CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
2.3 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HĐDVPL
2.3.1. Quy định về các nguyên tắc thực hiện HĐDVPL
Việc thực hiện HĐDVPL phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây
“Thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng về chất lượng, sổ lượng, chủng loại của đối tượng; về thời hạn; về phương thức và các thỏa thuận khác.
Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.
Khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác8”.
2.3.2. Quy định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐDVPL Thứ nhất là về quyền của bên cung ứng dịch vụ pháp lý
Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ nhận thấy việc thiếu những tài liệu, thông tin và phương tiện của bên thuê dịch vụ sẽ khiến họ không thể hoàn thành theo đúng thời hạn công việc mà hai bên đã thỏa thuận thì có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp những tài liệu, thông tin và phương tiện đó.
Trong quá trình thực hiện công việc, bên cung ứng không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc đấy gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ mà có thể được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, nhưng nhất thiết phải báo ngay sau đó cho bên thuê dịch vụ. Bên thuê dịch vụ sẽ không còn tín nghiệm bên cung ứng và yêu cầu chấm dứt HĐ hoặc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ thấy việc thay đổi điều kiện dịch vụ sẽ
7 Điều 131 BLDS 2015, công ty luật DFC: http://luatsudfc.com/hau-qua-phap-ly- cua-hop-dong-dan-su-vo-hieu
8 Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/nguyen-tac-thuc- hien-hop-dong-dan-su-.aspx
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
đem lại lợi ích cho bên thuê dịch vụ nhưng bên thuê thì không chấp nhận việc thay đổi đó và cho rằng việc thay đổi này chỉ đem lại lợi ích cho bên cung ứng mà không có lợi cho bên mình.
Sau khi hoàn thành công việc, bên thuê dịch vụ phải thanh toán tiền theo đúng như thỏa thuận trong HĐ hoặc theo thói quen của hai bên cho bên cung ứng dịch vụ.
Thứ hai là về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ pháp lý
Bên cung ứng dịch vụ cần phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau trong khi thực hiện công việc theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ:
Một là, nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất của bên cung ứng dịch vụ chính là bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm sau khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện công việc thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó (tùy vào tính chất và yêu cầu của mỗi công việc). Bên thuê dịch vụ có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ.
Hai là, một trong những quy định đặc thù của HĐDVPL là khi không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ không được phép giao cho người khác thực hiện thay công việc của mình. Bên thuê dịch có thể hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt HĐ đồng thời yêu cầu bên cung ứng bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên cung ứng vi phạm nghĩa vụ của mình, chính vì thế, bên cung ứng dịch vụ phải có trách nhiệm về việc thực hiện công việc đối với bên thuê dịch vụ.
Ba là, sau khi bên thuê dịch vụ đã giao cho bên cung ứng dịch vụ các giấy tờ, tài liệu hoặc các phương tiện của mình thì bên cung ứng dịch vụ có trách nhiệm bảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu, giấy tờ, và phương tiện đấy (các bên không có thỏa thuận khác sau khi hoàn thành công việc). Bên cung ứng phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp làm hư hỏng, gây ra lỗi, mất mát, tài liệu hoặc phương tiện đó.
Bốn là, nếu bên cung ứng dịch vụ nhận thấy các thông tin, tài liệu, phương tiện mà bên thuê dịch vụ không đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng thì thông báo ngay cho bên thuê dịch vụ biết để thay đổi kịp thời. Nếu bên cung ứng dịch vụ không kịp thông báo cho bên thuê dịch vụ biết hoặc việc thực hiện các công việc không thể hoàn thành do các nguyên nhân đó gây ra hậu quả là công việc
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
không đạt theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ tức là bên cung ứng dịch vụ đã vi phạm nghĩa vụ này, vì vậy bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại.
Năm là, nếu pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận với nhau về việc bên cung ứng dịch vụ phải giữ bí mật về những thông tin mà bên thuê dịch vụ cấp trong thời gian cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải tuân theo và hoàn toàn giữ bí mật. Nếu vi phạm khi gây ra hậu quả xấu cho bên thuê dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ.
Thứ ba là về quyền của bên thuê dịch vụ pháp lý
Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thỏa thuận khác.
Bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt HĐ và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
Thứ tư là về nghĩa vụ của bên thuê DVPL
Bên thuê dịch vụ phải có thanh toán chính xác đầy đủ và kịp thời số tiền cũng như phương thức thanh toán mà hai bên đã thảo thuận trong HĐ cho bên cung ứng dịch vụ.
Ngoài ra, bên thuê dịch vụ có trách nhiệm phải trung thực hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết để việc hoàn thành các nhiệm vụ của bên cung ứng dịch vụ được thực hiện và diễn ra một cách mạch lạc mà không bị gián đoạn hay trì hoãn như: cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện… liên quan đến công việc.
Khách hàng có nghĩa vụ phải điều phối hoạt động của bên cung ứng dịch vụ nếu dịch vụ đó do nhiều hơn một bên cung ứng dịch vụ cùng phối hợp với nhau hoặc tiến hành, tạo điều kiện để việc cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi hơn.
2.3.3. Quy định về việc bổ sung và sửa đổi HĐDVPL
Việc sửa đổi hợp đồng được pháp luật quy định như sau
“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sủa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu9”.
Theo đó, sửa đổi bổ sung HĐDVPL là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ về việc thay đổi hoặc thêm vào một hoặc một số điều khoản của HĐDVPL đã có hiệu lực.
Sửa đổi, bổ sung HĐDVPL có những đặc điểm sau:
Một là, sửa đổi bổ sung HĐDVPL là sự thỏa thuận giữa các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa đổi HĐDVPL khi giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực;
9 Điều 241 BLDS năm 2015
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Hai là, việc sửa đổi bổ sung HĐDVPL chỉ được tiến hành khi đã có hiệu lực.
