Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo ngắn hạn của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của viện nghiên cứu y học đinh tiên hoàng (Trang 79 - 90)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo ngắn hạn của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

Dựa trên những căn cứ thực tiễn tại Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo ngắn hạn của Viện.

Bảng 3.1 Bảng đề xuất giải pháp và căn cứ thực tiễn của giải pháp

STT GIẢI PHÁP CĂN CỨ THỰC TIỄN CỦA

GIẢI PHÁP

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

1

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn hóa và có chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý - Ký hợp đồng cố định với các giảng viên nước ngoài

- Nguồn nhân lực còn thiếu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa chuyên môn hóa, kiêm nhiệm nhiều vị trí

- Giảng viên chưa có hợp đồng thường xuyên

2

- Tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn tài trợ của các đơn vị, tổ chức

- Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả

- Tài chính hạn chế và sử dụng vốn chưa hiệu quả

3

- Liên kết với các tổ chức có nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên của họ - Liên kết với các đơn vị tổ chức đào tạo

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật thiếu và yếu, hầu hết là thuê ngoài

4

- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm

- Mở rộng đào tạo Online

- Chương trình, hình thức đào tạo chưa đa dạng

5

- Tăng cường hoạt động Marketing, phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

- Chưa tìm hiểu đầy đủ và chính xác nhu cầu thực tế của học viên

6

- Kiến nghị với Ban ngành, cơ quan chủ quản tạo điều kiện để tham gia các hoạt động trao đổi với các đơn vị, tổ chức khác.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo

- Xây dựng văn hóa riêng của Viện

- Xây dựng thương hiệu, phát triển văn hóa doanh nghiệp

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả các mảng dịch vụ khác của Viện - Tăng cường các hoạt động phục vụ và phát triển cộng đồng

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong các chiến lược, chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp trong đó có Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng. Có nhiều hình thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Ổn định và nâng cao chất lượng giảng viên, trợ giảng

Các khóa đào tạo có sự tham gia của giảng viên nước ngoài của Viện vẫn ở tình trạng bị động, phụ thuộc vào lịch làm việc, công tác của giảng viên và thường xuyên phải thay đổi, trong khi đó thời gian của đa số các học viên là khá eo hẹp, họ phải xin phép đơn vị, cũng như sắp xếp công việc để có thể tham dự các lớp đào tạo. Bởi vì thế, Viện cần mở rộng hợp tác thêm với một số các giảng viên khác, ký kết hợp đồng hoặc mời thỉnh giảng để có thể ổn định được số lượng, chất lượng các khóa đào tạo.

Tiếp tục phát triển các khóa đào tạo giảng viên trong nước, tích cực quảng bá và nâng cao chất lượng đào tạo của các khóa này để chủ động hơn trong hoạt động đào tạo, giảm chi phí đào tạo, tăng cường thu hút học viên.

Lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp, đang cần thiết đối với nhiều học viên mà các giảng viên trong nước hoàn toàn có thể đảm nhiệm giảng dạy.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về chất lượng:

Tuyên truyền giúp cán bộ nhân viên nhận thức được vai trò của chất lượng đối với sự tồn tại, phát triển Viện. Qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống vật chất và tình thần của chính cán bộ nhân viên Viện.

+ Tổ chức các lớp đào tạo về quy trình chất lượng, đặc biệt có thể thuê chuyên gia trong và ngoài nước tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

+ Gửi tài liệu để hướng dẫn cho cán bộ nhân viên cùng thực hiện

+ Giữ vững cơ chế tự đào tạo, cho cán bộ nhân viên Viện thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo của Viện để tự nâng cao năng lực bản thân, ý thức trách nhiệm hơn với công việc, có những ý kiến đóng góp sáng tạo cho sự phát triển của Viện. Bên cạnh đó, tranh thủ các buổi nói chuyện chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, các khóa đào tạo miễn phí hoặc đóng phí của cơ quan chủ quản, các đơn vị hợp tác để nâng cao kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ cho cán bộ nhân viên Viện

+ Đội ngũ tình nguyện viên tham gia các hoạt động hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu cũng thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo, các hoạt động ngoại khóa của Viện tạo sự gắn bó và khuyến khích các em tham gia nhiệt tình, tích cực với các hoạt động của Viện

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng và phát huy năng lực của cán bộ nhân viên:

Mục tiêu phát triển của Viện không chỉ dừng lại ở hoạt động đào tạo, nghiên cứu mà còn phát triển nhiều mảng khác như ngân hàng gene, thử nghiệm lâm sàng.

