CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO Y HỌC NGẮN HẠN CỦA MỘT TỔ CHỨC
1.2 Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của một tổ chức
1.2.5 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của một tổ chức
1.2.5.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô chính là môi trường mà tổ chức đào tạo ngắn hạn đang hoạt động. Môi trường vĩ mô bao gồm rất nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị và pháp luật, xã hội, tự nhiên, công nghệ,.. Tất cả những yếu tố này đều có những ảnh hưởng nhất định đối với việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Chúng có thể là cơ
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hội, điều kiện thuận lợi giúp cho tổ chức dễ dàng hơn để giảm thiểu chi phí, tiếp cận thị trường nhưng cũng có thể là những thách thức, cản trở tổ chức. Bởi vậy để cung cấp dịch vụ đào tạo đặc biệt là đào tạo ngắn hạn cần có sự am tường, tìm hiểu cặn kẽ không chỉ về nhu cầu, khả năng thanh toán của học viên mà còn các yếu tố tác động khác để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhất.
Yếu tố kinh tế.
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất to lớn với tổ chức đào tạo ngắn hạn và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của tổ chức. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức phát triển. Đời sống ngày một cải thiện, nhu cầu của học viên sẽ ngày một tăng cao đồng nghĩa với việc thị trường mở rộng hơn, tổ chức sẽ có dịp phân khúc và tiếp cận nhiều thị trường mục tiêu. Môi trường kinh tế phát triển tạo ra không ít những thuận lợi, cơ hội mới cho tổ chức, ngoài ra những thách thức do cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng giúp cho tổ chức tự hoàn thiện bản thân và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định , tâm lý người dân hoang mang, sức mua của người dân giảm sút , nhu cầu được đào tạo sẽ giảm đi thay vào đó và tự đào tạo, học viên cũng sẽ khắt khe, kĩ tính hơn trước những quyết định của mình.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát tỷ giá hối đoái...
cũng tác động đến khả năng tài chính của tổ chức, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức
Yếu tố chính trị và pháp luật.
Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài.
Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định, phát triển thực sự lâu dài và lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mỗi thị trường đều có hệ thống pháp luật riêng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Nền kinh tế ở Việt Nam được cho là một trong những nền kinh tế ổn định và khá an toàn đối với các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong thời đại kinh tế hội nhập, mở cửa nhu cầu trao đổi, tích lũy kiến thức sẽ ngày càng tăng cao. Việc đáp ứng nhu cầu học hỏi sâu rộng sẽ là môi trường tiềm năng, tuy nhiên sẽ đi kèm với sự cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cần một nền kinh tế ổn định một môi trường pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ... trong nền kinh tế.
Yếu tố xã hội :
Yếu tố xã hội thường biến đổi hoặc thay đổi dần dần theo thời gian nên đôi khi khó nhận biết nhưng lại qui định các đặc tính của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến khi tham gia vào thị trường. Yếu tố xã hội có thể bao gồm: Lối sống, phong tục, tập quán; Thái độ tiêu dùng; Trình độ dân trí; Ngôn ngữ;
Tôn giáo; Thẩm mỹ...
Tổ chức sẽ không thể tổ chức khóa đào tạo về chuẩn kỹ thuật mổ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam nếu như Việt Nam có định kiến về phẫu thuật thẩm mỹ và không chấp nhận vẻ đẹp thẩm mỹ . Sự khác biệt về xã hội sẽ dẫn đến việc liệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp có được thị trường đó chấp nhận hay không cũng như việc liệu doanh nghiệp đó có đủ khả năng đáp được yêu cầu của thị trường mới hay không. Vì vậy các doanh nghiệp nói chung, tổ chức đào tạo ngắn hạn nói riêng phải tìm hiếu nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó tiến hành phân đoạn thị trường, đưa ra được những giải pháp riêng. Đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức.
Yếu tố công nghệ.
Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của tổ chức đào tạo ngắn hạn thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mức học phí bất kỳ một khóa đào tạo nào cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định. Công nghệ
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
áp dụng đó sẽ quyết định chất lượng dịch vụ đào tạo cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng tổ chức đào tạo từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng tổ chức.
Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các tổ chức đào tạo xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một tổ chức nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đú nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, đối với riêng lĩnh vực đào tạo ngắn hạn yếu tố công nghệ cũng tạo ra sức hút riêng của tổ chức với học viên. Có thể nói chỉ trong vài chục năm trở lại đây, ngành công nghiệp phục vụ cho y học là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất, việc hàng loạt các công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến không chỉ thúc đẩy cho quá trình nghiên cứu mà cả khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng sức khỏe của người bệnh. Cũng chính vì thế mà bất cứ tổ chức đào tạo ngắn hạn nào cũng phải áp dụng những công nghệ tiên tiến, thường xuyên cập nhật và đổi mới trang thiết bị để phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập của học viên.
1.2.5.2 Các yếu tố môi trường ngành
Trong nền cạnh tranh kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, mà hiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được biểu diễn bởi mô hình sau:
Nguy cơ đe dọa từ những
người mới vào cuộc Các đối thủ tiềm
năng
Người cung ứng Người mua
(Học viên) Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành Cuộc cạnh tranh giữa
các đối thủ hiện tại
Sản phẩm thay thế
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Quyền sức ép giá cả
Thương lượng của người mua của người Nguy cơ đe dọa từ những
cung ứng sản phẩm dịch vụ thay thế
Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter Đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Tổ chức đào tạo ngắn hạn cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược phù hợp nhằm đạt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và thu được lợi nhuận tối đa
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng các tổ chức tham gia thị trường, cũng như năng lực cạnh tranh của các tổ chức này: các tổ chức đào tạo ngắn hạn trong ngành cạnh tranh khốc liệt với nhau về mức học phí, sự khác biệt về dịch vụ.
