Kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 74 - 95)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

2.3. Các biện pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của cơ quan Hải quan Việt Nam hiện nay

2.3.2. Kiểm tra sau thông quan

Điều 77 của Luật Hải quan số 54/2015/QH13 ngày 23/06/2014 quy định nội dung của Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Các quy định về kiểm tra sau thông quan được chi tiết tại các Điều từ 77 đến Điều 82 của Luật Hải quan số 54/2015/QH13 ngày 23/06/2014; Từ Điều 97 đến Điều 100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ; Từ Điều 141 đến Điều 145 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính với các nội dung tóm tắt như sau:

* Các trường hợp kiểm tra sau thông quan

- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu (Khoản 1, Điều 78 Luật Hải quan số 54/2015/QH13);

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 78 nêu trên thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

- Nội dung kiểm tra gồm kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá khi cần thiết và còn có điều kiện để kiểm tra

- Cách thức kiểm tra gồm kiểm tra sổ sách, chứng từ; yêu cầu giải trình; xác minh; việc tự tra của doanh nghiệp

- Xử lý kết quả kiểm tra gồm cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu làm cơ sở đánh giá rủi ro, quyết định truy thu, truy hoàn, xử lý vi phạm

- Các điều khác quy định về thẩm quyền quyết định kiểm tra, thời hạn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ người kiểm tra, quyển và nghĩa vụ đơn vị được kiểm tra.

Tại Luật Quản lý thuế, hoạt động kiểm tra sau thông quan được quy định tại các chương X (kiểm tra, thanh tra thuế), XI (cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế), XII (xử lý vi phạm pháp luật về thuế) với các nội dung: quản lý thông tin về người nộp thuế, ấn định thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

* Quy trình kiểm tra sau thông quan:

Quy trình kiểm tra sau thông quan hiện hành được quy định tại Quyết định số: 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Đối chiếu với quy định tại Luật Quản lý thuế thì về căn bản, quy trình kiểm tra sau thông quan ban hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ đã quy định theo hướng đó. Cụ thể quy trình gồm các bước:

- Thu thập, xử lý thông tin là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của công chức, nhóm công chức thực hiện kiểm tra sau thông quan; Công chức, nhóm công chức được phân công chủ động khai thác, thu thập thông tin theo quy định tại khoản 1, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quan và Điều 105, Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

- Tổng hợp phân tích thông tin, lựa chọn đối tượng kiểm tra (qua dấu hiệu hoặc theo kế hoạch);

- Kiểm tra tại trụ sở hải quan;

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Yêu cầu đối tượng và đơn vị hải quan làm thủ tục thông quan giải trình về những vấn đề chưa rõ, nghi vấn (chủ yếu là nghi vấn nộp thiếu thuế);

- Nếu đối tượng giải trình rõ được các nghi vấn thì kết thúc kiểm tra, lưu hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình quản lý tiếp theo (cả cho khâu thông quan, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan);

- Nếu giải trình vẫn không rõ thì thực hiện xác minh. Nếu kết quả xác minh đã làm rõ được các nghi vấn thì kết thúc kiểm tra, lưu hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình quản lý tiếp theo (cả cho khâu thông quan, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan);

- Nếu kết quả giải trình, xác minh không làm rõ được các khoản thuế còn thiếu thì ra quyết định truy thu. Nếu doanh nghiệp chấp hành nộp thuế thì kết thúc việc kiểm tra, lưu hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu; nếu doanh nghiệp không chấp hành quyết định truy thu thì quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

Theo quy trình hiện hành thì mọi cuộc kiểm tra sau thông quan đều bắt đầu từ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan, đều dựa trên cơ sở phân tích thông tin. Chỉ khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan không khẳng định được kết luận thì mới tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

2.3.2.1.Thực trạng về hoạt động kiểm tra sau thông quan.

*Những kết quả đạt được của công tác kiểm tra sau thông quan.