Hoạt động đào tạo ngắn hạn cũng sẽ được nâng cao và mở rộng thêm: mở rộng về thị trường, tổ chức thường xuyên hơn các khóa đào tạo, chương trình đào tạo trực tuyến, thi cấp chứng chỉ kỹ thuật. Để thực hiện được mục tiêu phát triển lâu dài này, Viện cần có chiến lược nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Bởi vậy Viện cần có định hướng chiến lược để tuyển mộ, cũng như hướng phát triển nhân sự đồng bộ với hướng phát triển hoạt động của Viện. Có như vậy, sự phát triển của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng nói chung, mảng đào tạo ngắn hạn nói riêng mới đạt được những hiệu quả, thành công như mong muốn.

Xây dựng hệ thống mô tả phân công công việc chi tiết, rõ ràng để có thể tìm được người phù hợp nhất với công việc. Để làm được điều đó, Viện cần tiết kiệm chi phí lao động, thực hiện tuyển đúng người, đúng việc (sắp xếp lao động vào các vị trí phù hợp nhất với năng lực và sở trường của họ), tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Việc tổ chức thi tuyển

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

phải thực sự khách quan, nghiêm túc, có sự chọn lựa kỹ càng và phải có quá trình thử việc trước khi làm việc chính thức.

Để tránh hiện tượng “chảy chất xám” Viện cần có những chính sách nhằm giữ chân được đội ngũ lao động có năng lực. Ngoài chế độ lương thưởng, chế độ bảo hiểm Viện duy trì tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo giúp cán bộ nhân viên có điều kiện nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, tạo cho họ cơ hội để thăng tiến tới các vị trí cao hơn trong công việc, tạo cho họ một môi trường làm việc trẻ trung, năng động và đề cao giá trị lao động

Cần tạo điều kiện cho các thành viên trong toàn Viện phát huy được hết sự sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc nhằm đạt đến sự hoàn thiện trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nên tiến hành đánh giá và khen thưởng cho các sáng kiến, cần có những phần thưởng nhất định nhằm kích thích, động viên cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo hơn nữa. Viện cần xây dựng một cơ chế khen thưởng phù hợp, đặc biệt đối với các thành viên có nhiều nỗ lực, thành tích trong công việc.

- Nâng cao năng lực quản lý

Cần nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác quản lý để từng bước tạo ra một nề nếp quản lý, đưa công tác quản lý của Viện trở nên có hệ thống, đáp ứng được nhu cầu phát triển Viện và đòi hỏi của thị trường trong nền kinh tế tri thức, tạo hiệu quả cao trong quản lý, phát huy tính sáng tạo, năng lực sở trường của các thành viên.

- Cần nâng cao chất lượng quản lý, chia sẻ thuận lợi, khó khăn, tạo bầu không khí đầm ấm, tạo sự gắn bó mật thiết, vận hành đồng bộ và thống nhất bộ máy quản lý doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá và xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý. Phát huy tính dân chủ, chủ động, tích cực của mỗi thành viên nhưng đồng thời cũng nâng cao tính tổ chức kỷ luật, tuân thủ đúng theo nội quy, quy định của Viện

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Đây là một trong những hoạt động quan trọng đối với Viện nghiên cứu Y học

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Đinh Tiên Hoàng. Hiện nay, Viện hoạt động chủ nhiều nhờ các nguồn tài chính sau:

nguồn tiền từ việc góp vốn của hội đồng thành viên, tiền tài trợ cho Quỹ nghiên cứu và phát triển Khoa học Đinh Tiên Hoàng, lợi nhuận từ các khóa đào tạo ngắn hạn và trong năm 2014 có thêm nguồn tiền từ các Quỹ các cấp, tổ chức tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học qua đề tài. Đối với nguồn lợi nhuận từ các khóa đào tạo và tài trợ từ Quỹ nghiên cứu và phát triển Khoa học Đinh Tiên Hoàng có thể sử dụng ngay và là hoạt động đầu tư ngắn hạn. Đối với nguồn tiền từ hoạt động đề tài sẽ được chuyển giao theo tiến độ của đề tài vì vậy sẽ rất chậm và chia theo các năm.

