Kết quả hoạt động của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của viện nghiên cứu y học đinh tiên hoàng (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO Y HỌC NGẮN HẠN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

2.1 Tổng quan về Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

2.1.4 Kết quả hoạt động của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện là:

Đào tạo.

Năm 2013, Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã xúc tiến mạnh mẽ trên lĩnh vực đào tạo, tổ chức thành công 5 khóa học.Viện đã mời GS. Nguyễn Văn Tuấn (cố vấn của Viện) từ Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, trường Đại học New South Wales, Úc là giảng viên chính của các khóa học, bên cạnh đó trợ giảng là những tiến sĩ có kinh nghiệm, tốt nghiệp ở nước ngoài.

Bảng 2.2. Kết quả đào tạo năm 2013 của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

STT TÊN KHÓA ĐÀO

TẠO

THỜI GIAN (Ngày)

SỐ HỌC VIÊN (Người)

HỌC PHÍ (Đồng)

I. Đào tạo ngắn từ 3 – 10 ngày 1 Viết đề cương theo

chuẩn Quốc tế 3 34 3.000.000

2 Phân tích số liệu để đăng tải tạp chí Quốc tế cơ bản

3 31 5.000.000

3 Phân tích số liệu để đăng tải tạp chí Quốc tế nâng cao

4 20 6.500.000

II. Đào tạo dài từ 1 – 3 tháng

1 - - - -

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mục tiêu của Viện vẫn sẽ là các khóa đào tạo đạt chuẩn Quốc tế. Ngoài việc cung cấp các kiến thức về cách thức, kỹ năng mềm trong nghiên cứu khoa học, trong thời gian tới Viện sẽ tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu để cho học viên có thể thực hành và áp dụng trực tiếp trong quá trình làm việc và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, Viện cũng sẽ kết hợp với một số tiến sĩ trong nước có kinh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

nghiệm trong công tác nghiên cứu để đào tạo và giúp cho học viên có thể thực hành ngay các kỹ thuật tại lớp học. Sau khóa học, học viên sẽ được trang bị những kiến thức thực sự cần thiết cho công việc của họ.

Nghiên cứu.

Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã hình thành được một số nhóm nghiên cứu:

 Nhóm nghiên cứu Ung thư

 Nhóm nghiên cứu Loãng xương/ gãy xương

 Nhóm nghiên cứu Béo phì, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa

 Nhóm nghiên cứu Đột quỵ & tim mạch

 Nhóm nghiên cứu Chất lượng sinh sản

 Nhóm nghiên cứu Tự kỷ

Các nhóm cũng đã có nhóm trưởng và bước đầu đi vào hoạt động, trao đổi khoa học dưới hình thức seminar và họp chuyên đề khoa học.Đặc biệt trong năm vừa qua 2 đề tài được quỹ Nafosted duyệt và tài trợ cho nghiên cứu là đề tài của TS.Nguyễn Thị Thanh Hương và TS.Trần Quang Bình.

Mặc dù là năm đầu tiên bước vào hoạt động nghiên cứu song năm 2013, Viện cũng đã nhận được phê duyệt cho một đề tài nghiên cứu.Năm 2014 tới đây, Viện sẽ nỗ lực để triển khai tốt và đúng hạn đề tài đã được duyệt.Ngoài ra Viện sẽ tiếp tục triển khai thêm và phấn đấu 1 – 2 đề tài được duyệt.

Mục tiêu trong năm 2014, Viện sẽ có ít nhất 3 bài báo được đăng tải trên các tạp chí có uy tín ở nước ngoài.

Duy trì thường xuyên các buổi seminar và sinh hoạt chuyên đề khoa học để các nhà nghiên cứu có môi trường để học hỏi, trao đổi và chia sẻ những ý tưởng, kĩ thuật và kiến thức trong nghiên cứu khoa học, cùng nhau nghiên cứu, hỗ trợ nhau nghiên cứu khoa học.