Biện pháp nghiệp vụ KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan sau khi hàng hoá đã được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và thông quan nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực các nội dung khai báo hải quan trong quá trình thông quan Nghiêp vụ Kiểm tra sau thông quan được triển khai và nghi nhận bằng các quy định của pháp luật về KTSTQ tại Việt Nam từ 1-1-2002 khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành, cho đến nay đã có những tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và hội nhập. Kết quả này được nhìn nhận qua những nội dung sau:

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Thứ nhất, tổng số cuộc KTSTQ tăng lên hàng năm, đáp ứng một phần yêu cầu tăng cường chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động xuất nhập khẩu. Với hơn 73 nghìn doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 2013 đến nay, trong tổng số hơn 5 triệu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu thì tỷ lệ phân luồng khi làm thủ tục thông quan với luồng đỏ là hơn 11,5%, luồng vàng là hơn 25,2%, luồng xanh là 63,3%. Trong trường hợp, hồ sơ hải quan của số hàng hóa được phân vào luồng vàng, luồng đỏ đã được kiểm tra đầy đủ, không có sai sót thì ít nhất cũng có 63,3% hồ sơ hải quan (khoảng hơn 1.924,953 nghìn tờ khai hải quan trong tổng số hơn 3.041 nghìn tờ khai hải quan nhập khẩu cả năm 2013 và 3.629 nghìn tờ khai năm 2014, 4.350 nghìn tờ khai năm 2015, 5.220 nghìn tờ khai năm 2016, ) cần được kiểm tra sau khi thông quan để đảm bảo yêu cầu kiểm tra đối với hàng hóa thông quan. Nhưng trên thực tế, do sức ép phải thông quan nhanh hàng hóa, số hồ sơ đã được kiểm tra khi thông quan cũng chưa được kiểm tra đầy đủ, chi tiết nên vẫn cần thiết phải được kiểm tra sau thông quan với một tỷ lệ nhất định. Sự gia tăng số cuộc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan được thể hiện thông qua số liệu thống kê chung về số cuộc kiểm tra sau thông quan các năm 2013 - 2017 (xem Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Số cuộc kiểm tra sau thông quan của toàn lực lượng KTSTQ các năm 2013 đến 2017

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

1 Tổng số cuộc KTSTQ (cuộc) 2.430 3.412 7.56

1 9.693 8.987

2 Số tờ khai nhập khẩu

(nghìn tờ) 3.041 3.629 4.35

0 5.220

3 Số lượng doanh nghiệp

(nghìn DN) 52,17 55,63 63,4

0 73,17

Nguồn: Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng số cuộc KTSTQ tăng lên hàng năm kể cả KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp cũng như KTSTQ tại cơ quan hải quan. Nếu năm 2013, số cuộc KTSTQ thực hiện được là 2.430 cuộc thì đến năm 2014 đã là 3.412 cuộc, như vậy sau 5 năm, số cuộc KTSTQ đã tăng lên gần 3,7 lần.

Bảng 2.3. Số cuộc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Phòng Tổng hợp (Phòng 1) – Cục KTSTQ từ năm 2014-2017

Số cuộc

2014 2015 2016 2017

Tổng số cuộc KTSTQ toàn

ngành (cuộc) 3.412 7.561 9.693 8.987

Số cuộc KTSTQ về TGHQ (cuộc) 174 264 286 302

Số cuộc KTSTQ về TGHQ được

thực hiện tại Phòng 1 (cuộc) 5 4 3 8

Nguồn: Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan Tại Chi Cục KTSTQ thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa thống kê riêng được cụ thể về số cuộc về KTSTQ về trị giá hải quan, còn tại phòng KTSTQ về trị giá thuộc Tổng cục Hải quan, số cuộc KTSTQ về trị giá thống kê được cụ thể như sau:

Từ năm 2014-2017: Đã triển khai hoạt động kiểm tra với số liệu thống kê được như sau: Năm 2014 có 174 cuộc với 11 bản kết luận KTSTQ do lãnh đạo Cục phê duyệt chuyển về , trong đó tổng số các vụ bác bỏ trị giá khai báo là 2, các khoản phải cộng vào trị giá là có 4 vụ, các vụ kiểm tra về trị giá chung là 5 vụ. Số cuộc KTSTQ về TGHQ trong năm 2015 là 264 cuộc. Năm 2016, số vụ KTSTQ về trị giá là 286 vụ và năm 2017 tăng 302 vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, nhưng tổng số cuộc kiểm tra sau thông thông quan của toàn lực lượng lại có giảm so với năm 2016 do Phòng tổng hợp - Cục KTSTQ tổng kết (Bảng 2.3).

