Một số kinh nghiệm về huy động

Một phần của tài liệu Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sở Giao Dịch I.pdf (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN, HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4: Một số kinh nghiệm về huy động

1.4.1: Kinh nghiệm từ các ngân hàng trong nước

Ngân hàng BIDV - SGDI cần phải học hỏi thêm nhiều hơn nữa từ những kinh nghiệm của các Ngân hàng trong nước về hoạt động huy động vốn như sau:

– Phân cấp khách hàng: các Ngân hàng thương mại nước ngoài đã thực hiện chính sách này này từ rất lâu rồi. Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng, họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết ở những dịch vụ đó

– Đa dạng hóa sản phẩm: Qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

hóa sản phẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và phục vụ được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Để giữ chân được khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa, thì việc đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thỏa mãn và hài lòng, đây chính là mục tiêu hướng tối của hệ thống ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng công nghệ: Với ngân hàng hệ thống công nghệ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng không thể phát triển đi lên được.

Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân các nhà quản lí và nhân viên sẽ được giải phóng khỏi những công việc tỉ mỉ, máy móc để đầu tư thời gian cho công việc chăm sóc và tìm kiếm khách hàng

1.4.2: Kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài

Thứ nhất, cần nghiên cứu và cơ cấu lại cơ sở hạ tầng triển khai hệ thống thanh toán điện tử theo thời gian thực để tăng tính hiệu quả của việc thanh toán và giảm rủi ro khi thanh toán trên thị trường TPCP Việt Nam. Các cơ quan hữu quan cần xác lập mức lãi suất ổn định, có tính cạnh tranh cao để thu hút các tổ chức tài chính, NĐT nước ngoài đầu tư.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách “nới lỏng” nhằm tạo tính thanh khoản cho Thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu sau phát hành nói riêng. Cần phát triển mạnh mẽ hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục mở rộng phạm vi phát hành TPCP ra một số nước châu Âu và châu Á để tăng tính lỏng và mức độ cạnh tranh cho thị trường.

Thứ ba, nghiên cứu và xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá, giám sát sự thay đổi của thị trường vốn và thị trường trái phiếu để tạo điều kiện cho các thành viên tham gia có điều kiện theo dõi và dự đoán diễn biến thị trường, kịp thời điều chỉnh danh mục đầu tư.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Thứ tư, hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm, song vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Trong thời gian tới, cần bổ sung thêm các tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm liên kết với nước ngoài hoạt động trên thị trường tài chính một cách chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Từ đó, làm cơ sở để đánh giá rủi ro tài chính, tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.

Thứ năm, cần minh bạch hơn nữa các chỉ báo kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ có kiềm chế được lạm phát thì thị trường trái hiếu mới có cơ hội phát triển bền vững trong trung và dài hạn

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này, đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Từ đó, chương này làm nổi bật vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi và sự cần thiết trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại hiện nay. Dựa trên cơ sở lý thuyết trong chương giúp ta nhìn nhận đánh giá thực trạng và quá trình mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cụ thể. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp trong việc góp phần mở rộng huy động vốn tiền gửi để đảm bảo cho ngân hàng thương mại kinh doanh ổn định, phát triển bền vững và có hiệu quả cao.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH I

Một phần của tài liệu Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sở Giao Dịch I.pdf (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)