Hoạt động xây dựng ngân hàng Gene

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Viện đã xúc tiến tham quan cũng như học tập ngân hàng Gene của Estoniathuộc trường Đại học Tartu – một trong những ngân hàng gene đang hoạt động và có hiệu quả nhất thế giới, và Ngân hàng sinh phẩm của Viện Karolinska và Bệnh viện Karolinska vào tháng 10/2013.Đến tháng 11/ 2013, trong chuyến thăm Việt Nam dưới sự tài trợ của SIDA, Thụy điển, Ngân hàng gen Estonia đã ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng.Tại buổi lễ ký kết đoàn Estonia cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và hứa sẽ cùng với Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng xây dựng một ngân hàng sinh phẩm (bao gồm cả gen)tại Việt Nam để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sức khỏe nhân dân.

Với sự ủng hộ của Bộ khoa học và công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Estonia, Viện sẽ hoàn thành khung đề án Bio bank để có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm lâm sàng sẽ là một trong những mảng hỗ trợ rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt phục vụ hiệu quả cho các đề tài nghiên cứu. Bởi vậy năm 2014, Viện sẽ phấn đấu xây dựng được đơn vị thử nghiệm lâm sàngvới sự hỗ trợ của Bộ y tế.

Hợp tác trong nước và quốc tế

Năm vừa qua, Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã phối hợp với một số đơn vị trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo như: Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện quân y Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ TW.

Năm 2013 là năm đánh dấu nhiều dấu ấn trong việc hợp tác Quốc tế:

Một là, Viện phối hợp với GS. Nguyễn Văn Tuấn để tổ chức các khóa học, hội thảo để cung cấp hành trang cho các nhà khoa học trong nước sẵn sàng hội nhập quốc tế (kỹ năng viết đề cương theo tiêu chuẩn quốc tế và phân tích số liệu để đăng tải tạp chí quốc tế).

Hai là, Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã có một buổi họp Ban cố vấn tại Stockholm vào tháng 10/2013 tranh thủ ý kiến của các GS của Viện Karolinska về chiến lược phát triển của Viện cũng như học hỏi kinh nghiệm trong

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

công tác quản lý, hoạt động cũng như đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Ba là, Viện đã ký kết hợp tác với Estonia.GS Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KHKTVN phát biểu mong muốn Viện Nghiên cứu y học Đinh Tiên Hoàng sẽ có nhiều thành tích trong nghiên cứu và hợp tác với nước ngoài. Hy vọng việc ký kết này sẽ mở ra quan hệ hợp tác mới giữa hai đơn vị nói riêng và giữa khoa học của Việt Nam với Estonia nói chung. Đồng thời đề nghị chính phủ, nhà nước, các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam tạo điều kiện giúp Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng thành lập được ngân hàng sinh phẩm.

Bốn là Viện đã tổ chức được 1 hội thảo quốc tế trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản tháng 11/2013 để các chuyên gia Việt Nam và Châu Âu trình bày và trao đổi kinh nghiệm trọng lĩnh vực này.

Năm là Viện đã tổ chức các buổi semina mời các chuyên gia nước ngoài đến trình bày ví dụ như GS. Carl Johanson đến từ Viện Karolinska trình bày về: Gene, luyện tập và sức khỏe ngày 6/11/2013; GS. Juha Mukine trình bày về E – learning tại Phần Lan; TS.Esa Koela trình bày về điều trị vô sinh bằng hỗ trợ sinh sản tại Phần Lan ngày 11/12/2013.Thông qua những buổi seminar như vậy, Viện cũng đã trao đổi các vấn đề để hợp tác trong tương lai.

Hoạt động phục vụ cộng đồng.

Đối với hoạt động sinh hoạt khoa học: Viện thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi seminar, chuyên đề, hội thảo khoa học. Năm 2013, Viện đã tổ chức một chương trình hội thảo về chủ đề “Loãng xương, gãy xương” để dành tặng các bà, các mẹ nhân ngày lễ 8/3. Buổi hội thảo đã thu hút được hơn 100 người tham dự với nhiều quan tâm thắc mắc xung quanh chủ đề. Sự góp mặt của PGS. TS. Vũ Thị Thanh Thủy – Chủ tịch hội loãng xương Hà Nội, TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Hương, trường Đại học Y Hà Nội đã mang đến cho người nghe những kiến thức hữu ích trong việc phát hiện, phòng và điều trị loãng xương, gãy xương.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của viện nghiên cứu y học đinh tiên hoàng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)