CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN, HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2: Mở rộng huy động vốn tiền gửi của NHTM
1.2.3: Các tiêu chí đánh giá mở rộng huy động vốn của NHTM
Kết quả huy động vốn của NHTM được thể hiện ở những tiêu chí sau:
1.2.3.1 Quy mô và sự tăng trưởng của tiền gửi.
Quy mô tiền gửi được biểu hiện bằng khối lượng vốn tiền gửi ngân hàng huy động được, chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động huy động vốn.
Quy mô tiền gửi liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trước hết, do chi phí huy động vốn tiền gửi thường nhỏ hơn chi phí huy động vốn từ hoạt động đi vay nên quy mô vốn tiền gửi huy động được càng lớn thì chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng sẽ càng nhỏ và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn tiền gửi còn là nguồn vốn quan trọng giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh, vì vậy nguồn vốn tiền gửi lớn giúp ngân hàng đẩy mạng hoạt động cấp tín dụng, đầu tư và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác, mở rộng quy mô của ngân hàng.
Sự phát triển của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn, đặc biệt là quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động. Vì vậy, quy mô của nguồn vốn phải gia tăng ổn định hàng năm, sự gia tăng này giúp ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận và quy mô ngân hàng.
Trong hệ thống ngân hàng thương mại còn có nguồn vốn cấp 2, khi ngân hàng thương mại không sử dụng hết nguồn vốn tiền gửi huy động được thì có thể cho vay trên thị trường vốn liên ngân hàng. Vì vậy quy mô và sự gia tăng ổn định của nguồn vốn tiền gửi huy động được còn thể hiện vị thế của ngân hàng, thể hiện uy tín, nâng cao sự tin tưởng của khách hàng với ngân hàng.
Chỉ tiêu quy mô vốn tiền gửi huy động được biểu hiện thông qua:
Khối lượng vốn tiền gửi tuyệt đối qua các năm: con số này nói lên lượng tiền gửi ngân hàng huy động được qua các năm là bao nhiêu, từ đó đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi.
Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi hàng năm: đây là con số tương đối nói lên sự thay đổi của vốn tiền gửi so với năm trước.
Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi = (tiền gửi năm t- tiền gửi năm (t-1) ) *100%
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
năm (t) so với năm (t-1) tiền gửi năm t
Nếu con số lớn hơn 0% thì quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động năm sau tăng hơn so với năm trước; con sô này nhỏ hơn 0% thì phản ánh quy mô tiền gửi huy động đã giảm so với năm trước. Chỉ số này lớn hơn 0% và ổn định qua các năm là dấu hiệu tốt, từ đó ngân hàng sẽ có kế hoạch trong hoạt động sử dụng vốn hợp lý và để ngân hàng dự trù cho tương lai.
Tỷ số: vốn tiền gửi Dư nợ tín dụng
Chỉ số này cho biết quy mô vốn tiền gửi huy động được đã đủ đáp ứng hoạt động cấp tín dụng ( hoạt động quan trọng và mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng) hay chưa.
1.2.3.2 Cơ cấu tiền gửi.
Tiền gửi huy động được phân loại theo rất nhiều tiêu thức. Xem xét cơ cấu vốn để đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM, ta xem xét dựa trên các tiêu chí phân loại chính sau:
Phân theo kì hạn: ta có tiền gửi không kì hạn, tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung và dài hạn.
Tiền gửi có kì hạn càng dài thì chi phí huy động càng lớn và càng ổn định. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn tiền gửi huy động ngắn hạn lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
Phân theo đối tượng gửi tiền: có tiền gửi của dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi của tổ chức tín dụng khác
Phân theo loại tiền tệ: có tiền gửi bằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ.
Khi đánh giá cơ cấu vốn tiền gửi huy động được,cần xem xét dựa trên các tiêu chí phân loại cụ thể. Nguồn vốn tiền gửi phải được tính toán, cơ cấu phù hợp trong từng điều kiện và xu hướng tương lai để hạn chế tối đa các loại rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…
Nếu trong nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn. Ngân hàng dùng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các dự
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
án trung và dài hạn, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Thêm nữa, khi lãi suất tăng lên, chi phí huy động vốn tăng lên, lãi suất cho vay dài hạn cố định. Khi đó ngân hàng sẽ bị mất một khoản tiền lớn, rủi ro thanh khoản sẽ càng trầm trọng, có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Vì vậy ngân hàng phải hết sức chú ý đến cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn này.
Bên cạnh nguồn vốn ngắn hạn, ngân hàng cần duy trì những nguồn có kỳ hạn dài để phục vụ tốt hoạt động dử dụng vốn, đảm bảo cho cấu trúc kì hạn tài sản phù hợp với cấu trúc kỳ hạn nguồn huy động.
Trong cơ cấu nguồn, cần xem xét cả tỷ trọng vốn huy động từ các đối tượng gửi tiền để có kế hoạch huy động thêm tiền gửi. Tiền gửi của dân cư là nguồn tiền tiềm năng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi huy động. Tiền gửi của doanh nghiệp ngân hàng có thể huy động được là tiền gửi giao dịch, tiền gửi có kì hạn từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Trong tổng nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi của doanh nghiệp chiếp tỷ trọng nhỏ hơn, tuy nhiên ngân hàng có thể tăng cường huy động. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chiếm một tỷ lệ nhỏ,thường là phục vụ mục đích thanh toán. Tuy chi phí thấp nhưng không phải ngân hàng nào cũng tiếp cận được.
Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng giữa nguồn vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ cũng rất quan trọng. Tỷ lệ giữa các đồng tiền huy động phải dựa trên hoạt động sử dụng chúng. Nếu một cơ cấu không hợp lý sẽ khiến cho ngân hàng phải chịu một chi phí huy động cao hơn và có thể bị lỗ do rủi ro tỷ giá. Hiện nay, Việt Nam quy định rất nghiêm ngặt đầu ra tiền bằng ngoại tệ, vì vậy ngân hàng phải cân đối cơ cấu giữa ngoại tệ và nội tệ, tránh tình trạng huy động ngoại tệ vào nhiều mà lại không sử dụng hiệu quả
1.2.3.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ trong hoạt động mở rộng huy động vốn tại NHTM
- Chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ - Sự hài lòng của khách hàng
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế