến các khiếu kiện.

- Đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách. Việc xác định trị giá dựa trên cơ sở các quy định hiện hành và nguyên tắc GATT, công tác tham vấn nhằm mục đích tạo điều kiện cho người nhập khẩu khai báo đúng với giá thực tế ở những lô hàng tiếp theo.

Trong công tác quản lý Tổng cục Hải quan cũng phát hiện nhiều nghi vấn về giá khai báo của doanh nghiệp, tuy nhiên qua công tác tham vấn hiệu quả mang lại chưa cao, việc gây phiền hà cho doanh nghiệp vẫn còn xảy ra và tình hình thất thu do không bác bỏ được giá khai báo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao khi tham vấn.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo cho Lãnh đạo Phòng Trị giá tính thuế nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục và nhận thấy ngoài yếu tố thông tin hạn chế thì công tác tham vấn là hoạt động nghiệp vụ không thể tách rời trong quá trình kiểm tra khai báo của Doanh nghiệp theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế. Tham vấn là một trong những biện pháp rất qua trọng để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại qua giá hiện nay. Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong khâu quy trình xác định giá tính thuế của cơ quan Hải quan, đòi hỏi công chức phải chuẩn bị hồ sơ thật kỹ lưỡng, thu thập các thông tin có liên quan đến mặt hàng (lô hàng) mà mình phải tham vấn nhằm làm rõ mức giá khai báo của Doanh nghiệp không phải là giá thực tế đã thanh toán, trong điều kiện giao dịch không bình thường, tính cạnh tranh bình đẳng đã bị hạn chế. Tham vấn đòi hỏi công chức Hải quan phải có kỹ năng diễn giải, trình bày thông suốt một vấn đề nào đó được đặt ra, một nội dung mà mình cần làm sáng tỏ nhằm thuyết phục người nhập khẩu thấu hiểu vấn đề và thực hiện nghĩa vụ của họ trong việc nộp thuế với ngân sách Nhà nước.

Từ nguyên nhân này, Tổng cục Hải quan thường xuyên theo dõi và có văn bản chỉ đạo toàn bộ cán bộ công chức trong ngành cần nâng cao hơn nữa nghiệp vụ giá tính thuế và đặc biệt là cần nâng cao kỹ năng tham vấn. Tổ chức những buổi tập huấn cho Hải quan địa phương nhằm trao dồi, nâng cao kỹ năng tham vấn và khi kết luận công chức phải thể hiện và chứng minh cho người nhập khẩu hiểu rõ giá khai

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

báo của họ chưa thỏa mãn 03 nguyên tắc cơ bản của GATT là:

- Giá thực tế đã hoặc sẽ thanh toán cho người xuất khẩu;

- Giao dịch phải được mua bán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường$$

$- Tính cạnh tranh không bị hạn chế bởi bất cứ điều kiện nào từ người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu;

Hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thì Việt Nam là thị trường đang mở cửa với tiềm năng tiêu thụ hàng hóa cho hơn 96,3 triệu dân, do đó các nhà sản xuất nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn sẽ tính toán chiến lược để thâm nhập sản phẩm hàng hóa vào thị trường Việt Nam kể cả việc họ chấp nhận giảm giá thành sản phẩm để tiếp cận sản phẩm của mình với người tiêu dùng và đương nhiên họ sẽ đưa ra một số điều kiện cho người nhập khẩu như khuyến mại để chiếm thị phần nên giá khai báo của doanh nghiệp với cơ quan Hải quan có thể là giá thực tế mà người nhập khẩu đã thanh toán, nhưng vô tình họ đang tiếp tay một cách gián tiếp cho người xuất khẩu trốn thuế Nhà nước bằng cách bán giá rẻ hoặc cho thêm hàng khuyến mại mà không phải nộp thuế cho Nhà nước do chính sách ưu đãi của Việt Nam.

Hoặc nhà nhập khẩu được chỉ định là đại lý độc quyền sản phẩm tại Việt Nam nên người xuất khẩu đã đưa ra các điều kiện làm không thể xác định được trị giá thật của hàng hóa. Hoặc kết thúc năm tài chính người nhập khẩu sẽ chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cho các Tập đoàn, …Theo nguyên tắc của Trị giá GATT thì những tình huống vừa nêu đều không đủ điều kiện để tính thuế theo trị giá khai báo mà phải chuyển sang các phương pháp kế tiếp. Tuy nhiên để nhận biết những giao dịch như trên không phải là điều đơn giản. Qua đó cho thấy việc khai báo giá trong một số ít doanh nghiệp vẫn còn tính toán đến việc khai báo như thế nào để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách, vẫn còn những cách hiểu giá tính thuế sẽ được cơ quan Hải quan tính thuế theo trị giá giao dịch nên doanh nghiệp đã hiểu một cách lệch lạc, chưa đầy đủ, muốn khai báo thế nào cũng được. Một số mặt hàng có thuế suất cao vẫn được doanh nghiệp chọn để khai báo giá thấp hoặc một số hành vi gian lận khác như lập 02 hợp đồng mua bán,

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

lập 02 hệ thống sổ sách chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng không phản ánh đúng thực tế hàng hóa được đem bán,…

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên đã được tìm hiểu và đúc kết lại như sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Mới một thời gian ngắn áp dụng quy tắc xác định giá theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, vận dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất nên việc tiếp thu của lực lượng Hải quan cũng như của cộng đồng các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế. Văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng chưa đồng bộ, phát sinh nhiều nội dung vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chất lượng của chương trình cập nhật và khai thác thông tin GTT22 chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, có nhiều lỗi chương trình khi khắc phục xong lỗi này lại phát sinh lỗi khác. Thời gian cho phép doanh nghiệp tham vấn quá dài (30 ngày kể từ ngày thông quan) nên nhiều doanh nghiệp hiểu nhầm “Hải quan quyết định hồi tố nếu lô hàng sau khi tham vấn bị bác bỏ trị giá giao dịch. Còn rất nhiều doanh nghiệp chưa am hiểu hết Trị giá GATT nên nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan:

- Hạn chế về nguồn thông tin để kiểm tra tính trung thực khách quan của trị giá khai báo. Áp lực công việc lớn, thời gian thông quan hàng hoá yêu cầu phải nhanh chóng đúng quy định vì vậy còn có tư tưởng ngại doanh nghiệp phản ứng khi công tác xác định giá tính thuế chậm chễ. Chưa sử dụng hiệu quả các thông tin của Cục Hải quan đại phương khác và chưa thực sự nỗ lực để tìm mọi cách khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý giá.

- Tư tưởng một số cán bộ lãnh đạo, công chức còn thụ động với công việc còn đặt nặng tính yếu tố khách quan mà chưa thực sự đòi hỏi mình đã làm hết trách nhiệm do lãnh đạo giao phó hay chưa? Có thể lực lượng hải quan vẫn bị động thông tin dữ liệu về hàng hoá, về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)