Mục tiêu, phương hướng phát triển của BIDV đến năm 2020 và yêu cầu đặt ra trong việc phát triển khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng hoạt động kinh doanh thương mại tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam cn quang trung (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG HOẠT ĐỘNG KINH

I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của BIDV đến năm 2020 và yêu cầu đặt ra trong việc phát triển khách hàng

1. Mục tiêu phát triển của BIDV

Phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trong giai đoạn 2013-2020 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam;

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

Luận văn thạc sĩ Kinh tế58

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế59

vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;

- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;

- Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;

- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;

- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện. Đồng thời với phương châm/tôn chỉ được xác định trong dài hạn là “BIDV duy trì vị thế nhà cung cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu Việt Nam và mở rộng ra nước ngoài” Chính vì vậy trong thời gian gần đây, bên cạnh việc giữ vững thị trường trong nước và nâng cao sức cạnh tranh trên các khía cạnh :sản phẩm dịch vụ, cơ cấu, hiệu quả hoạt động, thị phần, khách hàng, nguồn thu… BIDV đang từng bước mở rộng hoạt động ra nước ngoài thông qua việc hợp tác kinh doanh với nhiều định chế tài chính quốc tế, đồng thời xúc tiến nhiều thỏa thuận liên doanh thành lập các ngân hàng, công ty đầu tư, công ty tài chính tại nước ngoài như: NHLD Lào Việt tại Vientiane, Cty Đầu tư BIDV Europe tại CH Czech, Cty Đầu tư & Phát triển Campuchia

Luận văn thạc sĩ Kinh tế60

IDCC, mua lại PIBank và tái cơ cấu đổi tên thành NH Đầu tư & Phát triển Campuchia BIDC, mở rộng hoạt động của Cty Bảo hiểm BIC sang Lào và Campuc hia, chuẩn bị khai trương VPĐD BIDV tại Phnompenh, xúc tiến thành lập Cty tài chính tại Hongkong, Chi nhánh của NHLD Việt Nga tại Moscow... Có thể thấy mục tiêu phát triển dài hạn như vậy là phù hợp với tiềm năng và yêu cầu phát triển của BIDV cũng như quá trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, để duy trì vị thế là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu là một thách thức không nhỏ của toàn hệ thống BIDV, bởi lẽ cùng với sự hiện diện của nhiều ngân hàng và định chế tài chính lớn ở Việt Nam, thị trường đã trở nên sôi động và mức độ cạnh tranh cao hơn trước đây rất nhiều. Ngoài ra, với những diễn biến và biến động của nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của nền kinh tế các quốc gia, quá trình phát triển quy mô và mở rộng hoạt động của hệ thống BIDV cần phải đảm bảo được điều quan trọng nhất, đó là duy trì tính hiệu quả và khả năng pha triển bền vững.

2. Phương hướng phát triển của Chi nhánh Quang Trung

Căn cứ định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động của toàn hệ thống, trên cơ sở những thành tựu đạt được trong thời gian qua, Chi nhánh tiếp tục phấn đấu:

- Lợi nhuận bình quân đầu người đạt nhóm I của hệ thống Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam; Giữ vững và phát triển quy mô hoạt động, thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1; Tăng trưởng bền vững, tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động. Các mục tiêu cụ thể của Chi nhánh:

- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận. Đẩy mạnh công tác dịch vụ, tiến tới nâng cao tỷ trọng hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh trên cơ sở tăng cường tiếp thị, triển khai những dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế61

- Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn - tín dụng, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.

- Hoạt động quản trị điều hành chuyên nghiệp, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn, hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Tỷ lệ tăng trưởng năm ở tất cả các chỉ tiêu không thấp hơn so mức bình quân của các Chi nhánh có đặc điểm tương tự trên địa bàn.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả và quy mô hoạt động, tăng trưởng bền vững, tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong hệ thống đồng thời phấn đấu phát triển xứng tầm với mô hình mới “mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng.

- Tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và khả năng cọ sát với môi trường cạnh tranh khốc liệt.

3. Yêu cầu đặt ra trong việc phát triển khách hàng tại BIDV- CN Quang Trung

BIDV - CN Quang Trung sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng đội ngũ bán hàng, cải thiện mô hình quản lý, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ, thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt, phát triển theo cơ cấu mô hình “Khối kinh doanh” đã thiết lập từ cuối năm 2013. Cụ thể:

- Thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt, phát triển theo cơ cấu mô hình Khối kinh doanh;

- Tập trung trọng tâm vào huy động vốn trên thị trường ;tiếp cận và giới thiệu quảng cáo các sản phẩm dịch vụ cho toàn bộ thị trường

- Phát triển tín dụng chọn lọc, phát triển sản phẩm, khách hàng mang lại hiệu quả cao;

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ tiền tệ, ngoại hối;

Luận văn thạc sĩ Kinh tế62

- Tập trung phát triển mạng lưới trên các địa bàn trọng điểm

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng hoạt động kinh doanh thương mại tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam cn quang trung (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)