Đánh giá chung về thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng men bia của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng men bia sang thị trường hàn quốc của công ty tnhh az logistics (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MEN

3.4. Đánh giá chung về thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng men bia của Công ty TNHH

3.4.1. Ưu điểm

Sau hơn 5 năm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, công ty đã liên tục thay đổi, cải cách để phù hợp với sự biến thiên nhanh chóng của thị trường. Vì vậy, trong những năm qua, dù có nhiều khó khăn, nhƣng công ty đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng men bia sang thị trường Hàn Quốc:

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc dù giảm vào năm 2020, 2021 và tăng dần trở lại từ năm 2022 nhƣng nhìn tổng thể trong bối cảnh dịch bệnh, công ty vẫn duy trì xuất khẩu đều đặn sang thị trường này, mặt hàng men bia vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của công ty và đang có xu hướng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác hơn.

Chất lƣợng hàng hóa ngày càng đƣợc nâng cao, công ty có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, tạo dựng đƣợc mối quan hệ làm ăn hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng nhằm tạo sự chủ động và giữ sự ổn định nguồn cung nguyên liệu sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lƣợng cao. Từ đó, đảm bảo đƣợc nguồn nguyên liệu sản xuất và sản lƣợng đầu ra cho công ty. Bên cạnh đó đảm bảo quy trình kiểm định chất lƣợng nghiêm ngặt tại các nhà cung cấp men bia chính cho công ty. Toàn bộ quy trình chế biến khép kín đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lƣợng, đòi hỏi khắt khe từ các đối tác, đặc biệt đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của các đối tác Hàn Quốc. Việc đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nâng cao tiêu chuẩn đầu ra và chất lƣợng sản phẩm, tạo ra sản phẩm không chỉ có giá trị với người sử dụng mà còn đem lại giá trị an toàn với môi trường từ đó giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khó tính nhƣ Hàn Quốc.

Công ty hiện tại có một lƣợng khách hàng ổn định trung thành. Nếu công ty củng cố thêm độ nhận diện thương hiệu thì lượng khách hàng mới sẽ tăng lên,

nhu cầu mua sắm cũng tăng lên giúp thúc đẩy xuất khẩu, đem lại doanh thu lợi nhuận cho công ty.

Chính sách nguồn lực phát triển bền vững: Trong bối cảnh bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 gây ra, tuy công ty cũng bị ảnh hưởng lớn, nhưng chính sách nguồn lực phát triển bền vững đã giúp duy trì nhân sự và cơ cấu tổ chức.

Đội ngũ nhân viên có trình độ cao của công ty không ngừng tăng cao đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc, luôn có tinh thần học hỏi và sáng tạo, đổi mới.

Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý của công ty, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thông qua các lớp học ngắn hạn nhằm đáp ứng các đòi hỏi về nhiệm vụ chuyên môn của từng nhân viên với phòng ban cụ thể. Hoạt động giữa các phòng ban trong công ty tương đối chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, giúp điều hành công việc đƣợc nhịp nhàng, đảm bảo uy tín với khách hàng.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1. Hạn chế

Bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hóa từ năm 2017 nhưng đến hiện tại doanh thu đóng góp từ hoạt động này vào tổng doanh thu của công ty chưa lớn. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid 19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù công ty TNHH Z Logistics đã đạt đƣợc những kết quả khả quan và dần dành đƣợc lợi thế cạnh tranh nhất định, nhưng công ty vẫn gặp phải một số hạn chế tại thị trường Hàn Quốc như:

Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc có xu hướng chững lại, tuy vẫn duy trì ở mức ổn định và chiếm tỷ trọng cao nhưng không có tiến triển mới trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Hơn thế nữa, giá các loại hàng men bia khá cao do hàng nhập từ bên thứ ba, không phải do công ty tự sản xuất trong khi có những sản phẩm đến từ các công ty khác trong và ngoài nước như Trung Quốc có chất lượng tương tự nhưng giá cả ưu đãi hơn.

Thứ hai, chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu của công ty ngày càng đƣợc cải thiện theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên vẫn còn tình trạng hàng hóa sản xuất ra bị lỗi, chƣa đạt yêu cầu về chất lƣợng. Nguồn hàng đầu vào phục

vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty đều đƣợc thu mua từ các doanh nghiệp trong nước nên còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. Nguồn cung vẫn còn tình trạng thiếu ổn định, xảy ra tình trạng thiếu hụt tại một số thời điểm làm gián đoạn quá trình xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa sản phẩm của công ty chƣa đƣợc phát triển cả về danh mục và chủng loại sản phẩm.

