MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 3tc (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

4.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

4.1.1. Xu hướng phát triển của Việt Nam

Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất các mặt hàng điện tử dân dụng, có giá trị sản xuất không cao, vì thế kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới. Những mặt hàng có giá trị sản xuất cao như các thiết bị điện tử công nghiệp, điện tử y tế, thiết bị tin học, viễn thông… mớí chỉ bắt đầu tiếp cận hoặc gia công lắp ráp chứ chƣa phát triển thành một ngành sản xuất thực sự.

Ở Việt Nam các sản phẩm tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo nhƣ các thiết bị điện tử viễn thông, các thiết bị audio – video, karaoke, các thiết bị đo lường và điều khiển trong công nghiệp… cũng đã xuất hiện trên thị trường, nhưng số lượng không nhiều nên cần được duy trì và tiếp tục đầu tư để phát triển theo hướng tập trung trên cơ sở chuẩn hoá quốc gia. Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tƣ nghiên cứu các loại sản phẩm này. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống thiết kế IC chuyên dụng (ASIC) cho các loại sản phẩm, tiến tới sản xuất ra các sản phẩm vi mạch theo mẫu thiết kế ở nước ngoài và tổ chức triển khai ứng dụng các mẫu này để tạo ra các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực như cách làm của Trung Quốc, thiết kế ở trong nước và thuê sản xuất tại Mỹ.

Xác định hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan, Việt Nam đã lần lƣợt gia nhập các tổ chức nhƣ; APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và WTO.

Đây là những điều kiện rất cơ bản để Việt Nam tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, cũng đặt ra không ít thách thức, nếu không nhanh chóng tìm giải pháp để khắc phục và vượt qua, nền sản xuất trong nước có thể bị thua thiệt rất lớn.

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 3TC

Trong khi thị trường Việt Nam được đánh giá là khá dễ tính, dễ tiếp cận, hầu như không có các hàng rào kỹ thuật và người tiêu dùng Việt Nam cũng khá ưa chuộng hàng của Nhật Bản thì việc tiếp cận với thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam lại không hề dễ dàng. Bởi thị trường Nhật bản được đánh giá là khó tiếp cận

với nhiều rào cản nhƣ: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hợp quy; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; xuất xứ hàng hóa, bao bì, nhãn mác, thiết kế mẫu mã; văn hóa tiêu dùng;

hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao;

hệ thống nhập khẩu, mua hàng và bảo quản phức tạp…Các chuyên gia cho rằng, việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt còn có nhiều hạn chế, trong đó nguyên nhân lớn nhất là chất lƣợng sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Nắm bắt đƣợc tình hình đó Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC liên tục cho ra những mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử mới với những tính năng vƣợt trội đáp ứng đƣợc nhu cầu của các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản nhƣ Sony, Panasonic, Canon, Fujitsu, Hitachi và Toshiba. Nên là lượng xuất khẩu sang nước này đang có chiều hướng tăng trưởng. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 3TC cho ra mắt những bo mạch điện tử nhỏ gọn giá thành thấp hơn nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu của các công ty nhập khẩu.

Vào năm 2023, công ty dự kiến sẽ thay đổi một số mày móc trang thiết bị nhăm nậng cao hơn chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ năng xuất để có thể đảm bảo tiêu chuẩn khi xuất sang một đất nước khó tính như Nhật Bản. Mở rộng quy mô sản xuất đến năm 2023 ƣớc đạt số lƣợng nhân công lên đến 3500 công nhân, sản lƣợng hàng năm đạt 100 triệu sản phẩm.

4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG 3TC

4.2.1 Tăng cường sản xuất sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp

Do Việt Nam là nước có giá nhân công rẻ nên công ty nên tận dụng lợi thế này để tăng cường sản xuất sản phẩm với sản lượng lớn để xuất khẩu được nhiều hơn. Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng và có nhu cầu khá lớn về hàng linh kiện điện tử, nếu chúng ta đáp ứng đƣợc yêu cầu của họ thì sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn.

Hiện tại các hợp đồng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC xuất khẩu theo hình thức FOB khá là ít. Vì vậy mà giá trị xuất khẩu chƣa cao. Trong thời gian tới công ty nên hướng mạnh đến việc làm hàng FOB bởi vì ngoài lợi nhuận cao các nhà nhập khẩu còn muốn đặt hàng FOB do nhận đƣợc nhiều chia sẻ từ nhà sản xuất trong việc thực hiện các công đoạn thiết kế sản phẩm, chỉ định nguyên liệu…

Hình thức xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là gia công quốc tế nên thu được lợi nhuận không cao. Chính

vì vậy công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản, cần xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp lớn bên Nhật Bản thay vì phải qua công ty mẹ.

4.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Như chúng ta biết Nhật Bản là một thị trường khó tính. Chất lượng sản phẩm luôn được người tiêu dùng Nhật Bản coi trọng. Cạnh tranh về giá không còn là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng sản phẩm có ổn định và đảm bảo được yêu cầu của người tiêu dùng thì công ty mới có thể phát triển đƣợc, chất lƣợng sản phẩm chính là nhân tố chính đảm bảo công ty có chỗ đứng trên thị trường, đồng thời giúp cho công ty tìm được các thị trường khác.

