QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KHÁNH THÀNH –
1.3.2. Tổ chức bộ máy hoạt động
SƠ ĐỒ 2.1: Sơ đồ tổ chức
+ Hội đồng quản trị:
Đó là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ máy hoạt động của quỹ tín dụng vì đó là nòng cốt ban điều hành quỹ. Các thành viên tham gia hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ đưa quỹ hoạt động ngày một tốt hơn đồng thời các thành viên có quyền góp vốn khi có yêu cầu của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Trong quá trình hoạt động của quỹ hàng tháng hội đồng quản trị được phép yêu cầu các ban ngành như (ban kiểm soát, bộ phận kế toán, cán bộ tín dụng, giám đốc ...) họp mặt để báo cáo kết quả hoạt động trong tháng và đưa ra ý kiến về tình hình kinh tế tại địa phương, nguồn vốn của quỹ, sự biến động của kinh tế thị trường đồng thời hội đồng quản trị đưa ra phương hướng hoạt động cho tháng tiếp theo.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ QŨY TDND KHÁNH
THÀNH
BAN ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM TOÁN NỘI
BỘ
BỘ PHẬN THỦ QUỸ BỘ PHẬN
KẾ TOÁN CÁN BỘ TÍN
DỤNG
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
+ Chủ tịch hội đồng quản trị:
Là người có quyền hành cao nhất trong Hội đồng quản trị và là người chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương về mọi hoạt động của quỹ cũng như sự sai sót trong quá trình điều hành và hoạt động chính vì vậy mà chủ tịch HĐQT phải luôn giám sát nhân viên làm việc hàng ngày. Cùng với Giám đốc điều hành kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nhân viên trong quỹ làm việc đúng theo quy định và theo đúng quy chế của Ngân hàng nhà nước đặt ra, thường xuyên kiểm tra tình hình vay vốn của người dân xem họ sử dụng có đúng mục đích hay không?
+ Ban điều hành:
Là một tổ chức độc lập trong quỹ, hoạt động độc lập cùng ban kiểm soát điều hành kiểm tra đôn đốc nhân viên hoạt động tốt nhiệm vụ, trức trách của mình trong quỹ tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của hội đồng quản trị.
+ Giám Đốc điều hành:
Là người cao nhất trong ban điều hành và là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của QTDND và là người chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giám đốc có trách nhiệm ký kết hợp đồng tín dụng (hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do quỹ tín dụng và khách hàng lập),quyết định các biện pháp sử lý nợ cho gia hạn nợ ,điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thực hiện các chế độ tín dụng đối với khách hàng.
+ Cán bộ tín dụng:
Có nhiệm vụ tập trung vào việc thực hiện biện pháp nhằm huy động tối đa tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của nhân dân, cán bộ tín dụng là đầu mối tiếp xúc với các cấp uỷ, chính quyền địa phương, cấp quản lý trực tiếp của khách hàng. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, sưu tầm các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến khách hàng.
Lập hồ sơ khách hàng được phân công mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, dư nợ. Giải thích hướng dẫn khách hàng về quy chế cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Thẩm định các dự án đầu tư vốn theo đúng mục đích, thực hiện kiểm tra trong khi cho vay và sau khi cho vay, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý.
+ Bộ phận kế toán:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bộ phận kế toán thực hiện các chức năng sau : -Kiểm tra hồ sơ cho vay theo quy định
-Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhận tiền
-Làm thủ tục phát tiền vay theo lệnh của giám đốc hoặc người được uỷ quyền -Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ chuyển nợ quá hạn
-Nộp báo cáo cho cơ quan chức năng hàng tháng, quý, năm -Lưu giữ hồ sơ theo quy định
+ Bộ phận thủ quỹ:
Là người chịu trách nhiệm cất giữ tiền mặt của quỹ tại thời điểm sử dụng. Thủ quỹ thực hiện các chức năng sau:
Kiểm đếm, bảo quản, thu chi tiền mặt, điều chuyển tiền, bảo quản các chứng từ và tài sản có giá trị. Thủ quỹ luôn phải dự trữ lượng tiền mặt cần thiết để chi trả trong trường hợp khách hàng cần rút vốn hoặc vay với khối lượng lớn.
+ Ban kiểm soát:
Là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của quỹ tín dụng theo phát luật và điều lệ quỹ tín dụng.
Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp gồm 3 người.
Trong đó 1 kiểm soát trưởng trực tại quỹ tín dụng và điều hành các công việc của ban.
Các thành viên trong ban kiểm soát được tập huấn nghiệp vụ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh Ninh Bình
Nghĩa vụ và quyền hạn của ban kiểm soát là kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động của quỹ tín dụng theo luật.
Kiểm soát việc chấp hành quy chế về hoạt động kinh doanh.
Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, tình hình sử dụng tài sản, vay vốn và các vấn đề quan trọng.
Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan tới quỹ tín dụng.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Kiểm soát viên tại quỹ tín dụng phải ký giám định các chứng từ kế toán, nếu phát hiện những hiện tượng có thể làm thất thoát tài sản của quỹ thì phải đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Các thành viên trong ban kiểm soát nếu không hoàn thành trách nhiệm được giao phải chịu trách nhiệm liên quan đến trách nhiệm vật chất về những tổn thất tài sản do mình có lỗi gây ra cho quỹ tín dụng.
+ Ban kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong Quỹ tín dụng; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần đảm bảo Quỹ tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.