CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Tổng quan về thúc đẩy xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu là phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, trong đó áp dụng các biện pháp, chính sách, cách thức... của Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra cơ hội và khả năng tăng giá trị trên các thị trường nước ngoài. Tùy thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ khả năng tài chính, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu riêng cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu.
Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng sản lƣợng xuất khẩu, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa dựa trên khả năng của doanh nghiệp nhƣ tài chính, trình độ lao động, trình độ công nghệ…
2.2.2. Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, khi sức cạnh tranh từ hàng hóa ngoại nhập càng tăng cao thì thúc đẩy xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường vô cùng rộng lớn với sức tiêu thụ cao, nhu cầu đa dạng, từ đó công ty thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng vì nó quyết định và chi phối các hoạt động khác nhƣ: nghiên cứu, tìm thị trường mới, thu mua và tạo nguồn hàng, tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ.... Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
Thúc đẩy xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững đƣợc, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi tham gia
vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lƣợng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, nhanh nhạy nắm bắt tình hình cung- cầu trên thị trường thế giới.
Thúc đẩy xuất khẩu giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng mối quan hệ kinh doanh, thương mại với các đối tác nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm l nh thị trường còn giúp khẳng định tên tuổi của công ty, dần dần hoàn thiện, tăng tính thích nghi và linh hoạt, để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.
Thúc đẩy xuất khẩu làm gia tăng nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp. Qua đó, làm tăng nguồn vốn nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc thiết bị , tích lũy phát triển sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 2.2.3.1. Thúc đẩy xuất khẩu về lượng
Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng thực chất là các phương án, quyết định, giúp cho doanh nghiệp gia tăng được số lượng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài:
Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu là lƣợng tiền đƣợc thu về trên hoạt động xuất khẩu của hàng hóa hay dịch vụ của một quốc gia hay một doanh nghiệp đƣợc tính trong một thời gian cố định thường là tháng, quý hoặc năm. Kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của một quốc gia, doanh nghiệp hay bất cứ tổ chức nào.
Các doanh nghiệp thực hiện thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng sản lƣợng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài, tích cực khai thác thị trường xuất khẩu thông qua các hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy
thác. Bên cạnh việc tăng nhanh sản lƣợng xuất khẩu phải đi kèm với tăng kim ngạch xuất khẩu. Bởi vậy, doanh nghiệp phải xác định đƣợc có lợi thế cũng nhƣ dự đoán được tình biến động của những mặt hàng đó ở thị trường thế giới để có những đối phó kịp thời.
Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu:
Để tăng nhanh sản lƣợng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp cần đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, mẫu mã phù hợp với sở thích và tập quán của từng thị trường. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa theo hai cách là: đa dạng hóa các mặt hàng vào nhiều thị trường hoặc chỉ tập trung vào một vài thị trường cụ thể. Hai cách trên doanh nghiệp đều phải nghiên cứu thị trường để tìm ra những mặt hàng mà doanh nghiệp có thể kinh doanh, sau đó tìm hiểu cụ thể mặt hàng thông qua nhu cầu thị trường, giá cả, tình hình cung – cầu, nguồn hàng, ...
Khi có đƣợc nguồn hàng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tiến hành các công việc còn lại của quá trình xuất khẩu.
Mở rộng thị trường xuất khẩu:
Thị trường là khâu quyết định của xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúc đẩy việc đưa những sản phẩm hiện tại và những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới. Quy mô thị trường cho biết độ phủ thị trường của một doanh nghiệp. Qua đó cho thấy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn:
Để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lƣợng sản phẩm, doanh nghiệp cần mở rộng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Điều kiện để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất, xuất khẩu đƣợc tiến hành một cách liên tục là nguồn vốn của doanh nghiệp cần ổn định và đƣợc dùng một cách đúng mục đích, số lƣợng.
Do đó, doanh nghiệp tăng vốn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình.
2.2.3.2. Thúc đẩy xuất khẩu về chất
Các doanh nghiệp xuất khẩu phải không ngừng nâng cao chất lƣợng để có thể có năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên đấu trường ngoại thương. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất:
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu:
Là việc doanh nghiệp áp dụng các biện pháp nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thu đƣợc trên cùng một lƣợng hàng hóa xuất khẩu. Để đạt đƣợc điều này, doanh nghiệp phải tiến hành các chính sách đầu tƣ hợp lý nhƣ giảm chi phí, cải tiến thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất, giảm mức tiêu hao nguyên liệu, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, …
Nghiên cứu phát triển sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nâng cao tiêu chuẩn đầu ra sản phẩm:
Phát triển xuất khẩu không thể tách rời việc nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm, bởi đây là yếu tố then chốt, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp cần chọn nguyên liệu, kiểm tra chúng và đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, kiểm soát chất lƣợng bắt đầu từ giai đoạn tiền sản xuất. Bên cạnh đó cần thực hiện kiểm tra các đặc tính vật lý và hóa học của bất kỳ vật liệu nào dự định sử dụng. Sản xuất vật mẫu để kiểm soát chất lƣợng đầu ra. Đảm bảo chất lƣợng hàng hóa tuân theo các kỳ vọng và thông số kỹ thuật phù hợp của khu vực mục tiêu đối với hàng hóa đƣợc sản xuất là điều cần thiết.
Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối:
Là cách thức doanh nghiệp tiến hành đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, nó cần được thiết kế một cách cân đối, phối hợp hài hòa để thực hiện nhiệm vụ đƣa hàng hóa từ sau khi sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng, muốn làm được điều đó, nhà phân phối phải xử lý tốt vấn đề chọn nguồn hàng mua và ký hợp đồng mua sản phẩm, chọn phương tiện vận chuyển và hợp đồng vận chuyển, bố trí hệ
thống kho bãi phục vụ dự trữ bảo quản hàng hoá và chuyển tải trong vận chuyển, đặc biệt phải xử lý hệ thống thông tin hậu cần quốc tế.
Mức độ uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu
Tạo dựng thương hiệu đáng tin cậy đồng ngh a với việc lấy được lòng tin từ phía khách hàng. Thị trường hàng hóa và dịch vụ hiện nay có rất nhiều những doanh nghiệp kém uy tín, chuyên lừa đảo khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng chọn mua những sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng trên thị trường vì có thể đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe và hưởng những chính sách hậu mãi tốt.