Có một điều thuận lợi và cũng là bất lợi cho các đối thủ trong cùng ngành là khả năng nắm bắt kịp thời những thay đổi, cải tiến khoa học kỹ thuật và công nghệ, hoặc các thông tin về thị trường. Các tổ chức sẽ có khả năng cạnh tranh cao nếu có sự nhạy bén, kịp thời và ngược lại có thể mất lợi thế cạnh tranh bất cứ lúc bào họ tỏ ra thiếu thận trọng và nhạy bén.
Sức ép cạnh tranh đối với các tổ chức đào tạo ngắn hạn làm cho chi phí các yếu tố đầu ra và những yếu tố đầu vào biến động theo các xu hướng khác nhau.
Tình hình này đòi hỏi tổ chức phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của mình nhằm giảm thách thức, tăng thời cơ giành thắng lợi trong cạnh tranh. Muốn vậy tổ chức cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa ra thị trường những dịch vụ mới chất lượng cao, mức phí phù hợp và có những chương trình hấp dẫn kèm theo.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Học viên
Học viên chính là khách hàng nội bộ của tổ chức đào tạo ngắn hạn. Để chiếm lĩnh được thị trường, tổ chức đào tạo ngắn hạn buộc phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của học viên. Ngoài việc đảm bảo được chất lượng, tổ chức đào tạo còn phải có những chiêu thức, cũng như chính sách để thu hút được học viên. Mức độ đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của học viên cũng tùy thuộc vào mức độ khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ: nếu ở thị trường cung lớn hơn cầu thì các tổ chức buộc phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để chiều được lòng học viên. Học viên có quyền thương lượng với tổ chức đào tạo thông qua sức ép giảm học phí, hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức học phí...; thì trong trường hợp cầu lớn hơn cung học viên trở nên dễ tính hơn
Bởi vậy, để tồn tại và phát triển, bất kì tổ chức đào tạo ngắn hạn nào cũng cần tìm hiểu và làm hài lòng học viên.
Nhà cung cấp.
Nhà cung cấp là người hỗ trợ cho tổ chức đào tạo ngắn hạn về thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình đào tạo. Trong một chừng mực nào đó, nhà cung cấp lại có những sức ép đối với tổ chức.
Người cung ứng có thể chi phối đến tổ chức là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung ứng. Nhà cung ứng có thể đe doạ tới tổ chức đào tạo do tầm quan trọng của dịch vụ được cung ứng, do đặc tính khác biệt hoá cao độ của người cung ứng với người tổ chức đào tạo, do sự thay đổi chi phí của sản phầm mà tổ chức đào tạo phải chấp nhận và tiến hành, do liên kết của những người cung ứng gây ra...
Các nhà cung ứng đầu vào có thể gây ra những khó khăn làm giảm khả năng cạnh tranh của tổ chức trong những trường hợp sau:
- Nguồn cung cấp mà tổ chức cần chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp độc quyền cung ứng.
- Nếu nhà cung cấp có đủ khả năng, đủ các nguồn lực để khép kín sản xuất,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
có hệ thống mạng phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì có thế lực đáng kể đối với tổ chức với tư cách là khách hàng.
Để giảm bớt các tác động không tốt từ các nhà cung ứng, các tổ chức đào tạo phải xây dựng cho mình một hay nhiều người cung ứng, nghiên cứu tìm hiểu nguồn đầu vào thay thế khi cần thiết và cần có chính sách dự trữ hàng hoá hợp lý.
Đối thủ tiềm năng.
Đối thủ tiềm năng là những người sẽ đi vào hoạt động đào tạo ở ngành tổ chức đào tạo ngắn hạn đang hoạt động hoặc ở những ngành cung cấp dịch vụ thay thế. Họ có khả năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường tổ chức, họ có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của tổ chức.
Để hạn chế mối đe doạ này, các nhà quản lý thường dựng nên các hàng rào như:
- Mở rộng số lượng đào tạo của doanh nghiệp để giảm chi phí.
- Khác biệt hoá dịch vụ đào tạo.
- Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối.
- Phát triển các dịch vụ bổ sung.
Tuy nhiên nếu các tổ chức mới có ưu thế hơn về công nghệ, chất lượng dịch vụ, áp dụng các biện pháp để giành thị phần có hiệu quả hơn thì khả năng cạnh tranh của các tổ chức đào tạo mới sẽ cao hơn nếu các tổ chức không sử dụng hữu hiệu công cụ trong cạnh tranh.
Sức ép của sản phẩm thay thế.
Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế cả về mặt thị trường lẫn mức phí của dịch vụ đào tạo ngắn hạn, sự sẵn có của dịch vụ thay thế tạo học viên có nhiều sự lựa chọn hơn và buộc tổ chức đào tạo phải giảm mức học phí hoặc tạo ra một sự khác biệt nhất định để có thể cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của tổ chức.
Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn, tổ chức có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường.
Phần lớn các dịch vụ thay thế mới là kết quả của sự tiến bộ về công nghệ.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Muốn đạt được thành công các tổ chức đào tạo ngắn hạn cần phải chú ý và giành nguồn lực để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
Sự ra đời của các dịch vụ thay thế là một yếu tố nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo xu hướng ngày càng đa dạng phong phú và cao cấp hơn và chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các dịch vụ bị thay thế.
Trong trường hợp các sản phẩm, dịch vụ thay thế có tính năng, chất lượng, mức học phí và dịch vụ tốt hơn đi kèm với một chiến lược phù hợp rất có thể sẽ chiếm được lợi thế cạnh tranh và đánh bất các sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đang cung cấp.
CHƯƠNG II