KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY LUẬT THIÊN ĐỨC

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý thực tiễn thực hiện tại công ty luật thiên đức (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HĐDVPL VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT, THỰC

4.2 KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY LUẬT THIÊN ĐỨC

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy, thời gian vừa qua công ty đã đạt được một số thành tựu, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại. Là một sinh viên thực tập tại công ty, bài khóa luận này tuy mới chỉ xem xét tình hình

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

hoạt động của công ty ở một khía cạnh nhỏ, song từ những thành tựu và tồn tại trên, xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty.

Cụ thể như sau

4.2.1. Về công tác soạn thảo hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại công ty

Pháp luật có mặt trong mọi lĩnh vực của xã hội. Vì vậy, DVPL là một dịch vụ vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.

Không chỉ HĐDVPL mà đối với tất cả các hợp đồng thì việc soạn thảo luôn phải cẩn trọng và tỉ mỉ. Cả hai bên trong hợp đồng đều muốn những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình. Trong quá trình đàm phán, xây dựng nội dung các điều khoản, công ty nên soạn thảo các điều khoản một cách chặt chẽ từng chi tiết, tuân thủ đúng quy định PL và tránh các điều khoản có thể xảy ra các rủi ro, tranh chấp sau này. Theo đó, cần quy định các điều khoản của hợp đồng như sau:

Thứ nhất, Về hình thức của HĐDVPL

Theo quy định BLDS 2015, hình thức hợp đồng được thể hiện dưới ba dạng là văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tùy theo đối tượng của hợp đồng, Công ty có thể sử dụng các hình thức HĐDVPL khác nhau sao cho phù hợp, tiết kiệm thời gian của cả 2 bên nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý.

Hình thức lời nói: “Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này còn được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau và thêm vào đó nữa là các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt”.

Hình thức bằng văn bản: “Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản.Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia.”

Thứ hai, về biện pháp bảo đảm thực hiện HĐDVPL

Biện pháp bảo đảm được quy định trong BLDS 2015, để đảm bảo một trong các bên thực hiện nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng. Một số các biện pháp bảo đảm như thế chấp tài sản, đặt cọc, kí quỹ,... Chỉ trong một số hợp đồng với đối tượng có giá trị lớn thì Công ty Thiên Đức mới áp dụng biện pháp thế chấp tài sản.

Chủ yếu trong điều khoản thanh toán, Công ty áp dụng biện pháp đặt cọc để đảm

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

bảo bên kia thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không thể loại trừ hết các rủi ro như chậm thanh toán hay không thanh toán đầy đủ. Do đó, trước khi kí kết hợp đồng DVPL Công ty cần kiểm tra kĩ khách hàng, đối tác đồng thời có những biện pháp khuyến khích khách hàng thực hiện điều khoản thanh toán đúng hạn, đầy đủ như: tư vấn miễn phí nhân kỷ niệm sinh nhật công ty, chiết khấu thương mại,...

Thứ ba, về điều khoản giải quyết tranh chấp HĐDVPL

Vấn đề tranh chấp trong hợp đồng nói chung và HĐDVPL nói riêng xảy ra rất phổ biến. Công ty Thiên Đức là một công ty luật, tuy nắm rõ về pháp lý nhưng cũng không thể tránh khỏi các trường hợp xảy ra tranh chấp. Vì vậy, Công ty luôn phải đề phòng, hạn chế tổi thiểu các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình giao kết HĐDVPL.

Tóm lại, HĐDVPL luôn có nhiều rủi ro có thể xảy ra dẫn đến các tranh chấp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng HĐDVPL một cách chặt chẽ, linh hoạt trong các trường hợp có thể xảy ra, phù hợp với thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Công ty có thể xây dựng các điều khoản “mở” có tính linh động có thể thích ứng với tình hình thực tế khi tiến hành đàm phán ký kết mà vẫn tuân thủ đúng PL. Do đó, “việc xây dựng nội dung HĐDVPL tại công ty nên giao cho các luật sư kiến tạo trong công ty soạn thảo, ký kết hợp đồng. Bởi lẽ, họ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng, bảo đảm tính linh hoạt và nhạy cảm trong các điểu khoản thỏa thuận của HĐDVPL.”

4.2.2. Về công tác thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại công ty

Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao kết HĐDVPL cũng như giúp Công ty phát triển thì trước khi kí kết hợp đồng, Thiên Đức cần thận trọng các nội dụng như

“tình hình tài chính, khả năng thanh toán, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh” để tránh tình trạng khi hợp đồng được ký kết và đi vào thực hiện thì công ty lại không được thanh toán vì đối tác mất khả năng thanh toán hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

Để gia tăng lượng khách hàng, Công ty cần có đội ngũ nhân viên với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về luật pháp.

Để tạo được sự liên kết linh hoạt, chặt chẽ, công ty cần phát triển hơn nữa về trình độ chuyên môn hóa trong công việc

Thêm vào đó, công ty cần tách bạch bộ phận hoạt động kinh doanh, tài chính, hệ thống hóa sổ sách, nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước giúp dễ dàng hơn trong việc phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh hàng tháng cho công ty.

Ngoài ra, công ty nên nắm bắt được mục tiêu để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đánh giá lại các chiến lược về sản phẩm, marketing, nhân lực nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh của dịch vụ và đổi mới công nghệ tương ứng.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý thực tiễn thực hiện tại công ty luật thiên đức (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)