KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý thực tiễn thực hiện tại công ty luật thiên đức (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HĐDVPL VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT, THỰC

4.1. KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Hiện nay, với quá trình quốc tế hóa với mục tiêu “thế giới phẳng” thì quá trình mở cửa nền kinh tế là là một yêu cầu tất yếu để gia nhập vào nền kinh tế phát triển của thế giới. Theo đó, bên cạnh những yếu tố tích cực còn tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực khác đến nền kinh tế. Chính vì vậy, những chính sách của Nhà nước phải luôn kịp thời, đúng hướng và phù hợp với tình trạng phát triển kinh tế cũng như xã hội của đất nước đặt trong mối tương quan với thế giới, nhằm tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế trong những năm tới.

Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể được ghi nhận trong “hợp đồng dịch vụ pháp lý” là điều vô cùng quan trọng.

Theo pháp luật hiện hành, có hai văn bản chính điều chỉnh quan hệ cung ứng dịch vụ pháp lý nói chung và hợp đồng DVPL nói riêng đó là BLDS 2015 và LTM 2005. Theo đó, mọi chủ thể giao kết hợp đồng sẽ được ghi nhận và bảo vệ quyền tự. Các chủ thể được toàn quyền thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng một cách hợp pháp. Chính vì vậy, HĐDVPL đã trở thành một công cụ đắc lực đáp ứng nhu cầu cho các doanh nhiệp trọng hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh việc kế thừa pháp luật trước đây, pháp luật điều chỉnh HDDVPL hiện nay đã có nhiều nội dung mới hoàn thiện hơn, cụ thể:

- BLDS 2015 đã phần nào chấm dứt tình trạng chồng chéo, bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh HDDVPL.

- Các quy định điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý hiện nay được tiếp cận theo hướng mở rộng hơn so với trước đây, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường.

- Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL đã mở rộng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về HĐDVPL là một quá trình lâu dài. Dưới đây là những quan điểm để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

* Về đối tượng hợp đồng dịch vụ pháp lý

Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa chỉ rõ được phạm vi DVPL, từ đó tiêu chí để xác định DVPL nào là đối tượng HĐDVPL chưa được xác định rõ.

Vì thế nhất thiết cần quy định cụ thể các loại hình DVPL ở Việt Nam và lĩnh vực hành nghề của từng loại hình DVPL đó trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Đồng thời cần quy định rõ về điều kiện chủ thể được quyền cung cấp DVPL với các loại hình DVPL tương ứng nhằm khắc phục tình trạng cung ứng DVPL tùy tiện và không rõ ràng như hiện nay (người không đủ điều kiện vẫn tiến hành các hoạt động DVPL để thu thù lao; doanh nghiệp không ĐKHĐ để kinh doanh trong lĩnh vực DVPL vẫn kinh doanh DVPL…)

* Về nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng DVPL là bên cung cấp DVPL, đặc biệt là nghĩa vụ cung cấp thông tin

Hiện nay PL chưa có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên cung ứng DVPL (thường là bên có ưu thế về thông tin). Vì vậy, cần khẩn trương bổ sung quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên cung ứng DVPL về các vấn đề:

- “Tính hợp pháp của tổ chức hành nghề, của người thực hiện DVPL và của đối tượng HĐDVPL;

- Quyền lợi khách hàng dự kiến được hưởng (chẳng hạn được bào chữa và/hoặc bảo vệ quyền lợi trước tòa án, được người đại diện thay mặt để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật…);

- Chất lượng hoặc kết quả công việc (nếu có thể xác định được chẳng hạn như một bản di chúc sẽ được công chứng đảm bảo giá trị pháp lý, một bản hợp đồng được soạn thảo đảm bảo hiệu lực, tư vấn pháp luật chính xác, đầy đủ và hiểu được,…);

- Nội dung thực sự của HĐDVPL (giải thích HĐDVPL), làm cho bên sử dụng DVPL hiểu được đúng và đầy đủ về nội dung của hợp đồng đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các bên và vấn đề giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra (cơ quan giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết về những nội dung cơ bản nhất, án phí…), điều kiện thương mại chung (nếu có).…”

Bên cạnh đó, các nhà làm luật cần bổ sung một số quy định sau: “thời điểm cung cấp thông tin; yêu cầu đối với thông tin được cung cấp (chính xác, đầy đủ

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

và trung thực), bổ sung quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL (sẽ rơi vào trường hợp vô hiệu do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin)”

Ngoài ra, pháp luật cũng nên đưa ra quy định chi tiết về “nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng, tránh tình trạng sau thời gian hoàn thành công việc, bên cung ứng dịch vụ tiết lộ các thông tin gây ảnh hưởng đến bên thuê dịch vụ.”