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Thứ hai, nghiệp vụ KTSTQ đã góp phần tăng thu trong nhiệm vụ thu NSNN.

Số thu từ công vụ tác nghiệp KTSTQ tăng mạnh qua các năm.

Qua thực hiện công tác KTSTQ, tình trạng gian lận thương mại, vi phạm hành chính được phát hiện dẫn đến số truy thu thuế và phạm vi phạm hành chính qua công tác nghiệp vụ KTSTQ tăng qua các năm. Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN lực lượng KTSTQ đã đạt được những số thu khả quan qua các cuộc KTSTQ tăng lên theo từng năm, số tiền thuế thu được cũng tăng lên tương ứng với số lượng tăng lên của các cuộc KTSTQ trong các năm. Số thu NSNN toàn lực lượng KTSTQ của ngành Hải quan Việt Nam được thể hiện qua Bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Kết quả thu NSNN của toàn lực lượng KTSTQ của Hải quan Việt Nam từ 2014 – 2017

STT Số cuộc 2014 2015 2016 2017

1 Tổng số cuộc KTSTQ toàn

ngành (cuộc) 3.412 7.561 9.693 8.987

2 Số tiền thuế truy thu (tỷ đồng) 1.091 2.181 3.503 2.454,6 3 Số tiền đã thực thu (tỷ đồng) 1.096 2.160 2.593 2.231,5 Nguồn: Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan Với kết quả về số thu của lực lượng KTSTQ của cơ quan Hải quan tăng đều hàng năm, trong các năm từ 2014- 2017, số thuế truy thu trung bình là 2.307,4 tỷ đồng. Theo báo cáo số thuế đã thu trong 4 năm (2014, 2015, 2016, 2017) lần lượt là:, 1.091 tỷ đồng, 2.181 tỷ đồng, 3.503 tỷ đồng, 2.454.6 tỷ đồng. Số thu trên chưa kể số thu do lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện giao lại hải quan các cửa khẩu thu chưa thống kê được.

Kết quả số thu NSNN của lực lượng KTSTQ có bao gồm cả KTSTQ về TGHQ vì rất nhiều trong số chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị ..vv.. không có đội, bộ phận chuyên trách riêng KTSTQ về TGHQ mà chỉ tính kết quả chung của KTSTQ. Kết quả cụ thể về số thu NSNN của KTSTQ về trị giá hải quan có được từ Phòng tổng hợp (Phòng 1)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

– Cục Kiểm tra sau thông quan thể hiện cụ thể như sau (Bảng 2.5)

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp số thu NSNN của KTSTQ về trị giá hải quan từ năm 2014 đến 2017 do phòng tổng hợp (Phòng 1) - thực hiện

Năm Số cuộc kiểm tra (cuộc)

Số phải thu ( tỷ đồng)

Số đã thu ( tỷ đồng)

Số chưa thu ( tỷ đồng)

2014 174 55,23 55,23 0

2015 264 67,564 55,344 12,22

2016 286 93, 275 93, 275 0

2017 302 98,474 98,474 0

Nguồn: Phòng tổng hợp - Cục KTSTQ - Tổng Cục Hải quan Bảng 2.6. Số thuế thu được qua kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan

đối với các trường hợp gian lận thương mại qua giá năm 2013-2017.

Năm Số thuế thu được (tỷ đồng) Năm sau so với năm trước

2013 41

2014 55 134.14%

2015 67 121.81%

2016 93 138.8%

2017 98 105.37%

Tốc độ tăng trung bình mỗi năm gần 24%

Nguồn: Cục kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải Quan Trong tổng số thu NSNN được thực hiện tại Phòng 1 bao gồm cả tiền thuế và tiền phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, như năm 2015, số phải thu NSNN là 67,564 tỷ đồng, trong đó bao gồm số tiền thuế là 55,344 tỷ đồng; năm 2016: số phải thu NSNN là 93,275 tỷ đồng, trong đó bao gồm số tiền thuế là 92,5 tỷ đồng; và năm

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

2017: Số tiền ấn định thuế, tiền phạt là 98,474 tỷ đồng, trong đó tiền thuế là 95,8 tỷ đồng, tiền phạt VPHC là 2,7 tỷ đồng.