Bởi vậy, nâng cao năng lực tài chính thật sự quan trọng nếu như Viện muốn mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Viện có thể huy động nguồn vốn bằng các phương pháp sau:

- Hợp tác với các tổ chức tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi cho các tổ chức nghiên cứu khoa học để hoạt động có hiệu quả hơn.

- Bằng uy tín và mối quan hệ với các đơn vị hợp tác thuê cơ sở, vật chất, Viện có thể thương lượng về hình thức thanh toán. Thay bằng hình thức thanh toán trước như hiện nay, Viện có thể thương thảo thanh toán chậm bằng việc mở bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng trong vòng 30 ngày. Điều này có nghĩa là Viện sẽ được thanh toán chậm trong vòng 30 ngày và để đảm bảo việc thanh toán này thì ngân hàng sẽ đứng ra cam kết cho Viện.

- Có các hình thức để khuyến khích học viên đăng ký và nộp học phí trước khi tham gia khóa học, hoặc đăng ký và nộp học phí cho nhiều khóa đào tạo trong một năm.

- Viện có thể huy động vốn nhàn rỗi trong mỗi cán bộ nhân viên bằng cách ban hành quy định về vốn vay, ngoài phần lãi suất mà cán bộ nhân viên cho vay Viện còn cho hưởng một phần lợi nhuận sau thuế. Hình thức này không chỉ nâng cao năng lực tài chính cho Viện mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong việc phát triển chung của toàn Viện.

- Tăng cường và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để được vay vốn với thời gian dài và mức lãi suất hợp lý.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ cơ quan chủ quản và các mối quan hệ hợp tác của cơ quan chủ quản.

3.2.3 Nâng cao chất lượng, mở rộng sản phẩm dịch vụ

Để thu hút học viên, nâng cao năng lực cạnh tranh, Viện phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thêm những sản phẩm, dịch vụ thị trường cần

- Luôn giữ vững chất lượng bài giảng, nội dung và kiến thức các khóa đào tạo. Viện cần tìm hiểu nhu cầu cũng như đánh giá của học viên sau mỗi khóa học để có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của học viên. Phân bổ cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng nội dung thực hành, đảm bảo hiệu quả áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc, học tập của học viên.

- Đồng bộ hóa trong tất cả các khâu, tạo sự chuyên nghiệp, nhanh nhậy, kịp thời từ tư vấn, thông tin liên lạc, giảng dạy, hỗ trợ. Đặc biệt, Viện cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ sau khóa học: có các chương trình trao đổi, hoặc kênh thông tin liên lạc giữa giảng viên với học viên, giữa các học viên với nhau để họ hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với nhau sau khóa học.

- Chương trình đào tạo hiện tại của Viện tuy rằng chú trọng đến chất lượng nhưng chương trình đào tạo vẫn còn nghèo nàn, các khóa đào tạo phụ thuộc vào thời gian của giảng viên nên thường chỉ thông báo 2- 3 tháng trước khóa học, điều này gây nhiều khó khăn cho học viên sắp xếp thời gian, công việc, kinh phí để tham gia khóa học. Bởi vậy cần xây dựng chương trình đào tạo phong phú hơn và lên kế hoạch hàng năm, thông báo sớm để học viên sắp xếp, tăng sức hút đối với dịch vụ đào tạo.