Thứ ba, chiến lược phát triển lâu dài tại thị trường Hàn Quốc của công ty chưa vững chắc và còn nhiều thiếu sót. Việc nghiên cứu thị trường hiện nay mới chỉ coi là cách thức thu thập thông tin cơ bản về thị trường chứ không phải hướng tới việc phục vụ công tác xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển ngắn hạn, dài hạn của công ty. Việc tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế. Công ty chƣa có hoạt động, chiến lƣợc marketing một cách cụ thể để mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tiềm năng hơn, các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu mới chỉ tập trung vào khách hàng là các nhà phân phối mà chưa quan tâm tới những người tiêu dùng cuối cùng. Thêm vào đó, công ty gần như tập trung khai thác vận tải hàng hóa bằng đường biển mà chƣa chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ liên quan đến vận tải quốc tế bằng đường hàng không hay đường bộ. Chính vì vậy, công ty chưa khai thác được hết tập khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong hai mảng vận chuyển này. Điều này khiến nhiều đối tác gặp nhiều bất tiện trong việc nhập hàng vì công ty ko có đa dạng hình thức vận chuyển.

Thứ tư, nhân lực chủ chốt của khối thị trường, bán hàng, marketing còn mỏng, mức độ kiêm nhiệm của các nhân viên xuất khẩu khá cao do công ty tiết kiệm về chi phí. Bên cạnh đó, đối tác của công ty là các nhà nhập khẩu Hàn Quốc vì vậy việc tiếp xúc, tạo dựng mối quan hệ cũng nhƣ thực hiện quả các cuộc giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng đòi hỏi đội ngũ nhân viên xuất khẩu ngoài việc có trình độ chuyên môn vững còn cần trình độ ngoại ngữ tương

xứng, am hiểu tâm lý, văn hóa. Đây cũng là một trong những điểm còn cần cải thiện của đội ngũ nhân viên trong công ty.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng men bia sang thị trường Hàn Quốc của công ty TNHH Z Logistics:

Nguyên nhân khách quan:

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh bùng phát phức tạp, người dân Hàn Quốc đang có xu hướng hạn chế chi tiêu nhu cầu giảm khiến kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo. Kinh tế một phần bị trì trệ do lệnh đóng cửa và ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19.

Sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới cũng như các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây là những công ty hoạt động lâu năm trong l nh vực vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa và có đầy đủ kinh nghiệm, trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động khai hải quan và vận chuyển, có nguồn khách hàng lớn, có khả năng thực hiện những hợp đồng mang tính quy mô lớn. Công ty cũng phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty trong l nh vực xuất khẩu men bia với những chính sách linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thêm vào đó, sự cạnh tranh từ thị trường do nhu cầu tăng cao trong khi thiếu hụt nguồn cung và sức ép về giá trong thời gian cao điểm cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên. Tại Hàn Quốc, công ty có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh đến từ nội địa Hàn và đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất là các doanh nghiệp sản xuất chính mặt hàng men bia trong và ngoài nước.

Nguyên nhân chủ quan:

Công ty chưa thực sự chú trọng vào thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Công ty chưa có một đội ngũ riêng chuyên phụ trách về thị trường

Hàn Quốc, phòng kinh doanh cùng một lúc phải làm quá nhiều nhiệm vụ gây ra hiện tƣợng quá tải, giảm chất lƣợng công việc, chậm tiến độ và đôi khi có thể xảy ra sai sót, dẫn đến những kết luận chƣa phù hợp với thực tế. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của công ty, công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường không mang lại kết quả cao, không hoạch định được một chiến lược phát triển một cách lâu dài tại thị trường Hàn.

Nguồn hàng công ty chủ yếu thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước nên còn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp chính cả về số lƣợng và chất lƣợng. Điều này khiến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trở lên khó khăn mỗi khi có vấn đề phát sinh về nguồn hàng.

Một trong những nguyên nhân nữa của những hạn chế trên xuất phát từ yêu cầu thiết yếu của công ty đó là tiết kiệm chi phí cho nguồn nhân lực. Nếu phát triển đầy đủ các bộ phận có chức năng riêng, chuyên biệt phục vụ các mục tiêu trên thì bộ máy quản lý của công ty sẽ rất cồng kềnh, tốn kém. Bên cạnh đó quy mô công ty còn nhỏ, năng lực tài chính công ty còn yếu nên chƣa mở rộng đƣợc các quan hệ đối tác làm việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng men bia sang thị trường hàn quốc của công ty tnhh az logistics (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)