Với những thay đổi trong chính sách quản lý, đổi mới công nghệ, công tác KTSTQ đã triển khai tương đối rộng khắp, đồng đều và đạt hiệu quả cao tại các địa phương. Hầu hết các Cục hải quan địa phương đều đạt tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao khoảng 70% đến 90%. Các chi cục KTSTQ các tỉnh thường đạt kết quả cao trong công tác KTSTQ nói chung và KTSTQ về TGHQ nói riêng, thu nộp ngân sách nhiều tỷ đồng, đóng góp chung trong thành quả của lực lượng KTSTQ. Đặc biệt, những năm vừa qua, lực lượng KTSTQ đã triển khai nhiều cuộc KTSTQ theo chuyên đề đối với các loại hình: Mặt hàng trọng điểm (chuyên đề kiểm tra các đầu mối kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng, dầu, khoáng sản…); các lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro cao (thiết bị điện tử, điện lạnh, trị giá hàng hiệu như Gucci, Milano, mã số, thuế suất mặt hàng linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử...) và đã đạt kết quả cao. Thông qua công tác nghiệp vụ KTSTQ đã phát hiện ra những khoảng trống trong chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

- Thứ ba, Kiểm tra sau thông quan đã đánh giá được việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, góp phần cũng cố cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan.

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động tích cực không chỉ cho hải quan mà cho cả doanh nghiệp; vừa giúp hải quan tăng cường quản lý, thu đủ và tránh bỏ lọt các nguồn thu của NSNN đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Trên thực tế, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là mục đích chính của KTSTQ, được đặt trên cả mục đích thu thuế cho NSNN. Tuy nhiên, với điều kiện của nước ta hiện nay thì nguồn thu từ KTSTQ trong đó có KTSTQ về TGHQ vẫn rất được coi trọng. Trong những năm gần đây, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2016, được đánh giá là rất thành công, tạo được chuyển biến vượt bậc, tạo một cú hích rất mạnh vào hoạt động KTSTQ trong toàn ngành Hải quan với số thu từ KTSTQ, trong đó có công tác kiểm tra sau thông quan về TGHQ tăng mạnh, bên cạnh đó tiêu chí nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật hải quan cũng được chú trọng hơn trước.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Hằng năm, lực lượng KTSTQ đều có kế hoạch thực hiện KTSTQ để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Kiểm tra theo kế hoạch được cơ quan Hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo kế hoạch được xác định trong từng năm.

Mỗi năm đều có số lượng doanh nghiệp xác định được kiểm tra và việc kiểm tra này phải dựa trên những tiêu chí nhất định của Tổng Cục Hải quan ban hành.

Qua thực tế, có thể thấy tổng số doanh nghiệp được kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật tăng mạnh theo các năm. Cụ thể (Bảng 2.7):

Bảng 2.7 Kết quả đánh giá doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan từ năm 2013-2017

Năm

Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan.

Tốt Chưa tốt Trung bình Tổng cộng doanh nghiệp được đánh giá

2013 185 234 144 563

2014 284 182 234 700

2015 540 539 228 1.307

2016 1.196 844 290 2.330

2017 869 840 618 2.327

Nguồn : Cục KTSTQ- Tổng Cục Hải quan.

Kết quả cho thấy: Trong năm 2015, toàn lực lượng KTSTQ đã kiểm tra, đánh giá được 1.307 doanh nghiệp, bằng 186% so với năm 2013. Năm 2016 và 2017 số lượng doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ cũng tăng cao, thể hiện số lượng cuộc KTSTQ theo kế hoạch tăng cao theo hằng năm. Năm 2017, theo số liệu tổng hợp cho thấy đã kiểm tra đánh giá 2.327 doanh nghiệp, trong đó 869 doanh nghiệp chấp hành tốt, 840 doanh nghiệp vi phạm, 618 doanh nghiệp trung bình. Như vậy, chỉ xét trong ba năm, từ năm 2015 đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp được đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan đã tăng 178% (năm 2015 so với năm 2013), đây là một kết quả đáng kể trong số liệu báo cáo tình hình chấp hành pháp luật của doanh

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động (Trang 74 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)