- Qua hơn một năm tổ chức đào tạo ngắn hạn, nhu cầu được đào tạo còn nhiều, có những học viên từ rất xa như Sài Gòn, Bình Dương, Bình Định, Đăk Lăk,.. cũng sắp xếp tham dự khóa học. Tuy nhiên không phải học viên nào cũng có đủ thời gian và chi phí để tham gia được những khóa học như vậy. Nhận thức rõ điều đó, Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đang triển khai nghiên cứu kế hoạch đào tạo Online (trực tuyến) y học ngắn hạn. Học viên sẽ có thời gian học tập,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

nghiên cứu lý thuyết ở nhà, có các buổi trao đổi, thảo luận trực tuyến với giảng viên, trợ giảng và các học viên trong lớp, mỗi người đều có một tài khoản bảo mật riêng. Sau khi vượt qua bài kiểm tra lý thuyết, học viên sẽ tham gia lớp thực hành và bài kiểm tra cuối cùng. Có thể nói, điều này sẽ giúp giảm được chi phí các khóa đào tạo của Viện, giảm thời gian đến lớp của học viên, học viên có thể chủ động thời gian hơn, nhiều học viên, đặc biệt là các học viên ở xa, các học viên có quỹ thời gian eo hẹp có nhiều cơ hội tham gia các khóa đào tạo của Viện.

Viện cũng nên mở rộng thêm mảng dịch vụ là tổ chức đánh giá, kiểm tra chất lượng kỹ thuật viên cho các đơn vị tổ chức. Viện tổ chức khá nhiều các khóa đào tạo kỹ thuật cho các kỹ thuật viên trong lĩnh vực y, sinh, các phòng nghiên cứu vì vậy việc tham gia đánh giá kỹ năng, kiến thức của họ nằm trong khả năng của Viện.

Viện có thể cung cấp dịch vụ thi, kiểm tra và cấp chứng chỉ kỹ thuật cho các kỹ thuật viên này. Hoạt động này giúp tạo nguồn thu cho Viện và cũng là một trong những hoạt động có thể nâng cao vị thế, thương hiệu của Viện

3.2.4 Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động Marketing

a. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng mang nhiều tính chủ quan qua sự đánh giá từ kinh nghiệm, các mối quan hệ của Ban lãnh đạo và nhân viên Viện mà chưa có tính chuyên nghiệp và sát thực. Do đó, hoạt động đào tạo ngắn hạn dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa có bước phát triển mạnh, chưa đạt được vị thế mong muốn.

Điều này chứng tỏ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) là một hoạt động cần thiết đối với sự phát triển của Viện

- Tăng cường kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Theo mô hình của các nước tiên tiến thì chi phí dành cho hoạt động có thể từ 5-7% doanh thu.

- Cần cử nhân viên đã có kinh nghiệm đi học các khóa học quốc tế để đạt các chứng chỉ quốc tế, hoặc nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động đào tạo, nhân

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

viên kinh doanh phòng đào tạo. Nhân viên này sau khi đi học về có thể đào tạo các nhân viên khác.

- Tập hợp những đề xuất giải pháp, cũng như đề xuất ý tưởng về lĩnh vực, khóa đào tạo mới và có những phần thưởng khích lệ kịp thời

b. Hoạt động Marketing

Bản chất của các hoạt động marketing là nhằm truyền thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng. Từ đó thuyết phục họ thực hiện hành vi mua sắm đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng trong thời gian tới là: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng…

- Quảng cáo:

Đây là một kiểu truyền thông có tính đại chúng và tính xã hội cao. Quảng cáo có khả năng thuyết phục, tạo cho người nhận tin cơ hội để so sánh thông tin giữa các nhà cung cấp. Viện vẫn sẽ duy trì thông qua nhiều kênh: Gửi công văn theo đường truyền thống, gửi email giới thiệu tới các học viên và các nguồn đối tác, tổ chức, đăng tải trên các website, fanpage, trang cá nhân của cơ quan chủ quản, Viện, của các tổ chức ở lĩnh vực liên quan, các thành viên của Viện, giảng viên, …

Với tình hình tài chính hiện tại, Viện vẫn sẽ phải duy trì các hình thức quảng cáo chi phí thấp, và cân nhắc, tính toán đến các hình thức quảng cáo chi phí cao so với lợi ích thu được từ việc quảng cáo.

- Khuyến mại

Khuyến mại là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo nhằm kích thích học viên đăng ký tham gia đào tạo. Đây là một trong những hình thức đem lại hiệu quả thấy rõ trong các khóa đào tạo.

Tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng mong muốn tối đa hóa lợi ích, bởi vậy nếu xây dựng được những chương trình khuyến mại hợp lý, đúng thời điểm sẽ thu hút được hiệu quả rất cao.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn của viện nghiên cứu y học đinh tiên hoàng (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)