* Về đề nghị giao kết HĐDVPL

Hiện nay, BLDS 2015 chưa quy định cụ thể trường hợp đề nghị giao kết HĐDVPL, cụ thể “thời hạn trả lời đề nghị” không được nêu rõ. Vì vậy, có thể sẽ tạo ra nhiều vấn đề bất hợp lý trong trường hợp “Bên được đề nghị” chấp nhận lời đề nghị tại thười điểm mà “Bên đề nghị” không còn muốn giao kết HĐDVPL vì lý do quá thời hạn trả lời.

Để giải quyết vấn đề này, BLDS cần quy định một thời hạn trả lời hợp lý.

Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên trong việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý nói riêng.

*Về chất lượng dịch vụ pháp lý

Trong quá trình sử dụng DVPL, người dùng có thể gặp rất nhiều rủi ro vì vậy cần có hệ thống pháp lý chặt chẽ, cụ thể như sau:

- “Ban hành yêu cầu đối với việc thực hiện công việc. Ví dụ: Yêu cầu đối với thực hiện dịch vụ tư vấn gồm chính xác, đầy đủ và hiểu được; yêu cầu đối với dịch vụ bào chữa gồm đúng pháp luật, đầy đủ và nhiệt tình, trung thực vì lợi ích của khách hàng; yêu cầu đối với dịch vụ soạn thảo Điều lệ, hợp đồng và văn bản khác phải đúng về hình thức, thể thức và đáp ứng mục đích sử dụng đối với mỗi loại văn bản.

- Ban hành quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện kèm theo những yêu cầu cụ thể bên cung cấp DVPL phải tuân thủ.

- Quy định kết quả công việc cụ thể”

*Về nội dung của hợp đồng DVPL

Theo quy định LTM 2005, các bên trong hợp đòng được quyền thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, một số điều khoản trong nội dung của HĐDVPL cần được quy định rõ như “điều khoản đối tượng dịch vụ là điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý” nhằm tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh giữa các bên.

*Về hình thức của HĐDVPL

HĐDVPL chịu sự điều chỉnh chủ yếu của hai VBPL: BLDS 2015 và LTM 2005. Cả hai văn bản này đều không quy định chi tiết về hình thức của

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

HĐDVPL, nhưng trong thực tiễn thì khi giao kết hợp đồng các bên bắt buộc phải chọn hình thức của hợp đồng là văn bản nếu không thì hợp đồng này bị vô hiệu do sai hình thức. Chính vì vậy mà PL nên quy định rõ về hình thức của HĐDVPL.

* Vấn đề DVPL thông qua phương tiện điện tử

Với thời đại 4.0 phát triển như hiện nay, DVPL thông qua phương tiện điện tử không thể thiếu trong xã hội. Do đó, cần có một hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay,đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực giao dịch điện tử. Tuy nhiên giao dịch thông qua phương tiện điện tử có đặc điểm là dễ bị rò rỉ thông tin cũng như khó kiểm soát được tính chính xác của thông tin được trao đổi. Chính vì vậy, cần có hành làng pháp lý chặt chẽ, cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên trong việc bảo mật thông tin cũng như trong việc đảm bảo độ chính xác của thông tin

Để tạo một môi trường pháp lý ổn định và đón đầu sự phát triển của nền kinh tế, Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều cải cách và đổi mới về pháp luật.

Hệ thống pháp luật đã dần được hoàn thiện nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật được thực hiện theo hướng phù hợp với PL quốc tế nhưng cũng đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước là một yêu cầu bức thiết.

*Về thù lao DVPL

Điều khoản về thù lao DVPL sẽ do các bên tự thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ pháp luật về cạnh tranh, và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định về thù lao DVPL về những vấn đề sau:

“- Bãi bỏ quy định về mức trần thù lao của luật sư khi luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng (gọi tắt là luật sư tham gia án chỉ định);

- Bãi bỏ quy định về mức trần thù lao của luật sư khi luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự theo yêu cầu của khách hàng (hiện nay quy định không quá 350.000/giờ), đồng thời bổ sung quy định về quyền tự do thỏa thuận mức thù lao đối với loại DVPL này.”

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý thực tiễn thực hiện tại công ty luật thiên đức (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)