Bởi vì, nếu HĐDVPL chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi bổ sung mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết HĐDVPL;
Ba là, việc sửa đổi, bổ sung HĐDVPL chỉ làm thay đổi một hoặc một số điều khoản trong HĐDVPL đã có hiệu lực. Nếu việc sửa đổi, bổ sung HĐDVPL làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản HĐDVPL mới chứ không còn là sửa đổi HĐDVPL;
Bốn là, khi HĐDVPL được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị nữa và phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.
Mặc dù các bên trong hợp đồng có quyền sửa đổi, bổ sung HĐDVPL, nhưng quyền này bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Do đó, trong một số trường hợp, các bên không có quyền sửa đổi hợp đồng.
Ví dụ, theo quy định tại Điều 417 BLDS: “Khi ngưòi thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hớp đồng, trừ trường hợp được ngưòi thứ ba đồng ý”.
Trong một số trường hợp việc sửa đổi, bổ sung HĐDVPL không dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà do PL quy định. Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung hợp đồng DVPL trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Ví dụ, theo Điều 420 BLDS, “việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng được thực hiện khi có các điều kiện sau:
Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định;
Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;
- Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trong trưòng hợp này, việc sửa đổi hợp đồng do Tòa án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên”.
Mặt khác, pháp luật quy định về việc sửa đổi HĐ phải được thực hiện theo hình thức của HĐDVPL và quy định này chỉ áp dụng đối với các HĐ bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được chứng thực, công chứng, đăng ký hoặc cho phép. Vì vậy, HĐDVPL có thể được bổ sung, sửa đổi theo QĐPL.
Quy định về sửa đổi HĐ là rất cần thiết, có lợi cho các bên bởi sau khi HĐDVPL có hiệu lực các bên nhận thấy một điều khoản không thể thực hiện được hoặc cần sửa sẽ có lợi cho các bên hoặc xuất hiện một hoàn cảnh mới cần xây dựng thêm những điều khoản của HĐDVPL, thì các bên sẽ thỏa thuận sửa đổi hoặc thêm mới điều khoản đó.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
2.3.4. Quy định về các hình thức trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dịch vụ pháp lý
Trong quá trình các bên thực hiện HĐDVPL, nếu một bên có hành vi vi phạm như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của bên kia thì phải chịu trách nhiệm với hành vi đó.
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận trước hoặc hành vi vi phạm đó được miễn trách nhiệm, bên bị vi phạm có thể áp dụng các chế tài quy định tại Điều 292 LTM 2005 đối với bên vị phạm. Các chế tài bao gồm: “buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng”.
TNPL do vi phạm hợp đồng là một chế tài dành cho bên vi phạm, bảo đảm đền bù thiệt hại xứng đáng cho bên bị vi phạm, đồng thời giữ vững, ổn định các quan hệ pháp luật, góp phần phòng ngừa và giáo dục chung.
Chỉ khi có VPPL và chỉ đối với bên có hành vi đó mới áp dụng trách nhiệm pháp lý, bị nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với HVVP và do cơ quan có thẩm quyền áp dụng.
Căn cứ Điều 292 LTM năm 2005, có “các loại chế tài trong thương mại như:
buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”.
+ “Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện theo yêu cầu của bên bị vi phạm. Căn cứ áp dụng đó là có hành vi vi phạm và có lỗi của các bên vi phạm.
Pháp luật quy định nếu bên vi phạm cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ thiếu sót của dịch vụ đó và không được thay thế bởi loại dịch vụ khác khi không có sự chấp thuận của bên bị vi phạm. Sau khi nhận được yêu cầu của bên bị vi phạm mà bên vi phạm không thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế dịch vụ ghi trong hợp đồng hoặc có thể tự sửa chữa thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan khác nếu có. Tuy nhiên, trong điều 297 chỉ đưa ra các quy định bắt buộc thực hiện đúng hợp đồng khi bên cung ứng dịch vi phạm hợp đồng mà không đưa ra các quy định buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với bên thuê dịch vụ.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
+ Phạt hợp đồng
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của LTM. Các bên có thể thỏa thuận mức phạt đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nhưng pháp luật không quy định rõ giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm khiến cho người thực hiện và người áp dụng luật có nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất và đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên
+ Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc buộc bên vi phạm trả tiền bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 300 và Điều 301 - LTM). Nhưng trong thực tế, pháp luật lại không quy định rõ khoản lợi trực tiếp là những khoản nào, điều này khiến chúng ta rất khó có thể xác định giá trị khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của bên vi phạm. Ngoài ra, để có thể nhận được khoản giá trị bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh được các tổn thất do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra. Đây là một quy định gây bất lợi cho bên bị vi phạm, vì bên bị vi phạm đã chịu tổn thất do hành vi của bên vi phạm mà lại phải chứng minh tổn thất đó, việc này khiến cho bên bị vi phạm phải tiêu tốn thêm các chi khác và mất nhiều thời gian vào vấn đề này.
Căn cứ là có hành vi vi phạm; có lỗi của bên vi phạm; có thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại (Điều 303 LTM năm 2005).Thiệt hại thực tế là thiệt hại tính được bẳng tiền.
+ Tạm ngừng hợp đồng
Là hình thức chế tài, theo đó một bên tạm ngừng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Trong một số trường hợp, việc thực hiện hợp đồng vẫn sẽ diễn ra mà không bị tạm ngừng khi bên vi phạm được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó: xảy ra sự kiện bất khả kháng; xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm khi hai bên có sự thỏa thuận; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Đình chỉ hợp đồng
Luận văn thạc sĩ Kinh tế