CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Cơ sở lý thuyết về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó cho phép doanh nghiệp xác định đƣợc hiệu quả thực hiện của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng nhƣ một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ cách đánh giá đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp đối với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thiếp theo cũng nhƣ thời gian hoạt động xuất khẩu tiếp theo.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng hai loại kết quả sau:
2.2.4.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận xuất khẩu a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ số Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất đƣợc sử dụng để phân tích và đánh giá mức độ lợi nhuận của công ty từ hoạt động xuất khẩu. Chỉ số này cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu và doanh thu thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu. Chỉ số này càng cao thì mức độ lợi nhuận của công ty từ hoạt động xuất khẩu càng cao.
Đánh giá chỉ số Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu giúp cho nhà đầu tư, người quản lý hoặc chuyên gia tài chính có thể đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của công ty. Nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty cao, điều đó cho thấy công ty có thể đạt đƣợc mức độ lợi
nhuận cao từ hoạt động xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh và ổn định tài chính của công ty.
Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển, thuế và phí, do đó cần đƣợc xem xét kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty một cách chính xác và đầy đủ.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu = Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu b. Tỷ suất doanh thu trên chi phí xuất khẩu
Tỷ suất doanh thu/ chi phí xuất khẩu là tỷ lệ giữa doanh thu thu đƣợc từ việc bán hàng đó trên thị trường quốc tế và chi phí để sản xuất và xuất khẩu một mặt hàng.
Tỷ suất doanh thu/chi phí xuất khẩu là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu tỷ suất này quá cao, điều đó có thể cho thấy chi phí sản xuất quá cao so với doanh thu thu đƣợc, và doanh nghiệp cần phải tìm cách cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán để cải thiện lợi nhuận.
Công thức tính:
Tỷ suất doanh thu trên
chi phí xuất khẩu = Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu Tổng chi phí sản xuất và xuất khẩu c. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí xuất khẩu là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ hoạt động xuất khẩu. Chỉ số này tính toán tỷ lệ giữa lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu và chi phí để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận trên
chi phí xuất khẩu = Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Tổng chi phí sản xuất và xuất khẩu 2.2.4.2. Các chỉ tiêu về sử dụng vốn
a. Sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định
Chỉ số này biểu hiện trình độ sử dụng vốn cố định hoặc tài sản cố định trong kỳ tính toán. Nó cho phép so sánh tính hiệu quả sử dụng vốn dài hạn giữa các doanh nghiệp ở mọi ngành. Chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn.
Công thức tính:
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ b. Sức sản xuất của một đồng vốn cố định
Sức sản xuất của một đồng vốn cố định là tỷ số giữa Doanh thu bán hàng của thời kỳ tính toán đó và Vốn cố định bình quân của kỳ. Chỉ số này càng lớn càng tốt và có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
Công thức tính:
Sức sản xuất VCĐ = Doanh thu
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ c. Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động
Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này giá trị càng lớn càng tốt.
Công thức tính:
Sức sinh lời VLĐ = Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ d. Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm
Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm cho biết vốn lưu động luân chuyển đƣợc mấy vòng trong năm. Chỉ số này càng lớn càng tốt.
Công thức tính:
Số vòng luân chuyển VLĐ = Doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ e. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI)
Công thức tính:
Tỷ suất sinh lời trên
tổng vốn đầu tƣ = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tƣ (ROI) đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tƣ, thể hiện một đồng vốn đầu tƣ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả.
2.2.4.3. Các chỉ tiêu về sử dụng lao động
Gồm 3 chỉ số đánh giá là sức sinh lời bình quân của một lao động, năng suất lao động và hiệu suất tiền lương.
a. Sức sinh lời bình quân của một lao động
Sức sinh lời bình quân của một lao động là tỷ số giữa Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong kỳ so với Số lao động bình quân của kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Chỉ số này cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương.
Công thức tính:
Lợi nhuận BQ do một
NLĐ tạo ra trong kỳ = Lợi nhuận sau thuế Số lao động BQ
Năng suất lao động
Năng suất lao động là tỷ số giữa Kết quả của kỳ tính toán tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị so với Số lao động bình quân của kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Chỉ số này cho phép so sánh năng suất lao đsộng cùng ngành. Chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Công thức tính:
Năng suất lao động = Doanh thu Số lao động BQ
Hiệu suất tiền lương
Chỉ số hiệu suất tiền lương cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương.
Công thức tính:
Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận sau thuế Tổng quỹ lương trong kỳ