Định hướng phát triển trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sở Giao Dịch I.pdf (Trang 67 - 71)

Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành ngân hàng cũng có những bước phát triển nhanh chóng. Không chỉ tăng lên về số lượng ngân hàng mà chất lượng cũng ngày càng tốt hơn. Quy mô vốn ngân hàng ngày càng tăng và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm tốt. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, người dân đã dần quen với việc dùng thẻ tín dụng, thanh toán qua ngân hàng, phần nào cải thiện được thói quen dùng tiền mặt và những ảnh hưởng không tốt của nó; tiết kiệm của người dân cũng tăng, rất tốt cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói riêng và sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung.

Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành thành viên của một loạt các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới: IMF, WB, ADB, ASEAN, APEC, ASEM, WTO,…Việc ra nhập các tổ chức thế giới đã mở ra những cơ hội, đồng thời mang lại những thách thức lớn cho ngân hàng thương mại của Việt Nam nói riêng và cho các doanh nghiệp, cho toàn nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Mở cửa, hội nhập giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiền tiến. Từ đó NHTM Việt Nam nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động. Mặt khác, ngân hàng cũng là lĩnh vực chịu cạnh

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

tranh gay gắt nhất. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là ngành mang lại lợi nhuận rất lớn, ngành ngân hàng của Việt nam còn non trẻ nên khối ngoại sẽ tích cực tham giam mạnh mẽ vào ngành ngân hàng thị trường Việt Nam. Một loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới cũng tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam thành lập ngân hàng, mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các tập đoàn lớn trong nước cũng thành lập mới nhiều ngân hàng. Ngoài việc cạnh tranh với các NHTM khác, NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với các TCTD khác : hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm,… Vì vậy hoạt động ngân hàng sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong thời gian tới. Vào đầu năm 2017 hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án mới được ban hành (Quyết định số 1058/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 -2020"). Việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm an toàn và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 Ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Các ngân hàng yếu kém bước đầu đã được cơ cấu lại và đều hoạt động ổn định, có cải thiện hơn. Đã triển khai thành công cổ phần hóa 4 ngân hàng thương mại nhà nước; số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm xuống đáng kể.

Mặc dù nợ xấu đã được quan tâm giải quyết trong giai đoạn trước đây, song kết quả đạt được rất hạn chế. Quy mô nợ xấu đến cuối năm 2016 vẫn ở mức cao do thể chế xử lý nợ xấu không phù hợp thực tế, thậm chí cản trở nỗ lực xử lý nợ xấu của các TCTD. Ðề án kế thừa nhiều nội dung của Nghị quyết số 42/NQ-QH về xử lý nợ xấu của các TCTD theo hướng tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, hỗ trợ các TCTD sớm đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới ngưỡng 3%. Theo Ðề án, quy trình thủ tục pháp lý liên quan đến thu

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

giữ và xử lý tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp gắn với các khoản nợ xấu được đơn giản hóa, rút gọn nhằm giúp các TCTD tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức trong giảm quy mô nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm. Nội dung đặc biệt quan trọng của Ðề án 1058 là công nhận và xây dựng thị trường mua bán nợ theo các nguyên tắc và quy luật thị trường với vai trò trụ cột của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong đó bảo đảm các điều kiện cần và đủ để phát triển thị trường mua bán nợ, cả cung, cầu, giá cả và hàng hóa trên thị trường. Ðể bảo đảm vai trò trụ cột của VAMC trên thị trường mua bán nợ, Ðề án yêu cầu tăng vốn và các điều kiện cần thiết khác để VAMC có thể vận hành hiệu quả, đóng góp vai trò quan trọng trong xử lý nợ xấu của các TCTD. Ðề án 1058 cũng chỉ rõ trách nhiệm và hướng xử lý của cơ quan nhà nước có liên quan trong xử lý những khoản nợ đọng xây dựng cơ bản là nguyên nhân gây ra nợ xấu của một số TCTD.Có thể nói giai đoạn hiện nay là giai đoạn vô cùng khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhà nước và các TCTD cũng như người dân Việt Nam đều kỳ vọng một kết quả tốt sau khi thực hiện xong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

3.1.2: Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 3.1.2.1: Mục tiêu phương hướng chung

Mục tiêu của chi nhánh trong năm 2018 là bám sát và tuân thủ điều hành của Hội sở chính trên mọi mặt hoạt động kinh doanh. Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững , kiểm soat tốt chất lượng hoạt động , lợi nhuận tăng trưởng ổn định, phấn đấu lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng, chênh lệch thu chi đạt 175 tỷ đồng . Tiếp tục duy trì chi nhánh đạt tiêu chuẩn chi nhánh loại 1 và nằm trong nhóm chủ lực của hệ thống . Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo các quyền , lợi ích hợp pháp của người lao động . Đồng thời căn cứ KHKD định hướng 2017 HO giao, chi nhánh đã xây dựng chỉ tiêu định hướng như sau :

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Bảng 13. Chi nhánh xây dựng một số chỉ tiêu định hướng năm 2018 ( đơn vị : tỷ đồng )

STT TIÊU CHÍ ĐỊNH HƯỚNG

2015

1 Lợi nhuận trước thuế 155

2 Thu dịch vụ ròng 58

3 Huy động vốn bình quân 6.600

4 Huy động vốn cuối kỳ 9.500

5 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ 4.500

6 Dư nợ tín dụng bình quân 3.450

7 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.800

8 Dư nợ tín dụng bán lẻ chuyển khoản 650

9 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 1%

10 Tỷ lệ dư nợ TDH / Tổng dư nợ 59%

3.1.2.2: Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh

Năm 2018, BIDV có những kế hoạch chi tiết và cụ thể để hoàn thành những mục tiêu đề ra:

- Nghiêm túc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng.

- Tái cơ cấu tổ chức và hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển đưa BIDV – SGDI trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt

- Tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng chất lượng phục vụ, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh dịch vụ theo mô hình ngân hàng bán lẻ tiêu chuẩn.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Tăng cường công tác quản trị và kiểm soát rủi ro trên toàn bộ các mặt, cơ cấu và xây dựng danh mục đầu tư và tín dụng để nâng cao thế mạnh tài chính phù hợp với chiến lược phát triển.

- Phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường tài chính ngân hàng.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và hộ kinh doanh cá thể.

- Phát triển chọn lọc dịch vụ ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp lớn.

- Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sở Giao Dịch I.pdf (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)