Do đó Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC cần:

- Kiểm tra chặt chẽ chất lƣợng nguyên liệu, tìm kiến nhà cung ứng nguyên liệu ổn định, đúng hạn, bảo quản tốt nguyên liệu tránh xuống phẩm cấp.

- Đầu tƣ vào máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC cần luôn tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới và chuyên biệt hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn thay đổi theo thời gian, thị hiếu tiêu dùng của con người luôn thay đổi .Vì vậy Osco luôn phải có kế hoạch phát triển sản phẩm mới bằng cách thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu, lập phương án phát triển sản phẩm mới kế tiếp sản phẩm hiện hữu trên cơ sở đầu tƣ kinh phí xứng đáng cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu.

Đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC phân tán bớt rủi ro trong kinh doanh đồng thời giúp công ty khai thác mọi năng lực sẵn có vào sản xuất kinh doanh xuất khẩu nhiều sản phẩm khác nhau vào thị trường mục tiêu, thị trường ngách.

4.2.3 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại quốc tế.

Trong việc tìm kiếm thị trường mới phụ thuộc rất nhiều vào chính phủ như cục xúc tiến thương mại hay thông tin từ các phòng trực thuộc Bộ Thương mại và độ chính xác của các thông tin này. Song bên cạnh đó công ty cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm thị trường thông qua liên kết với các doanh nghiệp có kinh nghiệm, liên tục tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng của thị trường nước ngoài.

Thực hiện xúc tiến xuất khẩu được công ty định hướng dài hạn, công ty phải xây dựng và áp dụng những phương tiện như: thông tin, quảng cáo tuyên truyền, hội chợ

triễn lãm, khảo sát thị trường, thuê tư vấn… đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất – lưu thông và tiêu thụ xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua. Có nhiều hình thức để xúc tiến xuất khẩu nhƣng công ty phải lựa chọn hình thức sao cho phù hợp nhất, mang lại hiệu quả nhiều nhất cho mình.

Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường:

Công tác nghiên cứu thị trường là một việc làm vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến khả năng thành công hay thất bại của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, củng cố phòng kế hoạch thị trường. Hiện nay, phòng kế hoạch thị truờng của công ty hoạt động vẫn chƣa hiệu quả, phần lớn cán bộ nhân viên của phòng này mới chỉ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn hàng của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu.

Hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại quốc tế:

Song song với công tác nghiên cứu thị trường thì hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại quốc tế cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Như ta biết nghiên cứu thị trường là công viêc đầu tiên khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhưng để hoạt động xuất khẩu đem lại hiệu quả cao thì cần phải tìm mọi cách làm cho sản phẩm của công ty nhanh chóng được người tiêu dùng thế giới biết đến. Đó chính là nhiệm vụ của hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Nếu hoạt động xúc tiến làm tốt thì sản phẩm của công ty sẽ nhanh chóng xâm chiếm thị trường và gia tăng thị phần xuất khẩu. Hiện nay hầu như công ty mới chỉ dừng lại ở việc xúc tiến, giới thiệu sản phẩm trong nước mà chưa chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Do đó hàng linh kiện điện tử của công ty tại thị trường Nhật Bản vẫn chưa được biết đến nhiều. Công ty cần chủ động tìm kiến khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu nhƣ: quảng cáo (qua Internet, báo tạp chí quốc tế…), tham gia hội chợ - triển lãm thương mại quốc tế, hợp tác, liên kết mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản…

4.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực

Đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty là vấn đề hết sức cấp bách. Bởi lẽ hiện nay nguồn nhân lực của công ty vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC cần phải đào tạo đội ngũ công nhân.

Bởi lẽ tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó công ty cần phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt cần nâng cao tay nghề cho các công nhân trẻ đang học việc. Khi ứng dụng công nghệ tiên tiến thì công ty cần tổ chức hướng dẫn cho công

nhân về cách thức vận hành, sử dụng đúng để có thể nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tăng năng suất lao động.

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC cần phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử. Công ty phải luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật, phát huy tính năng động nhạy bén học hỏi… Công ty phải dành một khoản chi phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử nhân viên của mình tham gia. Công ty không những đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật mới mà còn phải đào tạo chuyên sâu cho nhân viên trẻ, có năng lực để có một đội ngũ nhân viên giỏi và lành nghề. Đối với nhân viên thương mại không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn mà phải nâng cao cả trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.

Công ty phải xây dựng và hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất trong sản xuất kinh doanh để thực sự hấp dẫn người lao động, các chính sách về công ăn việc làm, bảo trợ, xã hội cần đƣợc quan tâm đúng mức và đảm bảo công bằng. Công ty cần nghiên cứu bố trí, sắp xếp lại lao động theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất để kinh doanh tiết kiệm chi phí. Công ty phải xây dựng hình ảnh của mình cho người lao động thực sự hấp dẫn về: thu nhập, điều kiện làm việc, đào tạo tay nghề.. để thu hút họ vào làm trong các doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 3tc (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)